THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC:

Tăng trưởng kinh tế là đua marathon chứ không phải chạy nước rút

ĐỨC THÀNH |

Kết thúc năm 2017, năm bản lề kinh tế của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016 - 2020) và là năm chạy nước rút cho Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, Việt Nam đã đạt được những thành tích rất ấn tượng. Mặc dù vậy, nền kinh tế vẫn đang đứng trước nhiều vấn đề, rào cản mà như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá là “Việt Nam cần phải thay đổi mô hình tăng trưởng dựa trên nền tảng năng suất và đổi mới sáng tạo”.

“Thể chế, thể chế và thể chế”

Tại Diễn đàn Kinh tế năm 2018 do Ban Kinh tế Trung ương chủ trì với sự tham gia của các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước, lãnh đạo các bộ, ban, ngành và đặc biệt là Thủ tướng Chính phủ đã chú ý lắng nghe, trả lời đối thoại về các vấn đề kinh tế vĩ mô gắn với phát triển kinh tế xã hội.

Phát biểu và đối thoại tại diễn đàn, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá: “Năm 2017 là năm thành công của Việt Nam nhưng nền kinh tế còn nhiều thách thức trong trung và dài hạn, trong đó là làm thế nào để phát triển nhanh và bền vững, từ đó thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình”.

Thủ tướng đặt vấn đề làm sao để “Nền kinh tế có khả năng chống chịu cao hơn với những biến động lớn và Việt Nam cần kiên trì thay đổi mô hình tăng trưởng mới dựa trên nền tảng năng suất và đổi mới sáng tạo”. Vậy thì “làm sao để tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững? Đây có thể mâu thuẫn nhưng một số nước quanh ta đã đạt được như Nhật Bản, họ đã làm gì? Việt Nam cần làm gì để đạt được mục tiêu này?” - Thủ tướng nói và lý giải: “Tăng trưởng và phát tiển là cuộc đua marathon. Đó là năng lượng xanh và phát triển bền vững, tôi rất tâm huyết. Thứ hai là cải thiện năng suất trong bối cảnh công nghiệp hóa, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh...”. Thủ tướng cũng nhấn mạnh: “Chúng ta phải có nền giáo dục quốc gia đổi mới, phát triển, tiếp tục thực hiện … “Thể chế, thể chế và thể chế”. Thể chế phù hợp, nền kinh tế khỏe mạnh thì sẽ xây dựng đất nước phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới, thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình mà nhiều nước trong khu vực từng mắc phải”.

Tăng cường nội lực, đổi mới chính sách, minh bạch thị trường

Ông Nguyễn Văn Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương - nhấn mạnh: “Nền kinh tế Việt Nam đã có những bước bứt phá mạnh mẽ trong hai quý cuối năm, đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức toàn bộ 13 chỉ tiêu kế hoạch đề ra, trong đó tăng trưởng GDP đạt 6.81%, cao nhất trong vòng 7 năm, với môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh đều được thăng hạng theo đánh giá của các tổ chức quốc tế như WB và Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF). Bên cạnh những thành tựu đạt được năm 2017, vẫn còn những tồn tại, yếu kém như chất lượng tăng trưởng cải thiện còn chậm, năng suất lao động chưa cao…

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Jonh Kerry nhận định “VN đã tạo ra một thị trường đầy năng lượng cạnh tranh và đang dịch chuyển theo một con đường tuyệt vời hướng tới tương lai và việc tăng trưởng là điều cần hướng tới. Nhưng đây không chỉ là vấn đề tăng trưởng mà phải là tăng trưởng như thế nào? Điều đó rất quan trọng với tính bền vững. Tăng trưởng như thế nào liên quan đến các chính sách về năng lượng, các giải pháp công nghệ sạch đang phát triển rất nhanh, và VN cũng không cần phải dựa vào than đá như nền tảng năng lượng nữa. Thứ hai, chúng ta tìm kiếm các khoản đầu tư an toàn để tiếp tục tăng trưởng bền vững, mục tiêu cả về tính giải trình, tính minh bạch thì sẽ là nền kinh tế thu hút được các DN, các tập đoàn tới đầu tư khi được cạnh tranh công bằng, sòng phẳng. Nhưng cần phải dịch chuyển nhanh hơn” - ông Kerry nhấn mạnh.

Ông Phùng Quốc Hiển - Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng cần thay đổi chính sách thuế: “Ngân sách Việt Nam không thể dựa vào tài nguyên nữa và cần điều chỉnh lại các chính sách thu như thuế nhập khẩu, thuế tài nguyên không tái tạo được để khuyến khích sử dụng các tài nguyên tái tạo, thuế bảo vệ môi trường”.

Ông Jonathan Dunn - Trưởng đại diện Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF tại Việt Nam đánh giá “Việt Nam tăng nội lực trong nước thì cần một không gian tốt hơn. Thứ hai là tăng cường sức chống chọi bằng cách thúc đẩy tiềm năng, ổn định lại khu vực ngân hàng”.

ĐỨC THÀNH
TIN LIÊN QUAN

Gia tăng hoạt động giết mổ heo lậu vào dịp Tết

Nhóm PV |

TPHCM - Mặc dù đã được Báo Lao Động nhiều lần phản ánh về tình trạng giết mổ heo lậu, sau đó cơ quan chức năng đã vào cuộc xử lý, nhưng các điểm giết mổ lậu trên địa bàn phường 12, Quận Gò Vấp (TPHCM) vẫn tái vi phạm, hoạt động giết mổ heo lậu càng nhộn nhịp hơn vào những ngày cận Tết.

Gặp gỡ ông đồ ngoại quốc mong muốn lan toả văn hoá Việt

Linh Trang - Việt Anh |

Hình ảnh ông đồ già trong thơ Vũ Đình Liên, bên cạnh những chữ thư pháp uyển chuyển đã trở nên thân thuộc với người dân Việt Nam mỗi dịp Tết đến. Năm nay, tại Hà Nội có sự xuất hiện của những ông đồ vô cùng đặc biệt đang tất bật để trao chữ dịp đầu xuân năm mới.

Hoàn thiện hạ tầng giao thông, tạo sức bật cho Hà Nội phát triển

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội đã và đang có nhiều nỗ lực trong việc phát triển và đồng bộ hệ thống hạ tầng giao thông. Để góp phần giảm ùn tắc giao thông, thành phố tập trung đẩy mạnh phát triển một hệ thống hạ tầng giao thông hiện đại, đa dạng, xứng tầm với vị thế trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội của cả nước.

Những bệnh nhi chạy thận xuyên Tết

NGUYỄN LY - PHƯƠNG NGÂN |

TPHCM - Tết là khoảng thời gian sum họp bên gia đình, người thân. Điều tưởng chừng đơn giản đó, nhưng lại là mong ước xa xỉ của những đứa trẻ mang trong mình căn bệnh suy thận mãn vì phải chạy thận xuyên Tết.

7 sự kiện thể thao quan trọng trong năm 2023

Thanh Vũ |

Thể thao thế giới được kỳ vọng sẽ diễn ra sôi nổi trong năm 2023, trong đó 2 sự kiện nhận nhiều sự quan tâm của người hâm mộ Việt Nam là World Cup nữ 2023 và Asian Cup 2023.

Vấn đề nóng nào được mong chờ xuất hiện trong Táo Quân 2023?

HẢI MINH |

Táo Quân 2023 được hy vọng sẽ khai thác nhiều vấn đề nóng, gây bức xúc trong xã hội trong suốt cả năm qua.

Mắm “Bò hóc” - món ăn “vua” của người Khmer Nam bộ

Lục Tùng |

Không nhiều người biết mắm bò hóc của người Khmer Nam bộ hiện diện trong nhiều món ăn vạn người mê, nhất là món bún cá.

Việt Nam cán mốc 7 triệu tài khoản chứng khoán: Làm gì để nâng cao chất lượng?

Đức Mạnh |

thị trường chứng khoán Việt Nam diễn biến phức tạp và chịu áp lực lớn từ biến động của thị trường quốc tế, nhưng vẫn được đánh giá là thị trường hấp dẫn so với các thị trường khác trong khu vực.