Thêm cơ chế, tạo động lực để Nghệ An phát triển mạnh mẽ

QUANG ĐẠI |

Ngày 13.11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An. Nghị quyết này mở ra cơ hội bổ sung nguồn lực và cơ chế để Nghệ An “tăng tốc” trên con đường trở thành tỉnh khá của khu vực và cả nước.

Nhiều cơ chế rộng mở

Nghị quyết của Quốc hội quy định thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù đối với tỉnh Nghệ An về tài chính - ngân sách nhà nước và phân cấp quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai, quy hoạch, lâm nghiệp, có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2022 và được thực hiện trong 5 năm.

Theo đó, Nghệ An được vay không vượt quá 40% số thu ngân sách tỉnh được hưởng theo phân cấp. Tổng mức vay và bội chi ngân sách tỉnh hằng năm do Quốc hội quyết định theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước; Hằng năm, ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách tỉnh Nghệ An không quá 70% số tăng thu từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao để thực hiện các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng của địa phương.

Tỉnh được phân bổ thêm 45% số chi tính theo định mức dân số khi xây dựng định mức chi thường xuyên ngân sách nhà nước trong thời gian thực hiện Nghị quyết.

Về quản lý rừng, đất đai, HĐND tỉnh Nghệ An quyết định chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ đầu nguồn dưới 50ha; đất rừng sản xuất dưới 1.000ha; đất trồng lúa 2 vụ trở lên với quy mô dưới 500ha theo ủy quyền của Thủ tướng.

Về công tác quản lý quy hoạch, Nghị quyết cho phép trên cơ sở đồ án quy hoạch xây dựng khu chức năng, quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã được Thủ tướng phê duyệt, Thủ tướng quyết định việc phân cấp cho tỉnh Nghệ An thực hiện phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị theo trình tự, thủ tục quy định.

Quốc hội giao Chính phủ tổ chức thực hiện Nghị quyết này; sơ kết, tổng kết thực hiện Nghị quyết, tiếp tục nghiên cứu, xây dựng bổ sung các cơ chế, chính sách khác phù hợp với đặc điểm và tình hình thực tế để thể chế hóa đầy đủ Nghị quyết của Bộ Chính trị khi tổng kết thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An.

Cơ hội cho Nghệ An phát triển

Nghệ An là địa phương có vị trí trung tâm của khu vực Bắc Trung bộ, là đầu mối gia thông kết nối với Lào, Đông Bắc Thái Lan, có đường biên giới dài hơn 400km với Lào, bờ biển dài hơn 82km,  có vị trí giao thông thuận tiện gồm đường bộ, đường sắt, đường biển, hàng không, diện tích lớn nhất cả nước, dân số đứng thứ 4 cả nước.

Thu ngân sách hằng năm chưa đạt mức 20 nghìn tỉ đồng, địa phương vẫn chưa cân đối được thu chi ngân sách, mức thu nhập bình quân đầu người còn thấp, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ.

Ngày 30.7.2015, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 26 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020, xác định xây dựng Nghệ An trở thành trung tâm về tài chính, thương mại, du lịch, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, y tế, văn hóa, thể thao, công nghiệp công nghệ cao của vùng Bắc Trung bộ; có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc xứ Nghệ; quốc phòng, an ninh vững mạnh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

Cùng với Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị, Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An của Quốc hội mở ra những điều kiện thuận lợi cho Nghệ An phát triển tăng tốc.

Đó là tăng nguồn lực về kinh tế, tài chính để tỉnh đầu tư phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện năng lực hành chính công để tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư chiến lược trong nước và quốc tế. Từ trước đến nay, thiếu nguồn lực đầu tư dẫn đến hệ thống cơ sở hạ tầng của tỉnh chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ gây khó khăn cho thu hút đầu tư, do đó, nếu “nút thắt” này được tháo gỡ sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ cho phát triển.

QUANG ĐẠI
TIN LIÊN QUAN

4 tỉnh hưởng cơ chế đặc thù là "phòng thí nghiệm" về tái cấu trúc kinh tế

Vũ Long (thực hiện) |

Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam chia sẻ với Lao Động về vấn đề tái cấu trúc kinh tế trong tình hình mới.

Thông qua cơ chế đặc thù cho Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hoá, Thừa Thiên Huế

Vương Trần |

Nghị quyết về cơ chế đặc thù cho 4 tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hoá, Thừa Thiên - Huế có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2022 và được thực hiện trong 5 năm. 

Triển khai cơ chế đặc thù giúp tăng thu nhập công chức, giữ chân người tài

Đặng Chung |

Nhờ được thí điểm triển khai một số cơ chế đặc thù, TPHCM đã thực hiện chính sách thu nhập tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức. Nhờ vậy đã tạo không khí làm việc tốt hơn, phần nào giữ được nhân tài cho thành phố.

Trao cơ chế đặc thù 4 địa phương: Đột phá thoát khỏi "tấm chăn" ngân sách

Vương Trần |

Thảo luận về các dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển cho 4 tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hóa, Thừa Thiên - Huế, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ sự quan tâm tới vấn đề cân đối ngân sách.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

4 tỉnh hưởng cơ chế đặc thù là "phòng thí nghiệm" về tái cấu trúc kinh tế

Vũ Long (thực hiện) |

Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam chia sẻ với Lao Động về vấn đề tái cấu trúc kinh tế trong tình hình mới.

Thông qua cơ chế đặc thù cho Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hoá, Thừa Thiên Huế

Vương Trần |

Nghị quyết về cơ chế đặc thù cho 4 tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hoá, Thừa Thiên - Huế có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2022 và được thực hiện trong 5 năm. 

Triển khai cơ chế đặc thù giúp tăng thu nhập công chức, giữ chân người tài

Đặng Chung |

Nhờ được thí điểm triển khai một số cơ chế đặc thù, TPHCM đã thực hiện chính sách thu nhập tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức. Nhờ vậy đã tạo không khí làm việc tốt hơn, phần nào giữ được nhân tài cho thành phố.

Trao cơ chế đặc thù 4 địa phương: Đột phá thoát khỏi "tấm chăn" ngân sách

Vương Trần |

Thảo luận về các dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển cho 4 tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hóa, Thừa Thiên - Huế, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ sự quan tâm tới vấn đề cân đối ngân sách.