Trao cơ chế đặc thù 4 địa phương: Đột phá thoát khỏi "tấm chăn" ngân sách

Vương Trần |

Thảo luận về các dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển cho 4 tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hóa, Thừa Thiên - Huế, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ sự quan tâm tới vấn đề cân đối ngân sách.

Lo co kéo "tấm chăn" ngân sách

Sáng nay (27.10), Quốc hội thảo luận trực tuyến về các dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế.

Nêu ý kiến thảo luận, đại biểu Nguyễn Tạo (Lâm Đồng) nhấn mạnh vấn đề cân đối ngân sách. Theo ông Tạo, trước quý I/2021 có 16 tỉnh, thành phố có điều tiết ngân sách về Trung ương, trong đó có Hà Nội, 4 thành phố trực thuộc trung ương…

Đại biểu đoàn Lâm Đồng cho biết, thời gian qua các địa phương này có kiến nghị giãn tỷ lệ điều tiết ngân sách về trung ương để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Đại biểu Nguyễn Tạo - Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng, tranh luận trực tuyến tại điểm cầu Lâm Đồng. Ảnh QH
Đại biểu Nguyễn Tạo - Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng - tranh luận trực tuyến tại điểm cầu Lâm Đồng. Ảnh: QH

Do đó, ông Tạo cho rằng cần quan tâm đến nhóm địa phương có quyết tâm chính trị cao hay đã có nghị quyết về địa phương phấn đấu đến năm 2025 tự cân đối về ngân sách, cũng như đến năm 2030 có thể điều tiết ngân sách cho trung ương.

“Đây là những địa phương rất cần có chính sách đặc thù giúp rút ngắn thời gian tự cân đối ngân sách hoặc điều tiết ngân sách về trung ương”, ông Tạo nêu quan điểm

Theo ông Tạo, Ngân sách Nhà nước dự báo sẽ khó khăn trong thời gian tới đây do ảnh hưởng của dịch bệnh. Do đó việc điều tiết ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách là hết sức vất vả.

“Tấm chăn ngân sách nhà nước kéo bên này thì co lại phía bên kia, co lại bên kia thì bị kéo lại phía bên này”, ông Tạo cho biết.

Đại biểu Phạm Trọng Nhân (Đoàn Bình Dương) và đại biểu Bùi Xuân Thống (Đoàn Đồng Nai) cũng cho rằng, điều quan trọng là phải đặt cơ chế chính sách trong tổng thể nền kinh tế mà không phải từng tỉnh riêng lẻ.

Trong 16 địa phương có kết dư điều tiết ngân sách về trung ương thì chỉ có Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng được trao cơ chế chính sách đặc thù. Trong khi nguồn lực quốc gia còn thiếu và yếu, câu chuyện đi tìm động lực tăng trưởng mang ý nghĩa sống còn trong thời gian qua, nhất là khi đất nước trải qua đợt dịch nặng nề.

“Tại sao không trao cơ chế chính sách đặc thù cho các địa phương đã phát triển để dễ dàng có thêm dư địa tăng trưởng?”, đại biểu Nhân đặt câu hỏi.

Cần đột phá để thoát khỏi “tấm chăn”

Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (đoàn Đồng Tháp) bày tỏ thống nhất cao việc ban hành Nghị quyết thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù cho 4 tỉnh thành phố.

Theo bà Hoa, đây là một hướng đi đúng và phù hợp với quan điểm phát triển bền vững. Tức là những địa phương nào có khó khăn thì có những chính sách hỗ trợ giảm nghèo. Còn địa phương nào có tiềm lực phát triển kinh tế lớn cần có những cơ chế chính sách đủ mạnh để tạo động lực.

Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp, thảo luận tại hội trường Diên Hồng. Ảnh QH
Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp thảo luận tại hội trường Diên Hồng. Ảnh QH

Về ngân sách, đại biểu Hoa đồng ý việc "kéo được bên này" thì sẽ "mất bên kia" nhưng cần phải hướng tới việc làm sao tạo điều kiện cho một số địa phương phát triển đủ mạnh thoát ra khỏi “tấm chăn” này. Đây là hướng phát triển bền vững và đúng hướng trong thời gian tới.

“Các nhóm chính sách cho 4 tỉnh, thành phố trong dự thảo là những chính sách đảm bảo được tính đặc thù, xây dựng trên những đề xuất, phân tích rất kỹ của các địa phương. Đây là cơ hội để cho các địa phương đột phá, phát huy được tiềm năng, lợi thế riêng, qua đó tạo ra sự lan toả”, bà Hoa đánh giá.

Trong một quan điểm khác, đại biểu Cầm Hà Chung (đoàn Phú Thọ) nêu thực tế hiện nay nhiều địa phương mong muốn có cơ chế đặc thù, để tháo gỡ điểm nghẽn, thu hút đầu tư,  phát huy lợi thế để phát triển kinh tế xã hội. Nhiều địa phương có Nghị quyết của Trung ương, có địa phương nằm trong vùng trọng điểm về kinh tế, an ninh quốc phòng.

Theo đại biểu đoàn Phú Thọ, nên chú trọng phân cấp, phân quyền, hạn chế phân bổ thêm nguồn lực của trung ương. Cũng cần làm rõ hiệu quả của chính sách thí điểm hoặc không thí điểm, những địa phương được đặc thù có hơn, có khác không? Đóng góp cho đất nước thế nào so với thời điểm trước thí điểm thế nào.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Hai phương án về quy định sản xuất phim bằng ngân sách nhà nước

Vương Trần |

Đối với Quy định về sản xuất phim bằng nguồn ngân sách nhà nước, dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) đưa ra 2 phương án theo hình thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc giữ nguyên quy định hiện hành đó là giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu.

Có cơ chế đặc thù để 4 tỉnh, thành trở thành cực tăng trưởng kinh tế

Phạm Đông - Trần Vương |

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, khi có cơ chế, chính sách đặc thù sẽ giúp Hải Phòng, Thanh Hoá, Nghệ An, Thừa Thiên Huế trở thành động lực tăng trưởng của khu vực và cả nước. Trên cơ sở kết quả thí điểm sẽ tổng kết, đánh giá và nhân rộng trên toàn quốc.

Xin cơ chế đặc thù nhưng đừng tăng thu, “đẻ” thêm các loại phí

Bích Hà |

Đồng tình với việc ban hành nghị quyết về cơ chế đặc thù cho một số tỉnh thành để giúp cải cách thủ tục hành chính, nhưng các đại biểu Quốc hội cho rằng không nên thêm một số loại phí trong bối cảnh người dân và doanh nghiệp đang gặp khó khăn như hiện nay.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Hai phương án về quy định sản xuất phim bằng ngân sách nhà nước

Vương Trần |

Đối với Quy định về sản xuất phim bằng nguồn ngân sách nhà nước, dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) đưa ra 2 phương án theo hình thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc giữ nguyên quy định hiện hành đó là giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu.

Có cơ chế đặc thù để 4 tỉnh, thành trở thành cực tăng trưởng kinh tế

Phạm Đông - Trần Vương |

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, khi có cơ chế, chính sách đặc thù sẽ giúp Hải Phòng, Thanh Hoá, Nghệ An, Thừa Thiên Huế trở thành động lực tăng trưởng của khu vực và cả nước. Trên cơ sở kết quả thí điểm sẽ tổng kết, đánh giá và nhân rộng trên toàn quốc.

Xin cơ chế đặc thù nhưng đừng tăng thu, “đẻ” thêm các loại phí

Bích Hà |

Đồng tình với việc ban hành nghị quyết về cơ chế đặc thù cho một số tỉnh thành để giúp cải cách thủ tục hành chính, nhưng các đại biểu Quốc hội cho rằng không nên thêm một số loại phí trong bối cảnh người dân và doanh nghiệp đang gặp khó khăn như hiện nay.