Thảm họa sự cố xảy ra, không để nước đến chân nhảy không kịp

NHÓM PV |

Nguồn lực tài chính giúp ứng phó kịp thời với thảm họa, sự cố xảy ra. Chúng ta không thể để nước đến chân nhảy không kịp. Tuy nhiên, cũng cần phải quản lý quỹ cho hiệu quả, đại biểu Dương Khắc Mai nhấn mạnh khi nói về Quỹ Phòng thủ dân sự.

Phòng thủ dân sự phải chuẩn bị sớm, từ xa

Chiều 24.5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Phòng thủ dân sự.

Đại biểu Dương Khắc Mai (Đoàn Đắk Nông) cho rằng, về Quỹ Phòng thủ dân sự, theo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu này chọn phương án 1 (giữ quỹ). Nguyên tắc phòng thủ dân sự phải chuẩn bị từ sớm, từ xa, nói lên sự cần thiết của việc phải chuẩn bị các nguồn lực.

"Trong đó, nguồn lực tài chính giúp ứng phó kịp thời với thảm họa, sự cố xảy ra. Theo tôi, chúng ta không thể để nước đến chân nhảy không kịp. Tuy nhiên, cũng cần phải quản lý quỹ cho hiệu quả" - đại biểu nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, góp ý nội dung quy định về Cơ quan chỉ đạo quốc gia, Cơ quan Chỉ huy phòng thủ dân sự, đại biểu Dương Khắc Mai cơ bản tán thành với chủ trương thu gọn đầu mối của các tổ chức phối hợp liên ngành trong lĩnh vực này.

Tuy nhiên, đại biểu Quốc hội này đề nghị cơ quan chủ trì thẩm tra và cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, xác định cụ thể trong luật thì cơ quan nào là cơ quan chịu trách nhiệm trực tiếp, để tránh chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ khi sự cố xảy ra.

Đại biểu Châu Chắc (Đoàn An Giang). Ảnh: Phạm Thắng/QH
Đại biểu Châu Chắc (Đoàn An Giang). Ảnh: Phạm Thắng/QH

Phát biểu ý kiến về, đại biểu Châu Chắc (đoàn An Giang) cũng bày tỏ nhất trí với phương án 1 về việc lập Quỹ Phòng thủ dân sự. Cụ thể, giữ quy định về Quỹ Phòng thủ dân sự như dự thảo Chính phủ trình và chỉnh lý một số nội dung cho phù hợp như Dự thảo Luật…

Đại biểu cho rằng, hoạt động phòng thủ dân sự có phạm vi rất rộng, tác động đến nhiều lĩnh vực, nhiều đối tượng trong đời sống xã hội trong phòng, chống, khắc phục hậu quả chiến tranh phòng, chống, khắc phục hậu quả sự cố thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân.

Những hoạt động phòng thủ dân sự như nêu trên diễn ra với không gian rất rộng, thời gian diễn ra rất nhanh, tính chất, mức độ, cấp độ khác nhau và rất phức tạp, liên quan đến tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của tổ chức, của Nhà nước...

Đại biểu lấy ví dụ về khắc phục hậu quả chiến tranh, rà phá bom mìn, xử lý chất độc hóa học, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh như trong phòng, chống bão lũ, phòng, chống dịch bệnh COVID-19 thời gian vừa qua.

Do đó, đại biểu cho rằng, việc thành lập Quỹ Phòng thủ dân sự sẽ tạo ra nguồn lực lớn, góp phần giúp ngân sách nhà nước khi thiếu hoặc không kịp thời.

"Có những trang thiết bị phải mua hàng chục tỉ mà không mua được"

Tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội, Đại tướng Phan Văn Giang - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - cho biết, về Quỹ phòng thủ dân sự, hồ sơ đã đưa ra 2 phương án, Chính phủ đề xuất thành lập Quỹ ngay trước khi xảy ra các vụ việc, sự cố. Các ý kiến của các đại biểu Quốc hội ở cả 3 miền đã tương đối thống nhất, đồng thuận.

Đại tướng Phan Văn Giang tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội. Ảnh: Phạm Đông
Đại tướng Phan Văn Giang tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội. Ảnh: Phạm Đông

Nêu những dẫn chứng cụ thể trong những tình huống cấp bách khi đối phó với dịch bệnh COVID-19 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho hay, nếu không có lực lượng, nguồn lực dự trữ đặc biệt về vốn, sẽ không thể ứng phó kịp, xử lý tốt, giải quyết nhanh các sự cố xảy đến.

Theo ông, khi dịch COVID-19 xảy ra, việc thành lập một bệnh viện dã chiến 300 giường là cực kỳ khó. Có những trang thiết bị phải mua hàng chục tỉ mà không mua được.

"Lúc này, chúng tôi không phải mua gì mà chúng tôi chuẩn bị sẵn sàng tư thế và thành lập đến cả 1.000 giường. Chúng tôi thành lập một lúc tới gần 16 bệnh viện cỡ từ 500-1.500 giường ở tất cả các tỉnh, kể cả miền trung, Khánh Hòa, Bình Dương, Đồng Nai, TPHCM, miền tây và miền bắc gồm các tỉnh Hải Dương, Hà Nam, Bắc Giang" - ông Giang nói.

Bộ trưởng nhấn mạnh, việc chuẩn bị từ sớm, từ xa để ứng phó sự cố là rất quan trọng, đề nghị các đại biểu Quốc hội ủng hộ trong vấn đề Quỹ phòng thủ dân sự, đồng thời cũng cho biết sẽ có cách thức phù hợp để không làm phát sinh biên chế, đảm bảo hoạt động hiệu quả, đúng mục đích.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Phân định 3 cấp độ phòng thủ dân sự để ứng phó, khắc phục sự cố, thảm họa

NHÓM PV |

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới, việc phân định cấp độ phòng thủ dân sự để điều chỉnh thống nhất chung hoạt động của các cấp chính quyền, lực lượng tham gia phòng thủ dân sự và người dân trong ứng phó, khắc phục sự cố, thảm họa.

Thủ tướng: Nhiều thách thức đang đặt ra cho công tác phòng thủ dân sự

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, công tác phòng thủ dân sự phải chủ động, chuẩn bị từ sớm, từ xa, từ trước khi xảy ra thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh. Chiến lược phòng thủ dân sự phải gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, vùng, ngành, địa phương.

Phòng thủ dân sự là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của đất nước

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phòng thủ dân sự là một nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, là bộ phận của phòng thủ đất nước, luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm và có nhiều chủ trương, chính sách về lĩnh vực này.

Trung Quốc lắp phao đèn báo hiệu ở Trường Sa vi phạm chủ quyền của Việt Nam

Ngọc Vân |

Việc Trung Quốc lắp đặt phao đèn báo hiệu tại các thực thể ở quần đảo Trường Sa là vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này, do đó không có giá trị pháp lý.

Tập huấn giáo viên sử dụng sách giáo khoa lớp 4, 8, 11

Vân Hà |

Việc tổ chức tập huấn giáo viên sử dụng sách giáo khoa được xác định là khâu then chốt, có ý nghĩa quyết định để sách giáo khoa phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục theo mục tiêu Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Xác định được số tiền bị thâm hụt sau khi đóng tiền triệu quỹ lớp

ĐÀO HỒNG THIỆU |

Liên quan đến thông tin một lớp học tại Quảng Bình âm 30 triệu đồng tiền quỹ lớp lan truyền trên mạng xã hội những ngày qua, mới đây, trường học này đã làm rõ, xác định được số tiền thâm hụt.

Sau cơn sốt măng cụt, mãng cầu 100.000 đồng/kg vẫn khó mua

MAI THẢO |

Trà mãng cầu đang trở thành thức uống xu hướng trong giới trẻ. Tại thị trường TP Hồ Chí Minh, giá của mặt hàng này đang tăng gấp 2-3 lần so với tháng trước.

Xác minh việc cụ bà 85 tuổi bị chửi bới, đánh đập tại cơ sở nuôi dưỡng

HỮU CHÁNH |

TP Hồ Chí Minh - Công an Quận 12 đang xác minh vụ việc cụ bà đơn thân 85 tuổi bị người đàn ông chửi bới, đánh đập tại cơ sở nuôi dưỡng tư nhân trên địa bàn.

Phân định 3 cấp độ phòng thủ dân sự để ứng phó, khắc phục sự cố, thảm họa

NHÓM PV |

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới, việc phân định cấp độ phòng thủ dân sự để điều chỉnh thống nhất chung hoạt động của các cấp chính quyền, lực lượng tham gia phòng thủ dân sự và người dân trong ứng phó, khắc phục sự cố, thảm họa.

Thủ tướng: Nhiều thách thức đang đặt ra cho công tác phòng thủ dân sự

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, công tác phòng thủ dân sự phải chủ động, chuẩn bị từ sớm, từ xa, từ trước khi xảy ra thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh. Chiến lược phòng thủ dân sự phải gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, vùng, ngành, địa phương.

Phòng thủ dân sự là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của đất nước

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phòng thủ dân sự là một nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, là bộ phận của phòng thủ đất nước, luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm và có nhiều chủ trương, chính sách về lĩnh vực này.