Phòng thủ dân sự là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của đất nước

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phòng thủ dân sự là một nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, là bộ phận của phòng thủ đất nước, luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm và có nhiều chủ trương, chính sách về lĩnh vực này.

Chiều 10.3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng thủ dân sự quốc gia, chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo, đánh giá kết quả công tác năm 2022 và thảo luận nhiệm vụ trọng tâm năm 2023.

Tham dự phiên họp có: Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo phòng thủ dân sự quốc gia; các Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, thành viên Ban Chỉ đạo.

Cổng thông tin Chính phủ đưa tin, theo Luật Quốc phòng, phòng thủ dân sự là bộ phận của phòng thủ đất nước, bao gồm các biện pháp phòng, chống chiến tranh; phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh; bảo vệ nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân.

Ban Chỉ đạo phòng thủ dân sự quốc gia do Thủ tướng Chính phủ thành lập, giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc tổ chức, chỉ đạo, điều hành công tác phòng thủ dân sự trên phạm vi cả nước.

Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược, kế hoạch quốc gia, chính sách, pháp luật về phòng thủ dân sự, ứng phó thảm họa và tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ. Đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn bộ, ngành Trung ương, địa phương xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược, kế hoạch phòng thủ dân sự, ứng phó thảm họa và tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; chỉ đạo, điều phối phòng thủ dân sự, khắc phục thảm họa và tìm kiếm cứu nạn trên phạm vi toàn quốc.

Ban Chỉ đạo quyết định các biện pháp cấp bách, huy động các nguồn lực của các bộ, ngành Trung ương, tổ chức, cá nhân để phòng thủ dân sự, khắc phục thảm họa và tìm kiếm cứu nạn; chỉ đạo thống kê số liệu thiệt hại, nhu cầu cứu trợ của các địa phương, bộ, ngành Trung ương và đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định các biện pháp và nguồn lực phòng thủ dân sự, khắc phục thảm họa và tìm kiếm cứu nạn trong phạm vi cả nước.

Ban Chỉ đạo cũng thanh tra, kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành Trung ương, địa phương thực hiện các hoạt động phòng thủ dân sự, ứng phó thảm họa và tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ.

Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: VGP
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: VGP

Phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, phòng thủ dân sự là một nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, là bộ phận của phòng thủ đất nước, luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm và có nhiều chủ trương, chính sách về lĩnh vực này.

Qua đó nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, thu hút sự tham gia toàn dân trong công tác phòng thủ dân sự, góp phần bảo đảm ổn định để phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh.

Thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo đã tích cực triển khai công tác phòng thủ dân sự đạt được nhiều kết quả. Đã tập trung xây dựng và ban hành chủ trương, chính sách; kiện toàn tổ chức và lực lượng; nâng cao chất lượng diễn tập; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị; chỉ đạo các cấp, các ngành, qua đó đã giảm đáng kể thiệt hại do thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh.

Các cơ quan cũng đang khẩn trương xây dựng, hoàn thiện dự án Luật Phòng thủ dân sự, dự kiến trình Quốc hội thời gian tới.

Thời gian tới, tình hình thế giới và khu vực dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, các mối đe dọa an ninh truyền thống, phi truyền thống (thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, an ninh mạng, an ninh lương thực, an ninh năng lượng…) có thể xảy ra bất cứ khi nào, đòi hỏi chúng ta không được phép lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, cũng không hoang mang, lo sợ, mất bình tĩnh.

Thủ tướng đề nghị các đại biểu phát huy tinh thần trách nhiệm cao, thảo luận, phát biểu đúng trọng tâm, trọng điểm, đánh giá toàn diện các mặt công tác, thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế, rút ra bài học kinh nghiệm, qua đó đề ra phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, có hiệu quả.

Văn phòng Ban Chỉ đạo tiếp thu, tổng hợp tối đa các ý kiến, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện, trình ban hành thông báo kết luận để triển khai trong thời gian tới.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Đà Nẵng tập trung xây dựng tiềm lực phòng thủ vững chắc

THÙY TRANG |

Ông Trần Tuấn Anh - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương - đề nghị Đà Nẵng tập trung xây dựng các tiềm lực trong khu vực phòng thủ thành phố thực sự vững chắc, có độ tin cậy cao, bảo đảm cả trước mắt và lâu dài theo chủ trương, quan điểm chủ động chuẩn bị từ sớm, từ xa, toàn diện.

Lý do cần lập Quỹ Phòng thủ dân sự để ứng phó thảm họa, sự cố

PHẠM ĐÔNG |

Theo phương án giữ nguyên như dự thảo Luật Phòng thủ dân sự, Quỹ Phòng thủ dân sự được sử dụng khi nguồn ngân sách nhà nước không đáp ứng kịp thời trong lúc xảy ra sự cố, thảm họa.

Cần đưa cả thảm họa, sự cố vào phạm vi điều chỉnh của Luật Phòng thủ dân sự

NHÓM PV |

Theo Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, thảm họa và sự cố không tách rời nhau, khi sự cố không được khắc phục kịp thời thì sẽ xảy ra thảm họa. Vì vậy, cần đưa cả 2 nội dung thảm họa và sự cố vào phạm vi điều chỉnh của Luật Phòng thủ dân sự.

Gia đình nhận được tiền tử tuất sau 11 năm nữ công nhân tử vong

Hà Anh |

Sáng 11.3, anh Phạm Văn Tuyến (xã Trung Màu, huyện Gia Lâm, Hà Nội) có vợ là chị Lê Thị Ngân - nữ công nhân Công ty Cổ phần Tập đoàn Haprosimex, không may mắc bệnh ung thư máu, mất năm 2012, 11 năm gia đình chưa nhận được tiền tử tuất - báo tin vui với phóng viên Báo Lao Động: BHXH huyện Gia Lâm đã chuyển 23.682.750 đồng, tiền tử tuất 1 lần và mai táng phí của chị Ngân vào tài khoản của anh.

Nhiều trường hợp xin không hoàn thành nhiệm vụ để tinh giản biên chế

VƯƠNG TRẦN |

Bộ Nội vụ cho hay, có nhiều trường hợp  xin “được” không hoàn thành nhiệm vụ để thực hiện chính sách tinh giản biên chế, vừa gây ảnh hưởng đến tính hiệu quả của hoạt động công vụ, vừa gây lãng phí ngân sách nhà nước.

TPHCM: Quỹ Tấm lòng Vàng tri ân gia đình liệt sĩ Gạc Ma

Nhóm PV |

Kỷ niệm 35 năm trận chiến Gạc Ma (14.3.1988 - 14.3.2023), tưởng nhớ sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ, ngày 11.3, đại diện Quỹ Xã hội từ thiện (XHTT) Tấm lòng Vàng đã đến thắp hương kính viếng anh linh liệt sĩ Nguyễn Văn Thành và thăm hỏi, trao tặng quà đến thân nhân liệt sĩ tại huyện Hóc Môn, TPHCM.

Tàu hàng gặp nạn tự thuê tàu cá lai dắt khỏi nơi bị nạn khi chưa được phép

DUY TUẤN |

Liên quan đến tàu hàng Xuyên Á 126 gặp nạn ở vùng biển Kê Gà, Bình Thuận, trưa ngày 11.3, chủ tàu tự ý thuê tàu cá lai dắt khỏi hiện trường khi chưa được sự cho phép của các cơ quan chức năng, cũng như có nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn của phương tiện, hàng hóa và môi trường.

Nhà trong ngõ Hà Nội giảm giá, vẫn ngang ngửa biệt thự liền kề

Thu Giang |

Dù lượng tìm kiếm sụt giảm nhưng mặt bằng chung giá phân khúc nhà trong ngõ Hà Nội vẫn đang neo cao trong thời gian gần đây khiến người có nhu cầu thực khó tiếp cận.

Đà Nẵng tập trung xây dựng tiềm lực phòng thủ vững chắc

THÙY TRANG |

Ông Trần Tuấn Anh - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương - đề nghị Đà Nẵng tập trung xây dựng các tiềm lực trong khu vực phòng thủ thành phố thực sự vững chắc, có độ tin cậy cao, bảo đảm cả trước mắt và lâu dài theo chủ trương, quan điểm chủ động chuẩn bị từ sớm, từ xa, toàn diện.

Lý do cần lập Quỹ Phòng thủ dân sự để ứng phó thảm họa, sự cố

PHẠM ĐÔNG |

Theo phương án giữ nguyên như dự thảo Luật Phòng thủ dân sự, Quỹ Phòng thủ dân sự được sử dụng khi nguồn ngân sách nhà nước không đáp ứng kịp thời trong lúc xảy ra sự cố, thảm họa.

Cần đưa cả thảm họa, sự cố vào phạm vi điều chỉnh của Luật Phòng thủ dân sự

NHÓM PV |

Theo Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, thảm họa và sự cố không tách rời nhau, khi sự cố không được khắc phục kịp thời thì sẽ xảy ra thảm họa. Vì vậy, cần đưa cả 2 nội dung thảm họa và sự cố vào phạm vi điều chỉnh của Luật Phòng thủ dân sự.