Phân định 3 cấp độ phòng thủ dân sự để ứng phó, khắc phục sự cố, thảm họa

NHÓM PV |

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới, việc phân định cấp độ phòng thủ dân sự để điều chỉnh thống nhất chung hoạt động của các cấp chính quyền, lực lượng tham gia phòng thủ dân sự và người dân trong ứng phó, khắc phục sự cố, thảm họa.

Chiều 24.5, tiếp tục kỳ họp thứ 5, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng thủ dân sự.

Theo ông Lê Tấn Tới, một số ý kiến đại biểu cho rằng, dự thảo luật có phạm vi điều chỉnh rộng, cần rà soát để tránh chồng chéo, mâu thuẫn với các luật chuyên ngành và chỉ quy định những vấn đề chung mang tính nguyên tắc để bảo đảm tính khả thi.

Đại biểu đề nghị xây dựng luật này theo hướng dẫn chiếu những quy định của các luật khác để tránh trùng lặp hoặc xung đột; bổ sung các quy định còn thiếu trong các luật khác.

Nói rõ về vấn đề này, ông Lê Tấn Tới cho biết, phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật Phòng thủ dân sự có liên quan đến hoạt động, chính sách, biện pháp… phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh đã quy định tại nhiều luật chuyên ngành có liên quan nên dự thảo luật cần xác định phạm vi điều chỉnh.

Trên cơ sở ý kiến đại biểu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉnh lý phạm vi điều chỉnh; đồng thời, rà soát, quy định rõ thêm các nội dung khác liên quan đến hoạt động phòng thủ dân sự như: Cấp độ phòng thủ dân sự (Điều 7); Xây dựng chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự (Điều 11); Xây dựng Kế hoạch phòng thủ dân sự (Điều 12); Biện pháp ứng phó trong từng cấp độ phòng thủ dân sự, hoạt động phòng thủ dân sự trong tình trạng khẩn cấp, tình trạng chiến tranh (Điều 23, 24, 25, 26, 27); Biện pháp khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa trong phòng thủ dân sự (Điều 28).

Để tạo cơ sở cho việc triển khai các biện pháp phòng thủ dân sự phù hợp với từng cấp độ, dự thảo luật quy định: Cấp độ phòng thủ dân sự; căn cứ xác định các cấp độ phòng thủ dân sự; các biện pháp được áp dụng trong từng cấp độ phòng thủ dân sự và thẩm quyền được áp dụng của các cấp chính quyền...

Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Phạm Đông
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Phạm Đông

Đáng chú ý, trong quá trình thảo luận, một số ý kiến đại biểu cho rằng, dự thảo luật quy định thành 3 cấp độ phòng thủ dân sự. Tuy nhiên, lại có 5 cấp độ rủi ro thiên tai, nên đề nghị nghiên cứu, xem xét việc phân loại cấp độ về phòng thủ dân sự và cấp độ rủi ro thiên tai, bảo đảm thống nhất, phù hợp với các luật khác.

Làm rõ về băn khoăn trên, ông Lê Tấn Tới đã nêu rõ: Việc phân định cấp độ phòng thủ dân sự để điều chỉnh thống nhất chung hoạt động của các cấp chính quyền, lực lượng tham gia phòng thủ dân sự và người dân trong ứng phó, khắc phục sự cố, thảm họa.

Hiện nay, quy định về cấp độ đối với các loại sự cố được quy định khác nhau ở các luật chuyên ngành có liên quan, gắn với đặc điểm, đặc thù của từng loại hình sự cố. Luật Phòng, chống thiên tai quy định cấp độ rủi ro của mỗi loại thiên tai thành 5 cấp và được gắn với một màu đặc trưng; Luật Bảo vệ môi trường phân chia sự cố theo cấp hành chính (sự cố cấp cơ sở, cấp huyện, cấp tỉnh, cấp quốc gia); Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm chia theo nhóm bệnh truyền nhiễm (Nhóm A, Nhóm B và Nhóm C); Luật Năng lượng nguyên tử phân thành 5 nhóm tình huống để làm cơ sở xây dựng kế hoạch ứng phó...

"Do đó, dự thảo Luật Phòng thủ dân sự chỉ quy định các cấp độ chung nhất, tùy theo loại sự cố, thảm họa của luật chuyên ngành để áp dụng các biện pháp ứng phó phù hợp" - ông Lê Tấn Tới nói.

Ông Lê Tấn Tới nêu rõ, việc đầu tư, mua sắm trang thiết bị phòng thủ dân sự phải được thực hiện từ trước khi xảy ra sự cố, thảm họa, bảo đảm nguyên tắc phòng ngừa từ sớm, từ xa. Do đó, không thể chờ đến khi công bố sự cố, thảm họa cấp độ nào mới mua sắm, trang bị.

Đồng thời, việc đầu tư, mua sắm trang thiết bị phòng thủ dân sự phải thực hiện theo kế hoạch phòng thủ dân sự các cấp. Do đó, sẽ hạn chế việc quy định chồng chéo giữa các bộ, ngành trong mua sắm, dự trữ trang thiết bị phòng thủ dân sự.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Thủ tướng: Nhiều thách thức đang đặt ra cho công tác phòng thủ dân sự

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, công tác phòng thủ dân sự phải chủ động, chuẩn bị từ sớm, từ xa, từ trước khi xảy ra thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh. Chiến lược phòng thủ dân sự phải gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, vùng, ngành, địa phương.

Phòng thủ dân sự là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của đất nước

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phòng thủ dân sự là một nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, là bộ phận của phòng thủ đất nước, luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm và có nhiều chủ trương, chính sách về lĩnh vực này.

Lý do cần lập Quỹ Phòng thủ dân sự để ứng phó thảm họa, sự cố

PHẠM ĐÔNG |

Theo phương án giữ nguyên như dự thảo Luật Phòng thủ dân sự, Quỹ Phòng thủ dân sự được sử dụng khi nguồn ngân sách nhà nước không đáp ứng kịp thời trong lúc xảy ra sự cố, thảm họa.

Tồn kho chiếm 78% tổng tài sản Kính mắt Việt Nam

Quang Dân |

Tại ngày 31.12.2022, tổng tài sản Công ty TNHH Kính mắt Việt Nam (Kính mắt Việt Nam) khoảng 161 tỉ đồng, giảm 10% so với cùng kì. Trong đó, hàng tồn kho chiếm phần lớn với 126 tỉ đồng, tương ứng khoảng 78% tổng tài sản công ty.

1 công nhân nguy kịch, hôn mê vụ sập sàn bêtông giữa đêm ở Đà Nẵng

THUỲ TRANG |

Bệnh viện Đà Nẵng cho biết, một trong 3 công nhân nhập viện trong vụ sập sàn bêtông hồi 1h sáng ngày 25.5 bị thương nặng, đang hôn mê, thở máy.

Tương lai vị thế của đồng USD

Khánh Minh |

Vị thế của đồng USD được đặt dấu hỏi trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ - Trung, hậu quả từ xung đột Nga - Ukraina và tranh cãi về nợ công Mỹ.

Hơn 200 bãi tắm giữa vịnh Hạ Long chỉ mở 1: Lại chờ thêm vài mùa hè nữa

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Khi Ban Quản lý vịnh Hạ Long trình phương án quản lý, khai thác một cụm bãi tắm giữa vịnh Hạ Long thì nhiều du khách hy vọng hè này sẽ không còn tình trạng đi du lịch 2-3 ngày trên vịnh Hạ Long mà không được tắm biển. Tuy nhiên, với công văn trả lời mới đây của UBND TP Hạ Long thì trong vòng ít nhất 1-2 năm tới, hàng triệu du khách vẫn phải sử dụng chung một bãi tắm duy nhất trên vịnh Hạ Long.

Điểm khác biệt giữa 2 đệ nhất cầu trụ cao vùng Tây Bắc

Tân Văn |

Cầu Pá Uôn bắc qua sông Đà hung dữ, cầu cạn Móng Sến đi qua thung lũng dốc 3 tầng đều là những điển hình cho sự kỳ vĩ, khát vọng của đất và người Tây Bắc.

Thủ tướng: Nhiều thách thức đang đặt ra cho công tác phòng thủ dân sự

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, công tác phòng thủ dân sự phải chủ động, chuẩn bị từ sớm, từ xa, từ trước khi xảy ra thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh. Chiến lược phòng thủ dân sự phải gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, vùng, ngành, địa phương.

Phòng thủ dân sự là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của đất nước

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phòng thủ dân sự là một nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, là bộ phận của phòng thủ đất nước, luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm và có nhiều chủ trương, chính sách về lĩnh vực này.

Lý do cần lập Quỹ Phòng thủ dân sự để ứng phó thảm họa, sự cố

PHẠM ĐÔNG |

Theo phương án giữ nguyên như dự thảo Luật Phòng thủ dân sự, Quỹ Phòng thủ dân sự được sử dụng khi nguồn ngân sách nhà nước không đáp ứng kịp thời trong lúc xảy ra sự cố, thảm họa.