Nhiều đại biểu Quốc hội không đồng tình tách Luật Giao thông đường bộ

Đặng Nguyễn Trần |

Ngày 16.11, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) và dự án Luật Đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ. Nhiều Đại biểu đồng tình với việc sửa đổi thống nhất những bất cập trong Luật Giao thông đường bộ hiện hành thay vì tách thành 2 dự án luật. Nhiều đại biểu băn khoăn và cho rằng, việc chuyển thẩm quyền cấp GPLX ôtô, môtô từ Bộ GTVT sang Bộ Công an là chưa thuyết phục.

Một luật “chia đôi”, đại biểu lo phát sinh thủ tục hành chính

Dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) tập trung quy định về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, phương tiện giao thông đường bộ, vận tải đường bộ và quản lý Nhà nước về giao thông đường bộ. So với Luật Giao thông đường bộ 2008, nội dung bảo đảm trật tự an toàn giao thông được tách ra để xây dựng thành Luật riêng có tên “Dự án Luật Đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ”.

Tại phiên thảo luận ngày 16.11, đa số ý kiến phát biểu đều cho rằng không nên tách riêng nội dung về bảo đảm trật tự an toàn giao thông ra thành một dự án luật riêng. Đại biểu Hoàng Đức Thắng (Đoàn Quảng Trị) cho rằng, hơn 10 năm qua, khi thực hiện Luật Giao thông đường bộ, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) chịu trách nhiệm quản lý tổng thể, toàn diện, xuyên suốt, góp phần quan trọng cho phát triển, đầu tư mạng lưới giao thông đường bộ. Công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật có những tiến bộ tích cực dù vẫn còn khó khăn.

Theo ông Thắng, những vấn đề còn bất cập, thiếu quy định để thực hiện Luật Giao thông đường bộ hiện hành thì Quốc hội cần xem xét, sửa đổi cho phù hợp ngay trong nội hàm luật hiện hành thay vì tách thành 2 luật mới.

“Giao thông đường bộ là một hệ thống nhất được liên kết chặt chẽ giữa các yếu tố kết cấu hạ tầng, phương tiện giao thông, người điều khiển, người tham gia giao thông và quy tắc giao thông đường bộ. Nếu trong trường hợp cả 2 bộ cùng tham gia quản lý, khi có vụ việc xảy ra thì bên nào sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp? Nếu tách luật sẽ phá vỡ kết cấu, vốn đã hợp lý, logic hay nói rộng ra là phá vỡ những quy luật, nền tảng, hệ thống pháp luật, tạo tiền đề hết sức nguy hiểm trong xây dựng pháp luật”- ông Thắng nói.

Còn đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (TP.Đà Nẵng) thì cho rằng, nếu tách luật là chưa đúng với tinh thần Nghị quyết 18.

“Theo quy định hiện nay, ngành Giao thông vận tải đã được pháp luật giao chủ trì quản lý nhà nước về các lĩnh vực giao thông vận tải từ đường bộ, đường sắt, hàng hải, hàng không với 5 mục tiêu an toàn, thông suốt, thuận tiện, kinh tế và thân thiện với môi trường.

5 mục tiêu này là một thể thống nhất không thể tách rời trong bất kỳ một hoạt động quản lý nhà nước nào về giao thông vận tải. Như vậy, ngành Giao thông vận tải quản lý nhà nước về giao thông vận tải đường bộ với đầy đủ 5 mục tiêu đó mới chính là một cơ quan chủ trì một việc.

Việc tách Luật Giao thông đường bộ thành 2 hay nhiều luật chỉ có thể thực hiện khi yêu cầu đó xuất phát từ đòi hỏi nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của ngành giao thông vận tải để thực hiện tốt hơn 1 hay 2 trong 5 mục tiêu trên hay nói cách khác, khi chính ngành Giao thông vận tải thấy cần thiết đưa những chính sách về an toàn giao thông thành một luật riêng để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của chính ngành giao thông trong việc thực hiện mục tiêu an toàn giao thông”- bà Thúy nêu quan điểm.

Đại biểu băn khoăn nếu chuyển việc cấp GPLX sang Bộ Công an

Theo đại biểu Trần Thị Dung (Đoàn Điện Biên), một số chính sách không được đánh giá tác động hoặc đánh giá khi có sự thay đổi. Như đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, báo cáo đánh giá tác động không chỉ ra được sự bất cập để phải chuyển từ Bộ GTVT sang Bộ Công an. Trong khi đó, vấn đề này liên quan rất lớn đến 2.000 công chức, viên chức đang thực hiện nhiệm vụ. Lực lượng thanh tra giao thông đang gắn liền với giao thông đường bộ.

“Vậy lực lượng này có tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình hay không? Nếu không thì đánh giá tác động chưa, chuyển lực lượng này làm nhiệm vụ gì?” - bà Dung đặt vấn đề.

Đại biểu Đỗ Văn Sinh - Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội - thẳng thắn góp ý, việc chuyển thẩm quyền cấp GPLX ôtô, môtô từ Bộ GTVT sang Bộ Công an là chưa thuyết phục. Vì điều này không phù hợp với chủ trương của Đảng về chuyển các nhiệm vụ có điều kiện dân sự hoá thì chuyển cho các bộ không thuộc Quốc phòng, Công an quản lý, nhằm tập trung hơn nhiệm vụ xây dựng lực lượng quân đội, công an chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.

Ông dẫn số liệu từ năm 1995, Bộ GTVT nhận nhiệm vụ quản lý việc cấp GPLX môtô, ôtô từ Bộ Công an. Đến nay, cả nước có 463 cơ sở đào tạo lái xe môtô, 339 cơ sở đào tạo lái xe ôtô và 135 trung tâm sát hạch lái xe ôtô, đã được xã hội hoá 100%, với hệ thống vật chất, trang thiết bị đồng bộ đáp ứng yêu cầu và phù hợp thực tiễn. Ngành GTVT có khoảng 2.200 cán bộ, công chức viên chức đang làm việc trong lĩnh vực này. Trong trường hợp chuyển sang Bộ Công an thì sắp xếp cho những lao động này như thế nào. Ngoài ta, toàn bộ cơ sở vật chất có giá trị hàng nghìn tỉ đồng của ngành GTVT có nguy cơ bị thừa, gây lãng phí.

Đại tướng Tô Lâm: Thực hiện Luật không tăng biên chế, thủ tục hành chính

Cuối giờ chiều ngày 16.11, Đại tướng Tô Lâm - Bộ trưởng Bộ Công an đã phát biểu báo cáo, giải trình, tiếp thu ý kiến của các vị ĐBQH thảo luận về dự án Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Theo Đại tướng Tô Lâm, các ĐBQH đã đưa ra nhiều ý kiến góp ý tâm huyết, trách nhiệm rất đáng trân trọng. Ban soạn thảo sẽ tiếp thu các ý kiến này và giải trình nghiêm túc, thấu đáo, chỉnh sửa dự luật. Bộ trưởng Bộ Công an cho biết, trong báo cáo đánh giá tác động chúng tôi cũng đã nêu rồi, trong lực lượng công an sẽ không tăng biên chế. Cùng với đó là việc chi phí cũng không tăng và không tăng các thủ tục về hành chính. Tất cả các thủ tục hành chính là theo các quy định đã có từ trước đến giờ.

“Trên thực tế, đây không phải là tách luật mà đây là quá trình làm luật cùng với sự phát triển chung của mọi mặt đời sống xã hội thì càng ngày phải càng đi vào cụ thể và càng quy định chi tiết các vấn đề luật pháp nhất là liên quan đến quyền của con người, quyền của công dân” - Đại tướng Tô Lâm nhấn mạnh. Vương Hà Chung

Đặng Nguyễn Trần
TIN LIÊN QUAN

Bộ trưởng Tô Lâm: Bộ Công an không có ý tách luật, chia luật, chia quyền

Vương Hà Chung |

Theo Bộ trưởng Tô Lâm, Bộ Công an sẽ không để tăng biên chế, không để lãng phí, tăng các thủ tục hành chính khi thực hiện Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Tách 2 luật giao thông đường bộ: Lo ngại phát sinh nhiều thủ tục hành chính

Vương Hà Chung |

Qua thảo luận, nhiều Đại biểu Quốc hội bày tỏ quan điểm không đồng tình với việc tách 2 luật giao thông đường bộ.

Dự Luật Giao thông đường bộ sửa đổi yêu cầu xe đưa đón học sinh lắp định vị

Đặng Chung - Trần Vương - Nguyễn Hà |

Để đảm bảo an toàn cho học sinh, dự án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) đã yêu cầu tất cả xe đưa đón học sinh bắt buộc phải lắp thiết bị định vị.

Đề nghị cân nhắc rất kỹ việc tách thành 2 Luật từ Luật Giao thông đường bộ

Vương Trần |

Nhiều ý kiến trong Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cân nhắc rất kỹ vấn đề tách thành 2 luật từ Luật Giao thông đường bộ.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Bộ trưởng Tô Lâm: Bộ Công an không có ý tách luật, chia luật, chia quyền

Vương Hà Chung |

Theo Bộ trưởng Tô Lâm, Bộ Công an sẽ không để tăng biên chế, không để lãng phí, tăng các thủ tục hành chính khi thực hiện Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Tách 2 luật giao thông đường bộ: Lo ngại phát sinh nhiều thủ tục hành chính

Vương Hà Chung |

Qua thảo luận, nhiều Đại biểu Quốc hội bày tỏ quan điểm không đồng tình với việc tách 2 luật giao thông đường bộ.

Dự Luật Giao thông đường bộ sửa đổi yêu cầu xe đưa đón học sinh lắp định vị

Đặng Chung - Trần Vương - Nguyễn Hà |

Để đảm bảo an toàn cho học sinh, dự án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) đã yêu cầu tất cả xe đưa đón học sinh bắt buộc phải lắp thiết bị định vị.

Đề nghị cân nhắc rất kỹ việc tách thành 2 Luật từ Luật Giao thông đường bộ

Vương Trần |

Nhiều ý kiến trong Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cân nhắc rất kỹ vấn đề tách thành 2 luật từ Luật Giao thông đường bộ.