Một số vấn đề đặt ra với báo chí trong đấu tranh chống “tự diễn biến” “tự chuyển hóa” với lực lượng thanh niên trí thức Thủ đô

Nguyễn Mạnh Hưng |

Thanh niên trí thức Thủ đô sống và làm việc ở vị trí địa - chính trị và địa - kinh tế quan trọng, là “trái tim” của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Cũng chính vì thế mà, từ xưa đến nay Thủ đô Hà Nội luôn là nơi các thế lực thù địch thường xuyên sử dụng thông tin xuyên tạc, bịa đặt để kích động, phá hoại. Đặc biệt, đối tượng chúng thường hướng tới là thanh niên trí thức. Đây là lực lượng thường xuyên được tiếp cận các phương tiện báo chí, truyền thông, tâm lý lứa tuổi lại nhạy cảm, dễ tiếp nhận cái mới, thích tự do, tự khẳng định mình, nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm, nhận thức các vấn đề chính trị - xã hội. Từ đó, làm cho thanh niên bị lung lay, chuyển hóa về lập trường chính trị, tư tưởng, dẫn tới quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Đấu tranh với “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” người viết phải nhạy bén nhãn quan chính trị

Nội dung các bài viết của các báo có vai trò hết sức quan trọng đối với công tác đấu tranh chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đối với thanh niên trí thức Thủ đô. Thực tế hiện nay, để thực hiện âm mưu, thủ đoạn trên, các thế lực thù địch, phản động triệt để lợi dụng các trang mạng xã hội và blog cá nhân, khuyến khích nhiều người lên mạng để “trao đổi”, “thu nhận” thông tin, làm “nóng” các vấn đề hạn chế, khuyết điểm, tồn tại trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước. Lợi dụng những vấn đề bất cập trong thực hiện cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước ta chúng tán phát những tin, bài, hình ảnh, video clip có nội dung sai trái, thù địch, xuyên tạc đường lối quan điểm của Đảng, chia rẽ Đảng với nhân dân, Đảng với lực lượng vũ trang, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, bôi nhọ hình ảnh các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quân đội ta. Chúng tiếp tục lợi dụng các vấn đề về dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo, các lĩnh vực báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ và các vấn đề nhạy cảm, phức tạp trong quản lý điều hành của Nhà nước trên một số lĩnh vực; đẩy quá trình ‘tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ta. Các bài viết của các thế lực thù địch được lồng ghép, che đậy hết sức tinh vi, xảo quyệt.

Để các bài viết có nội dung tốt, đấu tranh có hiệu quả đối với phòng chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” thì phóng viên các báo phải nắm chắc tình hình, có sự nhạy bén về nhãn quan chính trị trong công tác đấu tranh phòng chống tự “diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Các bài viết phải được đầu tư công phu, nghiêm túc, nghiên cứu sâu sắc đảm bảo đúng định hướng về chính trị tư tưởng. Người viết phải nắm được nguồn thông tin chính thống, nhanh chóng, kịp thời, đảm bảo được tính thời sự. Các báo phải xây dựng được lực lượng cộng tác viên, các chuyên gia trong lĩnh vực đấu tranh “chống diễn biến hòa bình”. Tuy nhiên, với thực tế các báo nêu trên hiện nay với lực lượng đội ngũ phóng viên hạn chế, hầu hết chưa có trình độ cao cấp lý luận chính trị; nội dung thông tin đa chiều nhiều lĩnh vực, nhiều nội dung, nhiều mảng chủ đề khác nhau cần quan tâm đầu tư để duy trì sự phát triển của báo, các báo phải tự cân đối hạch toán về tài chính.... Do vậy, với mong muốn thực hiện tốt chức năng, vai trò của báo chí trong đấu tranh phòng chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được. Điều này đòi hỏi cần có sự quan tâm của các cơ quan quản lý báo chí, sự đầu tư hỗ trợ về hành lang pháp lý cũng như cung cấp thông tin chính thống, sự hỗ trợ về điều kiện phương tiện vật chất và nguồn nhân lực để tổ chức thực hiện.

Những vấn đề đặt ra về hình thức đấu tranh

Hình thức đấu tranh của báo chí có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu quả của các báo đối với đấu tranh phòng chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong lực lượng thanh niên trí thức Thủ đô. Để phát huy có hiệu quả các hình thức của các báo trong đấu tranh phòng chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” phải tự đặt ra cho mình những chiến lược phát triển riêng biệt, nhất là những cơ quan báo chí cùng lĩnh vực phản ánh, đối tượng công chúng. Các loại hình báo chí phải không ngừng tự đổi mới mình để thu hút độc giả, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Cùng trong xu thế chung đó, các báo với những lợi thế và những hạn chế của mình cần phải có những thay đổi tích cực để cùng cạnh tranh với các loại hình báo chí khác.

Trong công tác đấu tranh phòng chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” các báo cần quan tâm đầu tư xây dựng các chuyên trang, chuyên mục với hình thức cuốn hút, bắt mắt, tạo sự tương tác trực quan đối với độc giả và cuốn hút lực lượng thanh niên trí thức tham gia; các bài viết cần được phân công phóng viên có chất lượng tốt, đầu tư phân tích mang tính thuyết phục, ngôn ngữ trong sáng khoa học, đảm bảo tính cuốn hút người đọc. Hình thức đấu tranh phải thực hiện tốt cả trực tiếp và gián tiếp, tăng cường sự tương tác giao lưu trực tuyến với độc giả thanh niên trí thức Thủ đô. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay vấn đề này đối với các báo còn có những khó khăn nhất định do điều kiện cơ sở vật chất, lực lượng phóng viên và sự tương tác của độc giả với nội dung đấu tranh phòng chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Phát huy vai trò của đội ngũ phóng viên các báo và sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, lãnh đạo các báo đến công tác đấu tranh phòng chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có vai trò quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay chưa có sự đồng đều nhận thức về vai trò của báo chí trong công tác này; năng lực của cán bộ làm công tác chỉ đạo, quản lý báo chí; lãnh đạo các cơ quan báo chí còn có hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; trình độ, năng lực của đội ngũ nhà báo, đặc biệt là nhà báo “chuyên trách” mảng đề tài phòng chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của các báo còn hạn chế; chế độ lương, phụ cấp, trang thiết bị, điều kiện làm việc cho đội ngũ nhà báo còn quá thiếu thốn. Điều đó cũng gây nên những khó khăn, cản trở đối với các báo trong công tác đấu tranh phòng chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong lực lượng thanh niên trí thức Thủ đô hiện nay.

Nguyễn Mạnh Hưng
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: Trao thưởng 2 giải báo chí về xây dựng Đảng và phát triển văn hóa

Phạm Đông |

Chiều 29.9, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ trao giải cho các tác giả, tác phẩm đoạt Giải báo chí về xây dựng Đảng & hệ thống chính trị của TP Hà Nội và Giải báo chí về phát triển văn hóa & xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ III - năm 2020.

Cơ quan báo chí phải hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận thông tin

Minh Hương |

Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư 26/2020/TT-BTTTT quy định việc áp dụng tiêu chuẩn, công nghệ hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận, sử dụng sản phẩm, dịch vụ thông tin và truyền thông.

Nắm chắc các yếu tố ảnh hưởng, báo chí sẽ phát huy tối đa sức mạnh chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”

Nguyễn Mạnh Hưng |

Chỉ khi thực hiện đầy đủ các yếu tố định hướng, đảm bảo năng lực phẩm chất của đội ngũ báo chí, đảm bảo tính chính thống và mở rộng tầm ảnh hưởng, khi ấy báo chí mới phát huy tối đa sức mạnh chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Thị trường chứng khoán diễn biến ra sao sau Tết Nguyên đán?

Thái Mạnh |

Sau dịp Tết Nguyên đán, các chuyên gia dự báo, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ có thể bứt đà tăng trưởng nhờ mức định giá hấp dẫn, cùng với đó là hoạt động công bố kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong thời gian tới, giúp thúc đẩy dòng tiền tham gia thị trường mạnh hơn.

Lo con uể oải sau kỳ nghỉ lễ, phụ huynh rèn con từ trong Tết

Linh Chi - Dương Anh |

Trên thực tế, việc học sinh phát sinh tâm lý uể oải sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán là điều khó tránh khỏi. Theo chuyên gia tâm lý các phụ huynh nên có lịch trình hợp lý để học sinh làm quen dần cho tới khi đi học trở lại. Thói quen được dần hình thành thì khi con quay trở lại lớp học sẽ không cảm thấy quá ngại và mệt mỏi.

Không phát huy thế mạnh của thời kỳ dân số vàng sẽ là lãng phí rất lớn

PHẠM ĐÔNG |

Theo đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nghĩa, nếu chúng ta không có chính sách để tận dụng thời cơ và phát huy thế mạnh của thời kỳ dân số vàng thì đây sẽ là lãng phí rất lớn, có tác động tiêu cực về nhiều mặt và kéo dài qua nhiều thế hệ.

Châu Á chìm sâu trong giá rét suốt 3 ngày Tết Nguyên đán

Thanh Hà |

Hàn Quốc trải qua ngày lạnh nhất trong năm vào mùng 3 Tết Nguyên đán trong khi Trung Quốc, Nhật Bản, Mông Cổ... cũng trải qua đợt giá rét kỷ lục.

Nghệ sĩ Trung Anh: Rất hiếm để có người thứ hai như NSND Trần Tiến

Hải Minh |

NSND Trần Tiến sinh năm 1937 tại Hà Nội. Ông bắt đầu hoạt động nghệ thuật từ năm 1954 bằng những vai hề chèo.

Hà Nội: Trao thưởng 2 giải báo chí về xây dựng Đảng và phát triển văn hóa

Phạm Đông |

Chiều 29.9, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ trao giải cho các tác giả, tác phẩm đoạt Giải báo chí về xây dựng Đảng & hệ thống chính trị của TP Hà Nội và Giải báo chí về phát triển văn hóa & xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ III - năm 2020.

Cơ quan báo chí phải hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận thông tin

Minh Hương |

Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư 26/2020/TT-BTTTT quy định việc áp dụng tiêu chuẩn, công nghệ hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận, sử dụng sản phẩm, dịch vụ thông tin và truyền thông.

Nắm chắc các yếu tố ảnh hưởng, báo chí sẽ phát huy tối đa sức mạnh chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”

Nguyễn Mạnh Hưng |

Chỉ khi thực hiện đầy đủ các yếu tố định hướng, đảm bảo năng lực phẩm chất của đội ngũ báo chí, đảm bảo tính chính thống và mở rộng tầm ảnh hưởng, khi ấy báo chí mới phát huy tối đa sức mạnh chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.