Không phát huy thế mạnh của thời kỳ dân số vàng sẽ là lãng phí rất lớn

PHẠM ĐÔNG |

Theo đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nghĩa, nếu chúng ta không có chính sách để tận dụng thời cơ và phát huy thế mạnh của thời kỳ dân số vàng thì đây sẽ là lãng phí rất lớn, có tác động tiêu cực về nhiều mặt và kéo dài qua nhiều thế hệ.

Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng, với một lực lượng lao động hùng hậu. Đây được xem là cơ hội thuận lợi để nâng cao hiệu quả lao động, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế cho đất nước. Phóng viên Lao Động đã có cuộc trao đổi với đại biểu Phạm Trọng Nghĩa - Ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội về những giải pháp căn cơ để phát huy thế mạnh của thời kỳ dân số vàng.

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa - Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: Phạm Thắng
Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa - Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: Phạm Thắng

Phải tận dụng mọi cơ hội phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ dân số vàng để sẵn sàng khi bước vào thời kỳ già hóa dân số. Ông nghĩ sao về quan điểm này?

- Nước ta đang trong thời kỳ dân số vàng với lực lượng lao động hùng hậu là 51.5 triệu người, đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN. Tuy nhiên, chất lượng lao động chưa cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo mới đạt 67% và tỷ lệ có văn bằng, chứng chỉ mới đạt 27%.

Nếu chúng ta không có chính sách để tận dụng thời cơ và phát huy thế mạnh của thời kỳ dân số vàng thì đây sẽ là lãng phí rất lớn, có tác động tiêu cực về nhiều mặt và kéo dài qua nhiều thế hệ.

Chất lượng nguồn nhân lực là yếu có cơ bản quyết định đến năng suất lao động mà năng suất lao động cao là chìa khóa dẫn đến sự thịnh vượng của quốc gia. Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), nếu năng suất lao động tăng 1% thì GDP của toàn nền kinh tế tăng 0,94 điểm phần trăm.

Trong 10 năm qua, năng suất lao động của nước ta có sự cải thiện đáng kể, Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ tăng năng suất lao động cao nhất khu vực ASEAN. Giai đoạn 2011-2015 là 4,53%/năm, giai đoạn 2016-2020 là 5,97%/năm.

Tuy nhiên, do xuất phát điểm thấp, tốc độ tăng chưa đủ nhanh, nên khoảng cách về năng suất lao động giữa nước ta với các nước trong khu vực vẫn còn rất xa. Báo cáo năm 2020 của Tổ chức Năng suất châu Á cũng cho thấy năng suất lao động của Việt Nam đi sau Thái Lan 10 năm, Malaysia 40 năm và Nhật Bản là 60 năm.

Nếu không có giải pháp quyết liệt, năng suất lao động của Việt Nam sẽ bị tụt hậu xa hơn so với các quốc gia trong khu vực, nguy cơ lãng phí nguồn nhân lực của thời kỳ dân số vàng là hiện hữu.

Các nước trên thế giới đều tận dụng thời kỳ dân số vàng để phát triển kinh tế. Theo ông, Việt Nam đã tận dụng hết cơ hội thời kỳ dân số vàng chưa?

- Năm 2021, theo số liệu của Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), mỗi năm cả nước có 38% sinh viên mới ra trường không có định hướng nghề nghiệp cụ thể, có 60% làm trái ngành.

Sinh viên dành từ 4 đến 6 năm học đại học cho một chuyên ngành nhưng sau đó một tỷ lệ không nhỏ lại làm việc ở một lĩnh vực khác. Đây là lãng phí lớn cho bản thân sinh viên và gia đình; cho doanh nghiệp và xã hội.

Bên cạnh đó, thời gian qua nhiều tình trạng công chức viên chức thôi việc, nhất là viên chức y tế và giáo dục. Những lo toan của cuộc sống hàng ngày đã đè nặng lên vai, ngăn cản các thầy, các cô tiếp tục theo đuổi giấc mơ trồng người sau bao năm miệt mài đèn sách. Đây là sự lãng phí lớn cả về khía cạnh kinh tế, cả về khía cạnh xã hội, có tác động về nhiều mặt, trong đó có cả về niềm tin yêu, sự tự hào với nghề cao quý này.

Theo ông, dân số vàng mang lại cho nước ta những cơ hội và thách thức nào?

- Thời kỳ dân số vàng là giai đoạn chỉ có 1 lần trong quá trình phát triển của một quốc gia. Ở nước ta kỳ dân số vàng dự kiến sẽ kết thúc vào năm 2038. Theo quy luật nhân khẩu học, khi kết thúc thời kỳ dân số vàng cũng là giai đoạn chuyển sang thời kỳ “dân số già”. Vì vậy, phải phát huy tối đa lợi thế dân số vàng để phát triển kinh tế - xã hội chủ động tích lũy để nguồn lực ứng phó với thời kỳ dân số già.

Nếu giai đoạn “dân số vàng” diễn ra trùng với thời kỳ kinh tế ổn định, hệ thống giáo dục đảm đương tốt việc cung cấp tri thức, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động, thì sẽ trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Ngược lại, nếu không có chính sách phù hợp thì đất nước phải đối mặt với những thách thức như thiếu việc làm, rơi vào bẫy thu nhập trung bình, các tệ nạn xã hội gia tăng, trở thành gánh nặng cản trở sự phát triển về lâu dài của đất nước.

Theo ông, cần làm gì để tận dụng thời kỳ dân số vàng, để không lãng phí nguồn nhân lực?

- Theo tôi, có 3 việc cân làm ngay để tận dụng thời kỳ dân số vàng, tránh lãng phí.

Thứ nhất, khẩn trương ban hành Chiến lược phát triển nhân lực và Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Chiến lược quốc gia về phát triển đội ngũ trí thức giai đoạn 2021- 2030. Đề án thu hút, trọng dụng nhân tài đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Nghiên cứu đổi mới toàn diện chế độ làm việc trong khu vực công, nâng cao văn hóa và đạo đức công vụ.

Thứ hai, xây dựng cơ chế làm cầu nối giữa thị trường lao động với hệ thống giáo dục và đào tạo nhằm giải quyết vấn đề mất cân bằng cung cầu. Xây dựng Chiến lược nâng cao giá trị của lao động Việt Nam, từng bước nói không với nhân công giá rẻ.

Thứ ba, cùng với các chiến lược phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực trong nước, cần xây dựng chiến lược thu hút nguồn lực to lớn của hơn 5,3 triệu người Việt Nam ở nước ngoài; nhất là, thu hút các nhà khoa học tự nhiên, khoa học cơ bản, các chuyên gia về quản trị quốc gia.

Để làm được như vậy, cần có môi trường làm việc đủ sức thu hút, để các nhà khoa học, các chuyên gia tự tin trở về, gắn bó và hết mình công hiến cho quê hương, cho đất nước

Chúng ta sẽ có lỗi với các thế hệ mai sau nếu không có chính sách chống lãng phí, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và phát huy tối đa tài sản nguồn nhân lực để phát triển đất nước trong thời kỳ dân số vàng.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Nghỉ hưu thời dân số già hóa ở Châu Á

Thanh Hà |

Ở Đông Á, dân số ngoài độ tuổi lao động nhiều hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới và thế hệ trẻ giảm, lao động lớn tuổi thường phải làm việc ở tuổi ngoài 70.

Việt Nam ứng phó với già hóa dân số là dấu ấn công tác dân số năm 2022

Thùy Linh |

Theo Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình, sự kiện dân số thế giới đạt 8 tỉ người, Việt Nam từng bước ứng phó với tình trạng già hóa dân số... là những dấu ấn nổi bật trong công tác dân số năm 2022.

Ứng phó với thách thức dân số già, lao động cao tuổi

Thùy Linh |

Dân số nước ta hiện nay là hơn 99 triệu người, đứng thứ 15 thế giới, thứ 8 Châu Á và thứ 3 cộng đồng ASEAN. Chúng ta sẽ đón chào công dân thứ 100 triệu vào năm 2023. Quy mô dân số lớn mang đến nhiều lợi thế nhưng cũng nhiều thách thức cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Áp lực việc nhà ngày Tết: Chị em phụ nữ cần được san sẻ

MINH HÀ - ĐỨC TRUNG |

Theo chuyên gia tâm lý Tuệ An, để giảm bớt gánh nặng việc nhà trong ngày Tết, chị em phụ nữ không nên tạo áp lực nặng nề cho mình, tích cực làm việc nhưng cũng cần biết tự giải phóng bản thân. Đồng thời, mỗi thành viên trong gia đình đều có trách nhiệm tham gia tổ chức sinh hoạt trong những ngày tết chứ không phải riêng gì chị em phụ nữ.

Người nghệ nhân với hành trình nâng cao vị thế phụ nữ Mông

Nguyễn Tùng |

Hà Giang - Không chỉ đưa thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình ra với thế giới, nữ nghệ nhân Vàng Thị Mai còn giúp thay đổi cuộc sống và nâng tầm vị thế của hàng trăm người phụ nữ Mông nơi cao nguyên đá.

NASA và những dự án vũ trụ đầy hứa hẹn năm 2023

Anh Vũ |

Cuối năm 2023 hứa hẹn sẽ là thời điểm bận rộn đối với ngành hàng không vũ trụ nói chung và NASA nói riêng, khi cơ quan này có kế hoạch công bố phi hành đoàn bốn thành viên của sứ mệnh Artemis tiếp theo.

Tưng bừng rước pháo khổng lồ tại lễ hội làng Đồng Kỵ

Hải Nguyễn |

Hàng chục thanh niên trai tráng làng Đồng Kỵ rước hai quả pháo khổng lồ ra đình làng để hội quân, mở màn cho lễ hội rước pháo làng Đồng Kỵ hàng năm vào sáng mùng 4 tháng Giêng. Lễ hội kéo dài đến hết ngày mùng 7.

Người dân TPHCM bất ngờ vì triều cường dâng cao mùng 4 Tết Quý Mão 2023

TÚ LY |

TPHCM - Mùng 4 Tết là ngày người dân bắt đầu đổ ra đường vui xuân đông hơn so với mấy ngày trước đó. Tuy nhiên, hiện nay một số tuyến đường đang bị ngập vì triều cường, khiến việc đi lại người dân bị ảnh hưởng.

Nghỉ hưu thời dân số già hóa ở Châu Á

Thanh Hà |

Ở Đông Á, dân số ngoài độ tuổi lao động nhiều hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới và thế hệ trẻ giảm, lao động lớn tuổi thường phải làm việc ở tuổi ngoài 70.

Việt Nam ứng phó với già hóa dân số là dấu ấn công tác dân số năm 2022

Thùy Linh |

Theo Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình, sự kiện dân số thế giới đạt 8 tỉ người, Việt Nam từng bước ứng phó với tình trạng già hóa dân số... là những dấu ấn nổi bật trong công tác dân số năm 2022.

Ứng phó với thách thức dân số già, lao động cao tuổi

Thùy Linh |

Dân số nước ta hiện nay là hơn 99 triệu người, đứng thứ 15 thế giới, thứ 8 Châu Á và thứ 3 cộng đồng ASEAN. Chúng ta sẽ đón chào công dân thứ 100 triệu vào năm 2023. Quy mô dân số lớn mang đến nhiều lợi thế nhưng cũng nhiều thách thức cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.