Hài hòa lợi ích trên dòng Mekong

LƯU XUÂN |

Những hoạt động ngăn dòng, chuyển dòng chảy của các quốc gia thượng nguồn sông Mekong đang tạo ra những thách thức lớn cho vùng hạ lưu Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) của Việt Nam. Để khai thác hiệu quả và bền vững dòng sông chung này, vai trò của Ủy ban Sông Mekong Việt Nam cần phải được nâng cao hơn nữa nhằm tăng cường đấu tranh ngoại giao, tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế.

Ngày 8.12, tại TP.Long Xuyên (tỉnh An Giang), hội nghị năm 2017 của Ủy ban Sông Mekong Việt Nam một lần nữa nhắc lại thách thức mà ĐBSCL đang đối mặt khi dòng Mekong bị khai thác vô tội vạ. Nếu không có những hành động thiết thực, vựa lúa của cả nước sẽ càng gặp khó trong tương lai. Sau 6 tháng tham vấn, các nước Campuchia, Thái Lan và Việt Nam đều bày tỏ quan ngại nếu thủy điện Pak Beng được xây dựng, cùng với tác động lũy tích của 2 công trình Xayabouri và Don Sahong sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các quốc gia trong lưu vực Mekong, kể cả vùng dự án của Lào và Thái Lan.

Nếu như 2 đợt tham vấn trước đối với Xayabouri và Don Sahong, các quốc gia thành viên trong Ủy hội Sông Mekong quốc tế chỉ công bố ý kiến riêng của quốc gia mình mà không nhất trí ra Tuyên bố chính thức chung, gây thất vọng đối với cộng đồng trong khu vực thì đối với dự án Pak Beng, lần đầu tiên Ủy ban Liên hợp đã ra một Tuyên bố chung của Ủy hội Sông Mekong quốc tế, kêu gọi Chính phủ Lào làm hết sức mình nhằm giảm thiểu các tác động xuyên biên giới tiềm tàng của dự án thủy điện Pak Beng, thống nhất các khuyến nghị mà Lào và chủ đầu tư cần tiếp tục thực hiện như: Thu thập số liệu bổ sung, tiếp tục đánh giá một cách kỹ lưỡng hơn cả tác động tại chỗ và xuyên biên giới, điều chỉnh thiết kế công trình, tăng cường các biện pháp giảm thiểu tác động, tăng cường trách nhiệm chia sẻ và cập nhật thông tin, đánh giá tác động lũy tích của công trình Pak Beng với các công trình khác trên dòng Mekong (kể cả các đập thủy điện trên sông Lan Thương, Trung Quốc) và duy trì một mạng giám sát chung tác động xuyên biên giới.

Việc ra Tuyên bố chung về dự án thủy điện Pak Beng được các chuyên gia xem là một thành công lớn, trong đó có vai trò tích cực của Việt Nam. Lần đầu tiên, các quốc gia thành viên Ủy hội Sông Mekong quốc tế đã đạt được sự đồng thuận trong tham vấn cho một công trình dòng chính. “Tuyên bố chung này không chỉ đạt được sự đồng thuận đối với riêng dự án Pak Beng mà còn mở ra các cơ chế vùng về phối hợp trao đổi thông tin, quan trắc giám sát và xây dựng quy chế vận hành liên hồ cho tất cả các công trình thủy điện dòng chính Mekong” - bà Nguyễn Thị Thu Linh - Phó Chánh Văn phòng thường trực Ủy ban Sông Mekong VN - đánh giá.

TS Phạm Tuấn Phan - Giám đốc điều hành Ủy hội Sông Mekong quốc tế - cho rằng, việc thống nhất cho ra đời Hiệp định Mekong là một thành công lớn của Việt Nam trong khi ở các khu vực khác trên thế giới, để các quốc gia cùng ký vào một hiệp định là quá trình không dễ. Tiếp sau đó, việc tổ chức phiên họp đặc biệt của Ủy ban Liên hợp đối với dự án Pak Beng và ra Tuyên bố chung là thành công tiếp theo cho nỗ lực của Việt Nam. Qua đó cho thấy, vai trò của Ủy ban Sông Mekong Việt Nam là rất quan trọng. “Để tiếp tục phát huy vai trò này, Ủy ban Sông Mekong Việt Nam cần phối hợp chặt chẽ với Ủy hội Sông Mekong quốc tế trong những vấn đề khu vực” - TS Phan lưu ý.

Gợi ý của TS Phạm Tuấn Phan cũng là vấn đề được các thành viên Ủy ban Sông Mekong Việt Nam thống nhất trong hội nghị ngày 8.12 tại An Giang. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà - Chủ tịch Ủy ban Sông Mekong Việt Nam - cho biết, sau khi kiện toàn tổ chức, vai trò của Ủy ban Sông Mekong Việt Nam sẽ được nâng cao hơn nữa, đặc biệt là trong công tác phối hợp với Ủy hội Sông Mekong quốc tế, tham mưu Chính phủ đẩy mạnh đấu tranh ngoại giao đối với hoạt động chuyển nước trên dòng Mekong ở Thái Lan, các hoạt động xây đập thủy điện ở Lào và Campuchia nhằm tiến tới thống nhất khai thác và sử dụng nguồn nước sông Mekong bền vững, hài hòa lợi ích của các quốc gia trong lưu vực, đặc biệt là giảm thiểu tác động tiêu cực đến người dân vùng ĐBSCL của Việt Nam.

LƯU XUÂN
TIN LIÊN QUAN

Đề xuất một Phó Thủ tướng làm Chủ tịch Ủy ban sông Mekong

LƯU XUÂN |

Ngày 8.12, tại TP. Long Xuyên (tỉnh An Giang), Bộ trưởng Bộ TNMT Trần Hồng Hà, Chủ tịch Ủy ban sông Mekong Việt Nam đã chủ trì hội nghị đánh giá nhiệm vụ năm 2017 của Ủy ban. Tham dự hội nghị còn có đại diện các bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo UBND 13 tỉnh ĐBSCL và 4 tỉnh Tây Nguyên.

Thủ tướng dự Hội nghị Cấp cao Mekong - Nhật Bản

Song Minh |

Tối 13.11, tại Manila, Philipinnes, Hội nghị Cấp cao Mekong-Nhật Bản lần thứ 9 đã diễn ra với sự tham dự của lãnh đạo các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và Nhật Bản. Đoàn Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu tham dự hội nghị.

Quyết định của Thủ tướng về nhân sự Ủy ban sông Mekong Việt Nam

Theo Chinhphu.vn |

Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định giao đảm nhận chức danh Phó Chủ tịch Ủy ban sông Mekông Việt Nam.

Giờ thứ 9: Ác mộng ADN - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Trong câu chuyện ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng lắng nghe tâm sự của một cô gái trẻ vừa đi hưởng tuần trăng mật trở về đã vấp phải một sự việc mà có lẽ, chỉ một vài giờ đồng hồ trước đó, cô không bao giờ có thể tưởng tượng ra được: Người chồng mới cưới của cô có con riêng.

Nhiều ôtô chạy trên cao tốc Dầu Giây-Phan Thiết dù chưa được phép lưu thông

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Tuyến cao tốc Dầu Giây-Phan Thiết mới đang thông xe kỹ thuật, chưa lắp đặt biển báo cũng như chưa đảm bảo an toàn kỹ thuật để lưu thông nhưng nhiều ôtô đã chạy vào, bất chấp những vị trí có tấm bêtông chắn ngang.

Hàng trăm thanh niên xô đẩy trước cửa đền tranh cướp sợi chiếu

Hải Nguyễn |

Sau phần lễ tế, chiếc nồi đất bị đập vỡ tại sân đền Đức Bà là lúc tích trò đúc bụt náo nhiệt nhất. Hàng trăm thanh niên tranh nhau tiến sát cửa đền để mong giành được sợi chiếu sớm nhất tại lễ hội đúc bụt.

Câu lạc bộ Hà Nội giành Siêu cúp Quốc gia 2022

NHÓM PV |

Thắng CLB Hải Phòng 2-0, Hà Nội có lần thứ 5 vô địch Siêu cúp Quốc gia.

Đưa du khách Châu Âu trải nghiệm trên du thuyền từ Cần Thơ đi Campuchia

TẠ QUANG |

Hơn 60 du khách Châu Âu được khởi hành từ Cần Thơ đi Campuchia trên du thuyền triệu đô Victoria Mekong, vừa tham quan vừa trải nghiệm cuộc sống, văn hóa của người dân sinh sống dọc sông Mê Kông.

Đề xuất một Phó Thủ tướng làm Chủ tịch Ủy ban sông Mekong

LƯU XUÂN |

Ngày 8.12, tại TP. Long Xuyên (tỉnh An Giang), Bộ trưởng Bộ TNMT Trần Hồng Hà, Chủ tịch Ủy ban sông Mekong Việt Nam đã chủ trì hội nghị đánh giá nhiệm vụ năm 2017 của Ủy ban. Tham dự hội nghị còn có đại diện các bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo UBND 13 tỉnh ĐBSCL và 4 tỉnh Tây Nguyên.

Thủ tướng dự Hội nghị Cấp cao Mekong - Nhật Bản

Song Minh |

Tối 13.11, tại Manila, Philipinnes, Hội nghị Cấp cao Mekong-Nhật Bản lần thứ 9 đã diễn ra với sự tham dự của lãnh đạo các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và Nhật Bản. Đoàn Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu tham dự hội nghị.

Quyết định của Thủ tướng về nhân sự Ủy ban sông Mekong Việt Nam

Theo Chinhphu.vn |

Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định giao đảm nhận chức danh Phó Chủ tịch Ủy ban sông Mekông Việt Nam.