Chặn thao túng để xóa tình trạng bong bóng bất động sản

NHÓM PV |

Đại biểu Quốc hội đề nghị cấm thao túng bất động sản để tránh thị trường bị làm giá. Đồng thời đề nghị bổ sung quy định mọi giao dịch bất động sản phải qua ngân hàng để chống tham nhũng, trốn thuế.

Thao túng bất động sản tinh vi không kém trong chứng khoán

Nêu ý kiến tại phiên thảo luận Quốc hội ngày 31.10 về dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), đại biểu Trịnh Xuân An - Ủy viên chuyên trách Ủy ban Quốc phòng an ninh - đề nghị bổ sung hành vi thao túng, làm giá bất động sản vào danh mục cấm trong kinh doanh lĩnh vực này.

Ông phân tích, thao túng không chỉ thông qua đấu thầu bỏ giá cao rồi bỏ cọc, còn có hành vi dùng dự án này để “kích” giá dự án khác, dẫn tới bong bóng và tạo mặt bằng giá trên trời so với thực tế.

“Nếu không xử lý triệt để sẽ tạo thành bong bóng, giống trường hợp của Hãng địa ốc Trung Quốc Evergrande Group”, ông An nói, và thêm rằng cần quy định cấm hành vi thao túng, làm giá bất động sản trong luật và trường hợp cụ thể loại trừ.

Cùng quan điểm, đại biểu Nguyễn Hữu Thông (Phó Trưởng đoàn chuyên trách tỉnh Bình Thuận) và Trình Lam Sinh (Phó Trưởng đoàn chuyên trách tỉnh An Giang) đề nghị bổ sung quy định cấm hành vi thao túng, làm nhiễu loạn thị trường bất động sản. Ông Thông lưu ý, hành vi cấu kết trong đấu giá quyền sử dụng đất, đấu giá nhằm thổi giá ở khu vực xung quanh đang diễn ra phổ biến. Việc này khiến giá đất tăng cao, người dân thật sự có nhu cầu về nhà ở không thể mua đất, xây nhà.

Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Văn Mạnh - Ủy viên Ủy ban Kinh tế - nêu về các hành vi bị cấm tại khoản 4 Điều 8 quy định thu tiền mua bán, thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai không đúng quy định của luật này, sử dụng tiền mua bán thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai của bên mua, thuê mua trái pháp luật.

So với quy định hiện hành, dự luật lần này bỏ hành vi huy động chiếm dụng trái phép vốn, theo ông Mạnh, vô tình tạo kẽ hở trong sử dụng vốn của chủ đầu tư, cũng như tạo các kênh khác để huy động vốn. Ông Mạnh đề nghị giữ nguyên quy định liên quan tới việc cấm chiếm dụng trái phép để hạn chế hành vi này xảy ra trên thực tế.

Đề xuất giao dịch bất động sản phải qua ngân hàng

Quy định hiện nay không bắt buộc việc giao dịch mua bán, chuyển nhượng bất động sản phải thanh toán qua ngân hàng. Việc này, theo các đại biểu, khiến xuất hiện tình trạng trốn thuế, phát sinh tiêu cực, tham nhũng trong giao dịch.

Ông Nguyễn Mạnh Cường - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp - cho rằng, khi sửa luật lần này, Nhà nước cần đưa ra chính sách bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt với giao dịch bất động sản.

Ông Trịnh Xuân An - Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng an ninh - cũng đồng tình với quy định này. Tức là giao dịch mua bán, chuyển nhượng hay cho thuê giữa các cá nhân nhưng có tính chất kinh doanh cũng bắt buộc phải thanh toán qua ngân hàng, không riêng giao dịch giữa doanh nghiệp, chủ đầu tư dự án với người mua.

Giải trình sau đó, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế - Vũ Hồng Thanh nói sẽ tiếp thu ý kiến các đại biểu, rà soát kỹ lưỡng, nhằm thể chế hóa các chính sách lớn liên quan đến bất động sản, kinh doanh bất động sản, cũng như quyền, nghĩa vụ các bên liên quan và quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này.

Riêng với thanh toán trong bán, cho thuê nhà ở hình thành trong tương lai, dự thảo luật đưa ra hai phương án. Phương án 1, bên bán chỉ được thu tối đa 95% giá trị hợp đồng mua bán nếu bên mua, thuê mua chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 5% giá trị còn lại sẽ được thanh toán khi các giấy chứng nhận được cơ quan có thẩm quyền cấp cho bên mua.

Phương án 2, bên bán chỉ được thu tối đa 95% giá trị hợp đồng mua bán nếu bên mua, thuê mua chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 5% giá trị còn lại của hợp đồng được khách hàng chuyển vào tài khoản của chủ đầu tư mở tại ngân hàng để quản lý và chủ đầu tư không được dùng số tiền này. Các chi phí, lợi tức phát sinh liên quan đến khoản tiền này do chủ đầu tư và ngân hàng tự thỏa thuận.

Chủ đầu tư chỉ được sử dụng số tiền này cùng với lợi tức (nếu có) khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho bên mua, thuê.

Dự kiến, Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) ngày 27.11.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Có chiêu trò thao túng, dùng dự án này kích giá dự án bất động sản khác

PHẠM ĐÔNG - THÙY LINH |

Nhấn mạnh việc thao túng thị trường bất động sản nguy hiểm không kém chứng khoán, đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An nêu rõ, hành vi thao túng có việc dùng giá dự án này để kích giá cho dự án khác, tạo thành mặt bằng giá rất cao.

Cựu Chủ tịch FLC thao túng 5 mã cổ phiếu tăng đến 1.776%

Việt Dũng |

Với 500 tài khoản chứng khoán, cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết đã chỉ đạo em gái liên tục mua bán, khớp chéo tạo cung cầu giả, để giá cổ phiếu tăng 70-1.776%.

Chiêu trò thao túng cổ phiếu họ Apec

Việt Dũng |

Hà Nội - Nhóm lãnh đạo Công ty Cổ phần chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương bị cáo buộc đã sử dụng 40 tài khoản để thao túng ba mã cổ phiếu API, IDJ và APS tăng từ 373%-581% thu lời 157 tỉ đồng.

Công an khởi tố vụ án thao túng chứng khoán API, IDJ và APS

Lan Hương |

Cơ quan An ninh điều tra - Công an TP. Hà Nội ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự "Thao túng thị trường chứng khoán" xảy ra tại Công ty cổ phần Chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương (APS), Công ty cổ phần Đầu tư châu Á Thái Bình Dương (API) và Công ty cổ phần Đầu tư IDJ Việt Nam (IDJ) để tiến hành điều tra theo quy định.

Khởi tố thêm 15 đối tượng vụ ông Trịnh Văn Quyết thao túng chứng khoán

VIỆT DŨNG |

Ngày 23.6, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố thêm 15 bị can liên quan đến vụ án cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết thao túng chứng khoán.

Doanh thu quý III của Masan tăng 3% so với cùng kỳ 2022

Quang Dân |

Tại ngày 30.9.2023, tổng tài sản Tập đoàn Masan đạt 145.072 tỉ đồng (khoảng 5,89 tỉ USD). Trong khi đó, nợ phải trả công ty còn 106.999 tỉ đồng (khoảng 4,35 tỉ USD).

Đề nghị xử lý hình sự khi trốn đóng bảo hiểm xã hội từ 6 tháng trở lên

PHẠM ĐÔNG - NGÔ CƯỜNG |

Dự thảo luật đề xuất ngừng sử dụng hóa đơn đối với người sử dụng lao động trốn đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc từ 6 tháng trở lên, tuy nhiên đại biểu Quốc hội đề nghị hành vi này phải xử lý hình sự.

Hé lộ mức giá khủng của biển số ngũ quý 2 trong phiên đấu giá ngày 2.11

Hải Danh |

Đấu giá biển số ngày 2.11.2023: Kết thúc phiên đấu giá biển số ngày 2.11, biển số 37K-222.22 có mức trúng đấu giá lên đến 1,395 tỉ đồng. Đây là mức đấu giá khiến nhiều người chơi biển số bất ngờ bởi mức giá vượt gần gấp đôi giá cũ.

Có chiêu trò thao túng, dùng dự án này kích giá dự án bất động sản khác

PHẠM ĐÔNG - THÙY LINH |

Nhấn mạnh việc thao túng thị trường bất động sản nguy hiểm không kém chứng khoán, đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An nêu rõ, hành vi thao túng có việc dùng giá dự án này để kích giá cho dự án khác, tạo thành mặt bằng giá rất cao.

Cựu Chủ tịch FLC thao túng 5 mã cổ phiếu tăng đến 1.776%

Việt Dũng |

Với 500 tài khoản chứng khoán, cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết đã chỉ đạo em gái liên tục mua bán, khớp chéo tạo cung cầu giả, để giá cổ phiếu tăng 70-1.776%.

Chiêu trò thao túng cổ phiếu họ Apec

Việt Dũng |

Hà Nội - Nhóm lãnh đạo Công ty Cổ phần chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương bị cáo buộc đã sử dụng 40 tài khoản để thao túng ba mã cổ phiếu API, IDJ và APS tăng từ 373%-581% thu lời 157 tỉ đồng.

Công an khởi tố vụ án thao túng chứng khoán API, IDJ và APS

Lan Hương |

Cơ quan An ninh điều tra - Công an TP. Hà Nội ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự "Thao túng thị trường chứng khoán" xảy ra tại Công ty cổ phần Chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương (APS), Công ty cổ phần Đầu tư châu Á Thái Bình Dương (API) và Công ty cổ phần Đầu tư IDJ Việt Nam (IDJ) để tiến hành điều tra theo quy định.

Khởi tố thêm 15 đối tượng vụ ông Trịnh Văn Quyết thao túng chứng khoán

VIỆT DŨNG |

Ngày 23.6, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố thêm 15 bị can liên quan đến vụ án cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết thao túng chứng khoán.