Cá nhân kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Trong dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉnh lý theo hướng cá nhân khi kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, có ngành nghề kinh doanh bất động sản.

Doanh nghiệp phải công khai thông tin trung thực và chính xác về bất động sản

Tiếp tục Kỳ họp thứ 6, sáng 31.10, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).

Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh cho biết, có ý kiến đề nghị quy định doanh nghiệp bất động sản (BĐS) phải công khai thông tin và chịu trách nhiệm về sự đầy đủ, trung thực và chuẩn xác của các thông tin phải công khai. Có ý kiến đề nghị quy định cụ thể nơi công khai thông tin về BĐS.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu và chỉnh lý dự thảo luật để bảo đảm trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh BĐS trong việc phải công khai thông tin đầy đủ, trung thực và chính xác thông tin về BĐS, dự án BĐS trước khi đưa vào kinh doanh; việc công khai thông tin là một trong những điều kiện để kinh doanh BĐS.

Đồng thời, dự thảo luật đã được bổ sung thêm quy định giao Chính phủ quy định chi tiết để xác định cụ thể về thời điểm, trình tự, thủ tục thực hiện việc công khai thông tin.

Theo ông Vũ Hồng Thanh, có ý kiến đề nghị rà soát các hoạt động kinh doanh BĐS của cá nhân có phạm vi hẹp hơn so với khái niệm kinh doanh BĐS.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉnh lý theo hướng cá nhân khi kinh doanh BĐS phải thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, có ngành nghề kinh doanh BĐS.

Trường hợp cá nhân kinh doanh BĐS với quy mô nhỏ không phải thành lập doanh nghiệp nhưng phải kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật và phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 3 điều 9 dự thảo luật.

Khoản 5 Điều 9 dự thảo luật giao Chính phủ quy định chi tiết về tiêu chí xác định kinh doanh BĐS quy mô nhỏ về số lượng, giá trị đối với các loại BĐS.

Bỏ quy định về các giao dịch BĐS thông qua sàn

Tiếp đó, nhiều ý kiến đề nghị không quy định bắt buộc mà chỉ khuyến khích giao dịch BĐS thông qua sàn giao dịch BĐS.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu và chỉnh sửa theo hướng bỏ quy định về các giao dịch BĐS thông qua sàn giao dịch tại chương VII dự thảo luật.

Bổ sung khoản 7 Điều 8 dự thảo luật về chính sách của Nhà nước đối với đầu tư kinh doanh BĐS. Theo đó “Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện giao dịch mua bán, chuyển nhượng, cho thuê mua, cho thuê nhà ở, công trình xây dựng và quyền sử dụng đất thông qua sàn giao dịch BĐS”.

Thực tiễn tổng kết thi hành Luật Kinh doanh BĐS năm 2014 cho thấy các sàn giao dịch BĐS hiện nay chưa đủ khả năng để bảo đảm tính an toàn pháp lý của giao dịch, đã xuất hiện nhiều trường hợp sàn giao dịch BĐS có hành vi làm nhiễu loạn thị trường.

Việc bắt buộc giao dịch qua sàn giao dịch BĐS sẽ dẫn đến nguy cơ lợi dụng quy định của pháp luật, không bảo đảm thực hiện nhiệm vụ phát triển thị trường BĐS lành mạnh, an toàn, bền vững.

Về điều tiết thị trường BĐS, một số ý kiến đề nghị quy định cụ thể nội dung chính sách và các giải pháp về điều tiết thị trường BĐS tại dự thảo luật.

Một số ý kiến cho rằng công cụ quan trọng nhất để điều tiết thị trường BĐS là thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chiến lược nhà ở, cấp phép thực hiện dự án BĐS với trục thời gian phù hợp, bảo đảm nguồn cung hợp lý ra thị trường trong một giai đoạn.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu và chỉnh lý toàn diện dự thảo luật về điều tiết thị trường BĐS, làm rõ nội hàm các chính sách nhằm giải quyết các vấn đề mất cân đối của thị trường BĐS.

Thể hiện vai trò của Nhà nước là phải dẫn dắt thị trường tập trung vào các nội dung, vấn đề trọng tâm, trọng điểm huyết mạch, cốt lõi có tính nguyên tắc, quy luật của thị trường.

Trong đó các nội dung gồm: Quy định nguyên tắc trong điều tiết thị trường BĐS; Quy định các biện pháp thực hiện điều tiết thị trường BĐS liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau như đất đai, nhà ở, đầu tư, thuế, tín dụng; Quy định thẩm quyền thực hiện điều tiết thị trường BĐS.

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Quốc hội thảo luận về kinh tế - xã hội, Luật Kinh doanh bất động sản

PHẠM ĐÔNG |

Trong phiên làm việc ngày 31.10, Quốc hội tiến hành thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); thảo luận về phát triển kinh tế - xã hội.

Đại biểu Quốc hội nói về mánh khóe luồn lách trong kinh doanh bất động sản

PHẠM ĐÔNG |

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí cho rằng có một thời gian dài mua bán bất động sản thuận tiện, dễ dàng, nhưng cũng rất lộn xộn và khi có sự cố xảy ra thì người dân, Nhà nước dễ chịu thiệt thòi. Kinh doanh bất động sản đã trở thành một nghề dễ làm, dễ phất lên, với những mánh khóe luồn lách.

Nghiên cứu chế tài xử lý người môi giới bất động sản không có chứng chỉ hành nghề

PHẠM ĐÔNG |

Đại biểu Quốc hội Trần Thị Hồng Thanh đề nghị nghiên cứu chế tài xử lý cá nhân hoạt động môi giới bất động sản không có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản và không làm việc trong một tổ chức kinh doanh bất động sản.

Tập đoàn Hòa Bình tập trung tái cấu trúc để cắt giảm thua lỗ sau 4 quý

Gia Miêu |

Trong bối cảnh doanh thu hoạt động kinh doanh chính lẫn hoạt động tài chính đều giảm còn chi phí tài chính lại tăng cao, Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HOSE: HBC) lỗ ròng gần 169 tỉ đồng trong quý III/2023.

Hà Nội lắp thêm biển báo giao thông trên cao tốc, quốc lộ

KHÁNH AN |

Hà Nội sẽ lắp đặt thêm loạt biển báo cung cấp các số điện thoại để hỗ trợ xử lý tai nạn, cứu hộ, hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông.

Hưởng 50% bảo hiểm xã hội 1 lần hợp lý hơn khi áp dụng với lao động trẻ

Mạnh Cường |

Trong hồ sơ Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi mà Chính phủ trình Quốc hội thông qua gần đây có phương án chỉ được rút 50% bảo hiểm xã hội 1 lần dự kiến từ ngày 1.7.2025. Phương án này theo nhiều lao động trung niên có nhiều bất cập, chỉ phù hợp với các lao động trẻ.

Xử lý chung cư mini không dễ dàng vì liên quan nơi ăn, chốn ở của hàng nghìn người

Cường Ngô - Phạm Đông |

Đại biểu Quốc hội cho rằng việc xử lý đối với chung cư mini không dễ dàng, bởi đây là nơi ăn chốn ở của hàng nghìn con người và những giao dịch về tài sản cũng đã được thực hiện, nhiều toà nhà đã bán hết và chủ đầu tư rời đi từ lâu.

Có tâm lý e ngại sợ sai dẫn đến thiếu thuốc, thiếu vật tư y tế

Thùy Linh - Phạm Đông |

Sáng 1.11, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã có phát biểu giải trình về các vấn đề y tế. Trong đó, Bộ trưởng dành nhiều thời gian giải trình về các biện pháp khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế, vaccine...

Quốc hội thảo luận về kinh tế - xã hội, Luật Kinh doanh bất động sản

PHẠM ĐÔNG |

Trong phiên làm việc ngày 31.10, Quốc hội tiến hành thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); thảo luận về phát triển kinh tế - xã hội.

Đại biểu Quốc hội nói về mánh khóe luồn lách trong kinh doanh bất động sản

PHẠM ĐÔNG |

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí cho rằng có một thời gian dài mua bán bất động sản thuận tiện, dễ dàng, nhưng cũng rất lộn xộn và khi có sự cố xảy ra thì người dân, Nhà nước dễ chịu thiệt thòi. Kinh doanh bất động sản đã trở thành một nghề dễ làm, dễ phất lên, với những mánh khóe luồn lách.

Nghiên cứu chế tài xử lý người môi giới bất động sản không có chứng chỉ hành nghề

PHẠM ĐÔNG |

Đại biểu Quốc hội Trần Thị Hồng Thanh đề nghị nghiên cứu chế tài xử lý cá nhân hoạt động môi giới bất động sản không có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản và không làm việc trong một tổ chức kinh doanh bất động sản.