Cán bộ sợ trách nhiệm, có xu hướng giải thích "tiện cho mình"

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Về việc một số nơi cán bộ có biểu hiện sợ trách nhiệm, né tránh công việc trong công tác, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, một số nơi có xu hướng giải thích theo hướng “tiện cho mình”, hoặc hiểu về pháp luật còn chưa thống nhất, có tình trạng hành chính hóa.

Câu hỏi về nguyên nhân chính của tình trạng cán bộ sợ trách nhiệm

Sáng 15.8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực của Bộ Tư pháp.

Đặt câu hỏi chất vấn, đại biểu Trịnh Minh Bình (Đoàn Vĩnh Long) cho biết, theo báo cáo của Bộ Tư pháp, hiện nay, còn một số nơi cán bộ có biểu hiện sợ trách nhiệm, né tránh công việc trong công tác tham mưu xây dựng thể chế. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng chỉ rõ nguyên nhân chính của vấn đề trên và giải pháp khắc phục trong thời gian tới?

Bên cạnh đó, báo cáo của Bộ Tư pháp có nêu, quy định về thẩm quyền, trách nhiệm trong kiểm tra văn bản chưa thực sự rõ ràng, hợp lý.

Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết nguyên nhân của tình trạng này và chỉ ra các giải pháp để nâng cao năng lực, hiệu quả trong công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, qua đó tránh tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo giữa các văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam?

Đại biểu Trịnh Minh Bình đặt câu hỏi. Ảnh: Phạm Thắng/QH
Đại biểu Trịnh Minh Bình đặt câu hỏi. Ảnh: Phạm Thắng/QH

Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long thừa nhận tình trạng sợ trách nhiệm là có và không chỉ ở Bộ Tư pháp. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, để lượng hóa việc này rất khó.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp nêu rõ, Tổng Bí thư và lãnh đạo Đảng, Nhà nước nước nói nhiều về khâu yếu của chúng ta là tổ chức thi hành pháp luật.

Dù không thể bao quát hết các nội dung, ông Lê Thành Long phản ánh thực tế nhiều khi do không xem xét vấn đề trong tổng thể nên cứ nói do pháp luật, báo cáo rà soát cũng nói đó là vướng mắc nhưng trên thực tế nhiều cái không phải như vậy.

Bên cạnh đó, một số nơi có xu hướng giải thích theo hướng “tiện cho mình”, hoặc hiểu về pháp luật còn chưa thống nhất, có tình trạng hành chính hóa.

Bộ trưởng Lê Thành Long nêu rõ, những yếu tố đó cộng với ảnh hưởng của việc nọ việc kia nên các bộ, ngành chưa chủ động, có những trường hợp cực đoan như đáng lẽ ban hành thông tư như trình tự bình thường song cứ trao đi đổi lại về việc làm theo thủ tục rút gọn.

"Việc này làm mất 4-5 tháng để quyết định xem có rút gọn hay không, thì thà làm chính thức ngay từ đầu”, ông Long cho hay

Ông Lê Thành Long cho biết Bộ Nội vụ được giao ra Nghị định về bảo vệ người dám nghĩ dám làm nhưng còn nhiều vấn đề cần giải quyết bởi đây chỉ là nghị định, còn những vấn đề liên quan lại ở tầm luật.

Quan điểm về việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về phân cấp, phân quyền

Đại biểu Hoàng Ngọc Định (Đoàn Hà Giang) cho biết, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 04/NQ-CP về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước. Tuy nhiên, trong thực tế, một số văn bản quy phạm pháp luật có giao địa phương thực hiện phân cấp, một số văn bản không giao phân cấp nên thực tiễn đã xuất hiện một số vấn đề.

Theo đó, nếu chỉ thực hiện phân cấp trong phạm vi được giao tại văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương sẽ không đẩy mạnh được hoạt động phân cấp như mong muốn.

Chính vì vậy, đại biểu cho rằng cần thiết phải có văn bản quy phạm pháp luật quy định riêng về phân cấp để tạo cơ sở pháp lý cho địa phương đẩy mạnh hoạt động này, bảo đảm đúng quy định pháp luật, phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương và thống nhất trên phạm vi toàn quốc. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết quan điểm về đề xuất, giải pháp đã nêu trên?

Đại biểu Hoàng Ngọc Định chất vấn. Ảnh: Phạm Thắng/QH
Đại biểu Hoàng Ngọc Định chất vấn. Ảnh: Phạm Thắng/QH

Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, việc khó là các quy định về phân cấp, phân quyền nằm rất nhiều ở các luật chuyên ngành như đất đai, tài chính, đầu tư… Vì vậy, trong quá trình phân cấp có chỗ phân cấp về thẩm quyền, cách làm nhưng thủ tục không có nên đây là cái vướng.

“Giờ nếu có văn bản riêng về phân cấp nữa sẽ khó sàng lọc được các nội dung đã được quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành”, ông Long nói.

Theo Bộ trưởng, quan trọng là thể chế hóa tốt hơn quy định của Hiến pháp, chiếu từ phân cấp gốc, tức là phân cấp trong Luật Tổ chức Chính phủ và Tổ chức chính quyền địa phương. Như vậy trong quá trình sửa đổi, bổ sung các luật chuyên ngành và đặc biệt về thẩm quyền của từng cấp, từng chức danh, có thể đó sẽ là giải pháp khả thi hơn trong giai đoạn hiện nay.

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Khắc phục bất cập, nâng cao hiệu quả đấu giá tài sản, giám định tư pháp

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 25, sáng 15.8, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực của Bộ Tư pháp.

Rà soát, xử lý cán bộ sợ sai, sợ trách nhiệm

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh nhiệm vụ rà soát lại đội ngũ cán bộ, công chức, những ai vi phạm, né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm, sợ sai thì xử lý theo quy định.

Bộ trưởng Nội vụ nhấn mạnh quyết tâm công phá tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm

NHÓM PV |

"Huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc một cách đồng bộ để thực hiện các giải pháp với ý thức trách nhiệm cao nhất, quyết tâm công phá tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm và không làm trong thực thi công vụ", Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Bất chấp mạng sống, đua nhau vớt củi giữa nước lũ cuồn cuộn ở Điện Biên

NHÓM PV |

Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao, rất nhiều người dân tại Điện Biên đã bất chấp nguy hiểm để vớt củi trên dòng nước đục ngàu, cuồn cuộn.

Thủy điện ở Hòa Bình xả lũ không thông báo, nhiều du khách suýt bị cuốn trôi

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Phản ánh đến Báo Lao Động, người dân, du khách bức xúc vì cho rằng Thủy điện Suối Mu (xã Tự Do, huyện Lạc Sơn) xả lũ mà không thông báo khiến nhiều người suýt bị lũ cuốn trôi.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Khắc phục bất cập, nâng cao hiệu quả đấu giá tài sản, giám định tư pháp

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 25, sáng 15.8, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực của Bộ Tư pháp.

Rà soát, xử lý cán bộ sợ sai, sợ trách nhiệm

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh nhiệm vụ rà soát lại đội ngũ cán bộ, công chức, những ai vi phạm, né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm, sợ sai thì xử lý theo quy định.

Bộ trưởng Nội vụ nhấn mạnh quyết tâm công phá tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm

NHÓM PV |

"Huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc một cách đồng bộ để thực hiện các giải pháp với ý thức trách nhiệm cao nhất, quyết tâm công phá tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm và không làm trong thực thi công vụ", Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh.