Vaccine DNA đầu tiên trên thế giới của Ấn Độ khác biệt gì vaccine hiện nay?

Thanh Hà |

Ấn Độ công bố tạo ra vaccine DNA đầu tiên trên thế giới, vaccine ZyCoV-D. Liệu loại vaccine mới này có thể trở thành công cụ tiếp theo trong cuộc chiến chống COVID-19 hay không?

ZyCoV-D -vaccine DNA của Ấn Độ đã được cơ quan quản lý nước này phê duyệt. Vaccine ZyCoV-D cũng được tuyên bố là vaccine DNA đầu tiên trên thế giới. Trong khi vaccine tiêu chuẩn sử dụng protein "phần cứng" thì vaccine DNA sử dụng bản thiết kế "phần mềm" của virus. 

Vaccine DNA của Ấn Độ do công ty Zydus Cadila phát triển. ZyCoV-D dự kiến ​​sẵn có để sử dụng vào tháng 10 tới, mang lại hy vọng cho quốc gia đang có hơn 447.000 ca tử vong do COVID-19.

Vaccine DNA là gì? 

Giáo sư Jonathan Gershoni, Đại học Tel Aviv giải thích, vaccine DNA là một dạng vaccine phần mềm, tức loại vaccine trong đó các nhà khoa học dùng thiết kế của virus, là DNA hoặc RNA, tương ứng với các gene mã hóa protein gai để đưa vào cơ thể người nhận một cách đơn giản và hiệu quả. Sau đó, các tế bào tổng hợp protein virus tạo ra các kháng thể chống lại gai virus. 

Điều này trái ngược với vaccine phần cứng, tức vaccine từ các mảnh vật lý của protein virus. Loại vaccine phần cứng bao gồm virus đã bị tiêu diệt hoặc virus bị giảm độc lực. Hoặc cũng có thể là vaccine tiểu đơn vị, như vaccine viêm gan B, chỉ là protein gai đã tinh chế, ông Gershoni thông tin.

“Hệ thống miễn dịch xác định sự hiện diện của protein virus… Điều đó kích thích hệ thống miễn dịch đáp ứng và tạo ra các kháng thể nhắm mục tiêu đặc hiệu cao để bất hoạt virus" - giáo sư Gershoni cho hay.  Tất cả vaccine trẻ em truyền thống tồn tại hiện nay đều là vaccine phần cứng.

Từ cuối những năm 1980, các nhà khoa học bắt đầu thử nghiệm ý tưởng tiêm DNA hoặc RNA trực tiếp và từ đó gần đây đã phát triển vaccine phần mềm.

Ban đầu, các nhà khoa học ủng hộ DNA vì dễ bị phá vỡ hơn RNA nhưng RNA lại có ưu thế hơn ở khả năng tương tác với nhà máy sản xuất protein gọi là ribosomes. Vaccine COVID-19 của Pfizer và Moderna đều là vaccine RNA.

Vaccine DNA của Ấn Độ có gì khác biệt?

Jerusalem Post lưu ý, có những vaccine DNA khác đã được bán trên thị trường trước vaccine của Ấn Độ nhưng khác biệt về cách đóng gói. Vaccine AstraZeneca, Sputnik V và Johnson & Johnson đều có DNA của protein gai của virus làm thành phần hoạt tính. Giáo sư Gershoni giải thích, những loại vaccine này lấy DNA của protein gai virus Corona và gói bên trong DNA của một loại virus an toàn tên là Adenovirus.

Những vaccine này cung cấp gene cho protein gai thông qua Adenovirus lây nhiễm sang các tế bào của con người nhưng không gây ra bất kỳ bệnh có hại hoặc đáng chú ý nào.

Điều khác biệt của vaccine Ấn Độ là chứa ít DNA hơn nhiều và không được đóng gói trong vector virus. DNA trong vaccine của Ấn Độ đứng riêng lẻ.

“Những gì họ đã làm là lấy một đoạn DNA nhỏ, hình tròn được gọi là plasmid và kết hợp vào plasmid này một đoạn DNA tương ứng với 1.200 amino axit của protein gai virus Corona" - giáo sư Gershoni giải thích.

Plasmid mà Ấn Độ dùng trong vaccine ZyCoV-D là một plasmid từ những năm 1990 được gọi là pVAX1 - một DNA plasmid thương mại.

Với vaccine của Ấn Độ, DNA không được bọc hoặc đóng gói trong bất kỳ thứ gì mà được tiêm trực tiếp vào cánh tay, được gọi là "DNA trần".

Đây là vaccine DNA plasmid đầu tiên được phép sử dụng cho con người. Giáo sư Gershoni nói rằng, đã từng có những ứng dụng DNA plasmid dùng trong thú y.

Vaccine COVID-19 từ DNA của Ấn Độ cũng khác các loại vaccine khác vì được tiêm trong da, tức không cần dùng kim tiêm để đưa vaccine vào cơ thể. Phác đồ vaccine ZyCoV-D là 3 liều, mỗi  liều cách nhau 28 ngày. Thử nghiệm giai đoạn III cho thấy vaccine có hiệu quả dưới 70%.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Israel có khẩu trang chống COVID-19 hiệu quả 99,95% với biến thể Delta

Thanh Hà |

Khẩu trang ngăn COVID-19 của công ty Sonovia, Israel, được xác định là có khả năng chống biến thể Delta tới 99,95%.

Nhà phát minh vaccine mRNA giành giải "Nobel của Mỹ"

Thanh Hà |

Hai nhà nghiên cứu Mỹ đã phát triển công nghệ làm nền tảng cho cả vaccine COVID-19 của Moderna và Pfizer/BioNTech đã giành được giải thưởng y khoa danh giá thường được gọi là "Nobel của Mỹ".

Triển vọng có nhiều thuốc uống điều trị COVID-19 trong vài tháng tới

Hải Anh |

Từ Pfizer của Mỹ tới Shionogi ở Nhật Bản, các hãng dược phẩm trên thế giới đang chạy đua để sản xuất thuốc điều trị COVID-19 đường uống.

Bắt 6 nguyên cảnh sát giao thông ở Hải Dương tội lợi dụng chức vụ

Đặng Luân |

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hải Dương đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với 6 đối tượng nguyên là cán bộ thuộc Đội Cảnh sát giao thông - trật tự Công an TP.Chí Linh về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra ngày 4.2.2023 tại TP.Chí Linh.

Cảnh báo về động đất dữ dội tiếp theo ở Thổ Nhĩ Kỳ

Ngọc Vân |

Chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo, một trận động đất quy mô lớn có thể sớm xảy ra gần cảng Canakkale ở nước này.

Tiền tiểu học: Người bỏ tiền triệu cho con theo học, người nghĩ không cần

NHÓM PV |

Nhiều ý kiến cho rằng, nên cho trẻ học tiền tiểu học để chuẩn bị tâm lí cho trẻ trước khi học chính thức. Nhưng cũng nhiều phụ huynh cho rằng ở trường mầm non các cô đã dạy khá kỹ nên cũng không nhất thiết phải cho con đi học tiền tiểu học.

Dự báo thời tiết 10.2: Hà Nội vẫn tiếp tục tình trạng mưa nồm ẩm, trời lạnh

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 10.2, miền Bắc tiếp tục mưa nhỏ tập trung vào đêm và sáng, ngày có khoảng thời gian khô ráo gián đoạn. Sương mù vẫn bao phủ từ sáng đến đêm, trời lạnh với nhiệt độ phổ biến dao động 19 - 25 độ C.

Đầu năm, trải nghiệm trekking cực hấp dẫn ở ngọn núi cao nhất miền Tây

PHONG LINH |

Để khởi đầu năm mới năng lượng, PV Báo Lao Động đã tháp tùng đoàn khách tham quan hơn 40 người trải nghiệm trekking cung đường hơn 7km ở núi Cấm, tỉnh An Giang, ngọn núi cao nhất miền Tây.

Israel có khẩu trang chống COVID-19 hiệu quả 99,95% với biến thể Delta

Thanh Hà |

Khẩu trang ngăn COVID-19 của công ty Sonovia, Israel, được xác định là có khả năng chống biến thể Delta tới 99,95%.

Nhà phát minh vaccine mRNA giành giải "Nobel của Mỹ"

Thanh Hà |

Hai nhà nghiên cứu Mỹ đã phát triển công nghệ làm nền tảng cho cả vaccine COVID-19 của Moderna và Pfizer/BioNTech đã giành được giải thưởng y khoa danh giá thường được gọi là "Nobel của Mỹ".

Triển vọng có nhiều thuốc uống điều trị COVID-19 trong vài tháng tới

Hải Anh |

Từ Pfizer của Mỹ tới Shionogi ở Nhật Bản, các hãng dược phẩm trên thế giới đang chạy đua để sản xuất thuốc điều trị COVID-19 đường uống.