Trung Quốc xây cáp quang biển khổng lồ cạnh tranh Mỹ

Khánh Minh |

Trung Quốc và các đối tác xây cáp quang khổng lồ dưới biển để cạnh tranh với sự thống trị của Mỹ về cơ sở hạ tầng truyền thông toàn cầu.

Reuters đưa tin ngày 6.4, các công ty viễn thông lớn nhất Trung Quốc dự kiến xây dựng mạng cáp viễn thông khổng lồ dưới biển nhằm thách thức sự thống trị của Mỹ trong việc vận hành cơ sở hạ tầng Internet toàn cầu.

Reuters cho biết, ba công ty: China Telecom, China Mobile Limited và China Unicom đang trong giai đoạn lập kế hoạch cho dự án cáp quang dưới biển trị giá 500 triệu USD kết nối châu Á với Trung Đông và châu Âu.

Mạng lưới cáp quang rộng lớn, được gọi là EMA (Châu Âu - Trung Đông - Châu Á), được cho là nhằm cạnh tranh với một hệ thống cáp khác đang được công ty SubCom LLC của Mỹ xây dựng, có tên là SeaMeWe-6 (Đông Nam Á - Trung Đông - Tây Âu - 6). SeaMeWe-6 là hệ thống cáp biển dài 19.200 km nối từ Singapore đến Pháp (Marseille), xuyên qua Ai Cập bằng cáp đất liền.

Công ty Trung Quốc HMN Tech (trước đây là Huawei Marine Networks) ban đầu được chọn vào năm 2020 để sản xuất cáp cho SeaMeWe-6. Tuy nhiên, một chiến dịch gây áp lực kéo dài của Mỹ bao gồm hàng triệu USD "tài trợ đào tạo" cho các công ty viễn thông nước ngoài để đổi lấy việc chuyển phiếu bầu, cuối cùng đã đẩy hợp đồng sang đối thủ cạnh tranh của HMN tại Mỹ vào năm ngoái, mặc dù chi phí cao hơn đáng kể.

Hệ thống cáp ngầm dài 19.200km giữa Singapore và Pháp (Marseille), xuyên qua Ai Cập bằng cáp đất liền. Ảnh: SMW6 consortium
SeaMeWe-6 là hệ thống cáp biển dài 19.200 km giữa Singapore và Pháp (Marseille), xuyên qua Ai Cập bằng cáp đất liền. Ảnh: SMW6 consortium

Ba công ty viễn thông Trung Quốc được cho là đã ký thỏa thuận với các công ty viễn thông ở Pháp, Pakistan, Ai Cập và Saudi Arabia, với các thỏa thuận tiếp theo ở những nơi khác tại châu Á, châu Phi và Trung Đông. Các công ty hy vọng sẽ đưa EMA đi vào hoạt động từ cuối năm 2025.

Một nguồn tin nói với Reuters, dự án này có những lợi thế rõ ràng đối với Trung Quốc - việc kết nối nhanh hơn giữa Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc) và phần còn lại của thế giới mang lại cho Bắc Kinh một chính sách bảo hiểm nếu bị cắt khỏi các mạng do Mỹ kiểm soát. Washington đã vận động trong nhiều năm để thuyết phục các đồng minh loại trừ các công ty Trung Quốc khỏi các dự án cơ sở hạ tầng trong tương lai.

Tuy nhiên, các nguồn tin của Reuters cho biết họ lo ngại kế hoạch này báo trước sự phân chia ngày càng tăng của cơ sở hạ tầng Internet toàn cầu thành thứ mà một nhà nghiên cứu của tổ chức tư vấn công nghiệp quân sự RAND Corporation mô tả là "Internet do Mỹ lãnh đạo và hệ sinh thái Internet do Trung Quốc lãnh đạo".

Mỹ và Trung Quốc càng tách rời nhau trong lĩnh vực công nghệ thông tin, thì việc thực hiện các chức năng cơ bản và thương mại toàn cầu càng trở nên khó khăn hơn” - Timothy Heath của RAND nói với Reuters, đồng thời cảnh báo rằng việc buộc các nước thứ ba phải lựa chọn giữa hai bên sẽ làm cho các công nghệ như vệ tinh GPS và ngân hàng trực tuyến kém tin cậy hơn nhiều.

Antonia Hmaidi - nhà phân tích của Viện Nghiên cứu Trung Quốc Mercator - đồng ý rằng việc phân chia lưu lượng truy cập Internet toàn cầu giữa hai siêu cường sẽ làm tăng đáng kể khả năng các siêu cường đó thao túng và theo dõi dữ liệu, dẫn đến sự suy giảm chung về chất lượng và số lượng dịch vụ cho đến khi “đột nhiên toàn bộ cấu trúc của Internet không hoạt động như dự kiến”.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Công nghệ vũ trụ Trung Quốc đạt dấu mốc ngoạn mục mới

Song Minh |

Trung Quốc vừa thử nghiệm thành công hạ cánh thẳng đứng tên lửa trên biển, đánh dấu cột mốc mới trong công nghệ vũ trụ của nước này.

Điện thoại di động ở Trung Quốc: Từ biểu tượng địa vị đến công nghệ đột phá

Ngọc Vân |

Điện thoại di động đã định hình lại nền kinh tế và công nghệ của Trung Quốc.

Trung Quốc đạt cột mốc chưa từng thấy về vũ trụ

Khánh Minh |

Trung Quốc đạt cột mốc mới về vũ trụ khi một công ty tư nhân đầu tiên của nước này phóng thành công tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng.

Thủy Tiên chính thức lên tiếng việc đòi bà Phương Hằng bồi thường 44 tỉ

ĐÔNG DU |

Tối 7.4, ca sĩ Thủy Tiên đã chính thức lên tiếng trước thông tin đòi bà Phương Hằng bồi thường 44 tỉ đồng.

Vụ bấm được 4 biển số xe đẹp tại Đồng Nai: Đình chỉ một cảnh sát giao thông

HÀ ANH CHIẾN |

Vụ 2 vợ chồng ở Đồng Nai bấm được 4 biển số xe đẹp bất thường (60B6-888.89, 60B6-888.86, 60B6-888.88, 60B6-888.68), ngày 7.4, Công an tỉnh Đồng Nai cho biết đã có quyết định tạm đình chỉ công tác một cảnh sát giao thông (CSGT) Công an huyện Cẩm Mỹ.

Cứu hộ trong vụ tai nạn trực thăng kịp thời, nhanh chóng

Đoàn Hưng |

Ngày 7.4, tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ninh, Trung tướng Nguyễn Trọng Bình, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn chủ trì cuộc họp rút kinh nghiệm công tác cứu hộ - cứu nạn vụ tai nạn máy bay trực thăng mang số hiệu VN-8650.

Công trình hơn 1.000 tỉ đồng chào mừng Đại hội Công đoàn Việt Nam

Phương Linh |

Công trình chào mừng Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đầu tiên được gắn biển có ý nghĩa quan trọng đối với khu vực kinh tế trọng điểm vùng duyên hải Nam Trung Bộ.

Giám đốc Sở Y tế Thanh Hóa xin nghỉ hưu trước tuổi đi chữa bệnh

Xuân Hùng |

Ông Trịnh Hữu Hùng - Giám đốc Sở Y tế Thanh Hóa, người từng khẳng định khi trả lời phỏng vấn của Báo Lao Động là "không nhận 1 xu" của Việt Á - đã có đơn xin nghỉ hưu trước tuổi để đi chữa bệnh.

Công nghệ vũ trụ Trung Quốc đạt dấu mốc ngoạn mục mới

Song Minh |

Trung Quốc vừa thử nghiệm thành công hạ cánh thẳng đứng tên lửa trên biển, đánh dấu cột mốc mới trong công nghệ vũ trụ của nước này.

Điện thoại di động ở Trung Quốc: Từ biểu tượng địa vị đến công nghệ đột phá

Ngọc Vân |

Điện thoại di động đã định hình lại nền kinh tế và công nghệ của Trung Quốc.

Trung Quốc đạt cột mốc chưa từng thấy về vũ trụ

Khánh Minh |

Trung Quốc đạt cột mốc mới về vũ trụ khi một công ty tư nhân đầu tiên của nước này phóng thành công tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng.