Trung Quốc đạt cột mốc chưa từng thấy về vũ trụ

Khánh Minh |

Trung Quốc đạt cột mốc mới về vũ trụ khi một công ty tư nhân đầu tiên của nước này phóng thành công tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng.

SCMP đưa tin, ngày 2.4, Công ty Công nghệ Tianbing Bắc Kinh (còn gọi là Space Pioneer) đã phóng thành công một tên lửa sử dụng ôxy lỏng và dầu kerosene, trở thành công ty tư nhân đầu tiên của Trung Quốc phóng tên lửa đẩy sử dụng nhiên liệu lỏng vào không gian và tiến thêm một bước tới việc phát triển tên lửa tái sử dụng.

Các công ty vũ trụ thương mại của Trung Quốc đã đổ xô vào lĩnh vực này kể từ năm 2014, khi nhà nước cho phép đầu tư tư nhân vào ngành vũ trụ. Nhiều công ty bắt đầu chế tạo vệ tinh trong khi những công ty khác bao gồm Space Pioneer tập trung vào phát triển tên lửa tái sử dụng nhằm cắt giảm đáng kể chi phí phóng tên lửa.

Tên lửa không tái sử dụng Thiên Long 2 do Space Pioneer phát triển đã được phóng thành công vào quỹ đạo từ trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền ở tây bắc Trung Quốc hôm 2.4, đưa một vệ tinh viễn thám vào quỹ đạo cách Trái đất khoảng 500 km.

Không giống như tên lửa đẩy sử dụng nhiên liệu rắn vốn không thể điều chỉnh dòng nhiên liệu, tên lửa đẩy sử dụng nhiên liệu lỏng có khả năng kiểm soát chuyến bay tốt hơn đáng kể. Một số tên lửa như Falcon 9 của SpaceX có khả năng quay trở lại Trái đất trong điều kiện hạ cánh có kiểm soát và hạ cánh thẳng đứng.

Công ty Space Pioneer dự kiến phóng tên lửa Thiên Long 3 lớn hơn, trong đó giai đoạn đầu của tên lửa có thể tái sử dụng. Công ty cũng có kế hoạch tung ra một biến thể thậm chí còn lớn hơn của Thiên Long 3, giống như Falcon Heavy của SpaceX.

Các tên lửa tái sử dụng sẽ giúp đẩy nhanh việc xây dựng các chòm sao vệ tinh thương mại của Trung Quốc, từ đó có thể cung cấp các dịch vụ từ Internet tốc độ cao cho máy bay đến theo dõi các tàu chở than.

Trong kế hoạch 5 năm mới nhất giai đoạn 2021-2025, chính phủ Trung Quốc kêu gọi xây dựng một mạng lưới vệ tinh tích hợp phục vụ các mục đích liên lạc, viễn thám và điều hướng. Trung Quốc hiện có hơn 400 vệ tinh trong không gian, bao gồm cả các vệ tinh dùng cho mục đích thương mại.

Với vụ phóng hôm 2.4, Space Pioneer đã trở thành công ty tư nhân thứ ba ở Trung Quốc thực hiện sứ mệnh quỹ đạo, sau i-Space và Galactic Energy. Tuy nhiên, Space Pioneer là công ty đầu tiên phóng tên lửa nhiên liệu lỏng lên quỹ đạo - nhiệm vụ khó khăn hơn so với việc phóng tên lửa nhiên liệu rắn.

Khi ngành thám hiểm vũ trụ tư nhân của Trung Quốc mở rộng, Tập đoàn Công nghệ và Khoa học Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CASC) hồi tháng 1 cho biết sẽ thực hiện 60 sứ mệnh phóng trong năm 2023 và đưa hơn 200 tàu vũ trụ vào quỹ đạo. Những lần phóng này sẽ bao gồm hai sứ mệnh có người lái tới trạm vũ trụ Thiên Cung và chuyến bay đầu tiên của tên lửa đẩy Trường Chinh 6C.

Tên lửa lớn nhất của Trung Quốc - Trường Chinh 5 - cũng sẽ hoạt động trở lại lần đầu tiên kể từ khi thực hiện sứ mệnh sao Hoả Thiên Vấn 1 Mars vào năm 2020.

Trung Quốc đã thực hiện 64 vụ phóng vào năm ngoái, đứng thứ hai sau Mỹ với 87 vụ.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Di vật 3.000 năm trong lăng mộ hé lộ nền văn minh Trung Quốc

Song Minh |

Di vật 3.000 năm tuổi được khai quật trong lăng mộ thời Tây Chu hé lộ nền văn minh Trung Quốc.

Thành tựu khoa học, vũ trụ đáng kinh ngạc của Trung Quốc năm 2022

Song Minh |

Trong năm 2022, các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc đã đạt được những thành tựu đáng kể trong các lĩnh vực từ công nghệ vũ trụ đến siêu máy tính, cũng như những đột phá trong vật lý và sinh học biển sâu.

Tàu vũ trụ Trung Quốc hạ cánh an toàn sau 6 tháng trong vũ trụ

Anh Vũ |

Tàu vũ trụ Trung Quốc Thần Châu 14 đã trở về Trái đất an toàn sau khi hoàn tất sứ mệnh.

Sở Giáo dục và Đào tạo Cần Thơ chỉ đạo khẩn vụ nghi người lạ tiếp cận dụ dỗ học sinh

Phong Linh |

Cần Thơ - Liên quan đến nghi vấn xuất hiện người lạ mặt tiếp cận, dụ dỗ học sinh tại TP Cần Thơ, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) TP Cần Thơ đã chỉ đạo cảnh báo đến các phòng giáo dục quận, huyện.

Mỹ công bố chi tiết gói viện trợ mới 2,6 tỉ USD cho Ukraina

Thanh Hà |

Ngày 4.4, Lầu Năm Góc công bố khoản hỗ trợ quân sự trị giá 2,6 tỉ USD, bao gồm 3 radar giám sát trên không, tên lửa chống tăng và xe tải nhiên liệu cho Ukraina. 

Cơ chế xin cho trong vụ chuyến bay giải cứu

Việt Dũng |

Do bị nhũng nhiễu, để được tổ chức các chuyến bay giải cứu, doanh nghiệp phải tăng giá vé, chi phí để có tiền "bôi trơn" cho lãnh đạo các bộ, ngành cả trăm tỉ đồng.

Nghệ An: Bị đóng cửa hàng loạt, chủ quán karaoke kêu cứu

QUANG ĐẠI |

Nghệ An - Bị cơ quan chức năng đóng cửa, yêu cầu dừng hoạt động do không đủ điều kiện về an toàn phòng cháy chữa cháy, nhiều chủ cơ sở karaoke "kêu cứu" vì khó khăn chồng chất.

Cảnh sát giao thông Hà Nội lập tổ công tác đặc biệt xử lý xe quá tải

Tô Thế |

Hà Nội - 5 tổ công tác đặc biệt thuộc Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT, Công an TP Hà Nội) thực hiện nhiệm vụ tuần tra, xử lý vi phạm liên quan đến tải trọng. Địa bàn hoạt động là tất cả khu vực tuyến đường do Phòng CSGT và cả những tuyến quốc lộ, tỉnh lộ do các quận, huyện quản lý.

Di vật 3.000 năm trong lăng mộ hé lộ nền văn minh Trung Quốc

Song Minh |

Di vật 3.000 năm tuổi được khai quật trong lăng mộ thời Tây Chu hé lộ nền văn minh Trung Quốc.

Thành tựu khoa học, vũ trụ đáng kinh ngạc của Trung Quốc năm 2022

Song Minh |

Trong năm 2022, các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc đã đạt được những thành tựu đáng kể trong các lĩnh vực từ công nghệ vũ trụ đến siêu máy tính, cũng như những đột phá trong vật lý và sinh học biển sâu.

Tàu vũ trụ Trung Quốc hạ cánh an toàn sau 6 tháng trong vũ trụ

Anh Vũ |

Tàu vũ trụ Trung Quốc Thần Châu 14 đã trở về Trái đất an toàn sau khi hoàn tất sứ mệnh.