Ổn định quan hệ, thúc đẩy thương mại Mỹ - Trung Quốc

Hà Liên |

Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo đến Bắc Kinh tối 27.8 trong chuyến thăm 4 ngày nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Theo đài truyền hình CCTV, trong chuyến thăm Trung Quốc, bà Raimondo có các cuộc gặp song phương với các quan chức Trung Quốc ngày 28 và 29.8 tại Bắc Kinh trước khi đi Thượng Hải. Bà Raimondo là Bộ trưởng Thương mại Mỹ đầu tiên tới Trung Quốc sau 7 năm, đồng thời là quan chức cấp cao thứ tư của Mỹ tới Trung Quốc trong những tháng gần đây.
Theo SCMP, Bộ trưởng Gina Raimondo dự kiến nêu hàng loạt vấn đề, trong đó có tiếp cận thị trường, lệnh cấm bán sản phẩm của Công ty chip nhớ Micron Technology của Trung Quốc, bảo mật dữ liệu...

Trong khi đó, Bắc Kinh dự kiến yêu cầu Washington nới lỏng các biện pháp kiểm soát việc bán chip, phần mềm và máy móc cho ngành bán dẫn của Trung Quốc. Người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Shu Jueting chia sẻ tuần trước rằng, trong chuyến thăm của bà Raimondo, Bắc Kinh sẽ nêu lập trường về một số vấn đề thương mại.

CNN thông tin, khi bắt đầu cuộc trao đổi ngày 28.8 với người đồng cấp Trung Quốc - Bộ trưởng Thương mại Vương Văn Đào, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết, mối quan hệ ổn định giữa Washington và Bắc Kinh là “vô cùng quan trọng”.

“Mối quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc là một trong những mối quan hệ quan trọng nhất trên thế giới. Chúng tôi chia sẻ hơn 700 tỉ USD thương mại” - bà Raimondo nói.

Người đứng đầu Bộ Thương mại Mỹ chia sẻ thêm: “Điều cực kỳ quan trọng là chúng ta có mối quan hệ kinh tế ổn định, mang lại lợi ích cho cả hai nước. Tất nhiên, chúng ta có bất đồng về một số vấn đề nhất định, nhưng tôi tin rằng, chúng ta có thể đạt được tiến bộ nếu thẳng thắn, cởi mở và thực tế”.

Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào khẳng định, Bắc Kinh sẵn sàng hợp tác với Washington. Ông nói thêm, quan hệ kinh tế song phương không chỉ rất quan trọng với Trung Quốc và Mỹ mà còn với cả thế giới.

Bộ trưởng Raimondo chỉ ra, hai bên đã làm việc trong mùa hè này để thành lập “các nhóm làm việc và trao đổi thông tin mới” nhằm mở đường cho gắn kết nhiều hơn giữa hai nước.

Bà Raimondo cũng khẳng định sẽ không thỏa hiệp hay đàm phán về bất kỳ vấn đề nào liên quan đến an ninh quốc gia. Nhưng phần lớn thương mại Mỹ - Trung không liên quan đến an ninh quốc gia, bà chỉ ra. Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc cũng chung nhận định này. Ông Vương Văn Đào cho rằng, hầu hết các vấn đề thương mại giữa hai nền kinh tế là nội dung không gây hại.

Theo Reuters, ngày 24.8, Bộ trưởng Raimondo đã trao đổi với Tổng thống Joe Biden về chuyến thăm Trung Quốc của bà và thông điệp của nhà lãnh đạo Mỹ là tăng cường đối thoại với Trung Quốc có thể giảm bớt căng thẳng. Bà Raimondo cũng đã nói chuyện với hơn 100 lãnh đạo doanh nghiệp cấp cao ở Mỹ và cam kết sẽ nêu những quan ngại của các doanh nghiệp.

Ngày 25.8, trước khi đi Trung Quốc, bà Raimondo cho biết: “Nếu đặt khẩu hiệu cho chuyến đi và sứ mệnh thì đó là bảo vệ những gì chúng tôi phải bảo vệ và thúc đẩy những gì chúng tôi có thể".

Sau khi gặp bà Raimondo vào tuần trước, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Xie Feng nhấn mạnh, Trung Quốc tìm kiếm "sự tôn trọng lẫn nhau, chung sống hòa bình và hợp tác cùng có lợi".

Reuters cho hay, bà Raimondo cũng mong muốn thúc đẩy du lịch giữa Mỹ và Trung Quốc. Trong tháng 8, Trung Quốc và Mỹ nhất trí tăng gấp đôi số chuyến bay được cấp phép giữa hai bên nhưng vẫn chỉ bằng một phần nhỏ so với trước đại dịch. Bà Raimondo chia sẻ, nếu Trung Quốc trở lại mức độ du lịch tới Mỹ như năm 2019 sẽ mang lại cho nền kinh tế Mỹ thêm 30 tỉ USD và thêm 50.000 việc làm.

Hà Liên
TIN LIÊN QUAN

Nền kinh tế lớn nhất EU chưa bao giờ yếu đến thế kể từ đại dịch

Khánh Minh |

Đức ghi nhận sự suy giảm mạnh nhất trong hoạt động kinh doanh trong hơn 3 năm, làm dấy lên lo ngại rằng, nền kinh tế lớn nhất EU đang rơi trở lại suy thoái.

Hoạt động sản xuất ảm đạm của các nền kinh tế lớn nhất thế giới

Thảo Phương |

Các nền sản xuất lớn nhất thế giới đang phải đối mặt với nhu cầu suy thoái khi triển vọng kinh tế trở nên u ám.

Nga trở lại top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới

Nguyễn Quang (Theo kp.ru) |

Theo con số thống kê vào cuối năm 2022, Nga đã trở lại top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Lần cuối cùng Nga được xếp vào top này là vào năm 2014 và đứng thứ 9. Năm 2021, Nga xếp thứ 11.

Ronaldo đưa Al-Nassr vào Top 6 Saudi Pro League

TAM NGUYÊN |

Cristiano Ronaldo đã vươn lên dẫn đầu danh sách ghi bàn tại Saudi Pro League 2023-2024.

Kịch bản đường đi của bão Saola trên Biển Đông

MINH HÀ |

Theo cơ quan khí tượng, sau khi vào Biển Đông, bão Saola có khả năng đi vào vùng ven biển Quảng Ðông, Trung Quốc. Tiếp đó, bão đổi hướng di chuyển dọc theo ven biển đi qua khu vực Hồng Kông và Ma Cao, Trung Quốc.

Nhìn về điện ảnh Việt từ siêu phẩm “Oppenheimer”

Anh Tuấn |

Phim Oppenheimer khai thác đề tài cuộc đời nhà khoa học J. Robert Oppenheimer - “cha đẻ của bom nguyên tử”. Tác phẩm của đạo diễn Christopher Nolan đến nay có doanh thu đạt trên 777 triệu USD và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Công nhân chấp nhận sống trong phòng trọ giá rẻ

LƯƠNG HẠNH |

Dù phòng trọ lụp xụp, ẩm thấp và thiếu thốn đủ thứ, nhiều công nhân vẫn chấp nhận thuê với giá rẻ, chỉ 500.000 - 800.000 đồng/tháng. Những căn phòng có giá từ 1,5 - 1,8 triệu đồng/tháng thì chủ yếu là lao động tự do hoặc gia đình công nhân có con nhỏ, lựa chọn làm nơi trú ngụ.

Những cổ phiếu hiếm hoi vẫn còn rẻ trong rổ VN30

Đức Mạnh |

Từ đầu năm đến nay, 80% số cổ phiếu trên sàn tăng giá, trong khi có tới 54% số doanh nghiệp có lợi nhuận thua lỗ hoặc giảm lợi nhuận so với cùng kỳ.

Nền kinh tế lớn nhất EU chưa bao giờ yếu đến thế kể từ đại dịch

Khánh Minh |

Đức ghi nhận sự suy giảm mạnh nhất trong hoạt động kinh doanh trong hơn 3 năm, làm dấy lên lo ngại rằng, nền kinh tế lớn nhất EU đang rơi trở lại suy thoái.

Hoạt động sản xuất ảm đạm của các nền kinh tế lớn nhất thế giới

Thảo Phương |

Các nền sản xuất lớn nhất thế giới đang phải đối mặt với nhu cầu suy thoái khi triển vọng kinh tế trở nên u ám.

Nga trở lại top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới

Nguyễn Quang (Theo kp.ru) |

Theo con số thống kê vào cuối năm 2022, Nga đã trở lại top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Lần cuối cùng Nga được xếp vào top này là vào năm 2014 và đứng thứ 9. Năm 2021, Nga xếp thứ 11.