Nhìn về điện ảnh Việt từ siêu phẩm “Oppenheimer”

Anh Tuấn |

Phim Oppenheimer khai thác đề tài cuộc đời nhà khoa học J. Robert Oppenheimer - “cha đẻ của bom nguyên tử”. Tác phẩm của đạo diễn Christopher Nolan đến nay có doanh thu đạt trên 777 triệu USD và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Tác phẩm đầy tham vọng của Nolan

“Oppenheimer” ra mắt toàn cầu ngày 11.7.2023 dựa trên cuốn sách American Prometheus của Kai Bird và Martin J. Sherwin, phim là những lát cắt về cuộc đời J. Robert Oppenheimer, vai trò chỉ đạo của ông trong dự án chế tạo bom nguyên tử Manhattan và những tranh cãi tại phiên điều trần an ninh năm 1954. Với cách xây dựng cốt truyện độc đáo, Nolan đã đưa người xem “vào trong tâm trí Oppenheimer, chứng kiến những biến động lớn nhất lịch sử ở vị trí trung tâm góc nhìn thứ nhất”.

Ngay sau khi ra mắt, phim nhận vô số lời khen từ báo giới và công chúng toàn cầu. Tờ IndieWire đánh giá: “Oppenheimer là minh chứng cho tham vọng cả đời của Nolan: Khám phá vào những góc sâu đen tối nhất của tâm trí con người”.

Tại Việt Nam, nhà sản xuất Ân Nguyễn nhận xét: “Nolan là một người rất thông minh và thường làm phim bàn về những chuyện vĩ đại, thu hẹp những chuyện vặt vãnh của đời thường. Bàn những chuyện vĩ đại, nhưng Nolan và Stanley Kubrick cũng là những người rất “thị trường”, làm ra những bộ phim có thể cho khán giả đại chúng tiếp cận và bán vé được.

Với Oppenheimer, Nolan đã kể một phim tiểu sử theo phong cách của phim điệp viên. Có rất nhiều xung đột được cài cắm trong phim, phần thoại quá xuất sắc, hấp dẫn cả ở bề mặt và cũng găm vào những lớp sâu hơn. Đặc biệt là kỹ thuật dựng bối cảnh quá tuyệt vời, với một tình tiết găm ở đầu phim, nhưng đến cuối cùng mới trả lại cực kỳ thấm thía”.

Ngoài tài năng của đạo diễn Nolan, Oppenheimer thành công nhờ quy tụ một dàn diễn viên xuất chúng: Cillian Murphy, Robert Downey Jr., Emily Blunt, Matt Damon... Dù chiếm sóng cả phim hay chỉ thoáng qua trong vài phân cảnh, tất cả đều thể hiện xuất sắc vai diễn của mình.

Điện ảnh Việt Nam học được gì?

Từ thành công của Oppenheimer, câu hỏi đặt ra là: Điện ảnh Việt Nam có thể học hỏi gì từ thành công của Oppenheimer? Trước hết, về mặt thể loại, Oppenheimer thuộc 3 thể loại: Epic (Sử thi) - Biopic (Tiểu sử) và Thriller (Giật gân). Ngoại trừ Thriller, 2 thể loại còn lại không dễ để phát triển ở Việt Nam.

Trong báo cáo “Ngành Công nghiệp Điện ảnh Việt Nam 2018-2019: Làm sao để vươn mình trước một tương lai bất định” trình bày tại Trường điện ảnh Busan (Hàn Quốc), đạo diễn Nguyễn Hữu Tuấn nhận định: “Không khó để thấy rằng khán giả Việt Nam ưu ái đặc biệt thể loại Hài trong hơn 10 năm trở lại đây. 7/10 bộ phim thành công nhất mọi thời đại tại Việt Nam là phim hài. Đó là lý do vì sao phim có yếu tố hài luôn chiếm phần lớn số phim ra rạp. Điểm chung của các phim này là hoàn toàn dựa vào các mảng miếng tung hứng của các ngôi sao để gây cười cho khán giả, trong khi đó bản thân nội dung câu chuyện không được chú trọng cho lắm. Khán giả chọn đi xem phim đơn giản chỉ như một hình thức thay thế để xem các danh hài biểu diễn”.

Tại sao phim Việt buộc là phải là phim hài? Câu trả lời: Thị hiếu khán giả quyết định tất cả. Cũng trong bản báo cáo trên, đạo diễn Hữu Tuấn nhận định: “Có một thực tế là có rất ít nhu cầu nội dung tiếng Việt trên thị trường quốc tế, do đó số phận các bộ phim Việt Nam phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường nội địa. Vì lẽ đó, tất cả các bên của nền công nghiệp này nằm dưới “quyền sinh sát” của khán giả trong nước.

Các nhà làm phim bỏ hết tâm sức làm ra những bộ phim mà họ tin khán giả sẽ đổ xô đi xem. Các nhà phát hành phải lên chiến lược tiếp thị và truyền thông chiều theo các mối quan tâm của khán giả. Các nhà rạp phải xác lập và điều chỉnh lịch chiếu dựa trên hiểu biết và dữ liệu của họ về thị hiếu của khán giả. Không có gì phải nghi ngờ, khán giả Việt chính là nguồn lực định hình cho nền công nghiệp phim ảnh Việt Nam hôm nay và ngày mai”.

Thêm một thực tế khác, phim Việt đang “yếu và thiếu” đội ngũ biên kịch. Trong khoảng 5 năm qua, chất lượng nhân sự kỹ thuật làm phim tại Việt Nam đã phát triển vượt bậc, đủ sức tham gia vào công đoạn làm phim toàn cầu. Nhiều bom tấn của Hàn Quốc hay Hollywood đã thuê các studio kỹ xảo ở Việt Nam thực hiện. Nhưng chất lượng nhân sự ở mảng nội dung chưa phát triển tương xứng, mà đây lại là yếu tố mang tính quyết định đến thành công của một dự án phim.

Anh Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Điện ảnh Việt Nam đang thiếu những bộ phim xứng tầm sự kiện lịch sử

Mi Lan |

Đã từ lâu các nhà nghiên cứu lịch sử đặt câu hỏi, tại sao những sự kiện lịch sử lớn có tính bước ngoặt của dân tộc như Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2.9 vẫn chưa có được một bộ phim điện ảnh xứng tầm...

Để điện ảnh Việt không vắng bóng dịp hè, lãng quên phim thiếu nhi

Ngọc Dủ - Việt Phong |

Thị trường điện ảnh trong nước lại đang trong cảnh đìu hiu khi phim nội địa hoàn toàn vắng bóng tại các cụm rạp.

Gương mặt gạo cội, lẫy lừng của điện ảnh Việt Nam đã về miền mây trắng

TRẦN VIỆT |

NSND Bùi Đình Hạc, Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2007, người đã mang giải vàng quốc tế đầu tiên về cho điện ảnh Việt Nam, đã về với miền mây trắng (vào tối 1.7), hưởng thọ 90 tuổi, để lại niềm thương nhớ cho những người yêu mến điện ảnh nước nhà.

Phải tạo ra một thương hiệu điện ảnh Việt Nam có tầm cỡ

Việt Văn (thực hiện) |

Lương Đình Dũng là một đạo diễn đang lên của điện ảnh Việt Nam, có nhiều kinh nghiệm “chinh chiến” trên đấu trường quốc tế. Phóng viên Lao Động phỏng vấn anh nhân câu chuyện Netflix đầu tư 2,5 tỉ USD vào Hàn Quốc để sản xuất phim truyền hình, phim điện ảnh và chương trình truyền hình.

Cơ hội để Netflix đầu tư vào điện ảnh Việt Nam

Trần Việt |

Vì sao Netflix lại tiếp tục đầu tư lớn cho điện ảnh, truyền hình Hàn Quốc và liệu có cơ hội nào cho điện ảnh Việt Nam trong tương lai gần?

Hà Nội ghi nhận 2 ca tử vong đầu tiên vì sốt xuất huyết trong năm 2023

Thùy Linh |

Chiều 31.8, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, tại Hà Nội đã ghi nhận ca tử vong đầu tiên vì sốt xuất huyết năm 2023.

Việt Nam phản đối “bản đồ tiêu chuẩn năm 2023” của Trung Quốc

Khánh Minh |

Việt Nam phản đối việc Bộ Tài nguyên Thiên nhiên Trung Quốc công bố cái gọi là “bản đồ tiêu chuẩn năm 2023”, trong đó bao gồm quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam thắng trận thứ 2 giải vô địch châu Á 2023

HOÀNG HUÊ |

Đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam có trận thắng thứ 2 tại giải vô địch châu Á 2023 khi đánh bại Uzbekistan với tỉ số 3-0.

Điện ảnh Việt Nam đang thiếu những bộ phim xứng tầm sự kiện lịch sử

Mi Lan |

Đã từ lâu các nhà nghiên cứu lịch sử đặt câu hỏi, tại sao những sự kiện lịch sử lớn có tính bước ngoặt của dân tộc như Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2.9 vẫn chưa có được một bộ phim điện ảnh xứng tầm...

Để điện ảnh Việt không vắng bóng dịp hè, lãng quên phim thiếu nhi

Ngọc Dủ - Việt Phong |

Thị trường điện ảnh trong nước lại đang trong cảnh đìu hiu khi phim nội địa hoàn toàn vắng bóng tại các cụm rạp.

Gương mặt gạo cội, lẫy lừng của điện ảnh Việt Nam đã về miền mây trắng

TRẦN VIỆT |

NSND Bùi Đình Hạc, Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2007, người đã mang giải vàng quốc tế đầu tiên về cho điện ảnh Việt Nam, đã về với miền mây trắng (vào tối 1.7), hưởng thọ 90 tuổi, để lại niềm thương nhớ cho những người yêu mến điện ảnh nước nhà.

Phải tạo ra một thương hiệu điện ảnh Việt Nam có tầm cỡ

Việt Văn (thực hiện) |

Lương Đình Dũng là một đạo diễn đang lên của điện ảnh Việt Nam, có nhiều kinh nghiệm “chinh chiến” trên đấu trường quốc tế. Phóng viên Lao Động phỏng vấn anh nhân câu chuyện Netflix đầu tư 2,5 tỉ USD vào Hàn Quốc để sản xuất phim truyền hình, phim điện ảnh và chương trình truyền hình.

Cơ hội để Netflix đầu tư vào điện ảnh Việt Nam

Trần Việt |

Vì sao Netflix lại tiếp tục đầu tư lớn cho điện ảnh, truyền hình Hàn Quốc và liệu có cơ hội nào cho điện ảnh Việt Nam trong tương lai gần?