Nga trở lại top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới

Nguyễn Quang (Theo kp.ru) |

Theo con số thống kê vào cuối năm 2022, Nga đã trở lại top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Lần cuối cùng Nga được xếp vào top này là vào năm 2014 và đứng thứ 9. Năm 2021, Nga xếp thứ 11.

Giờ đây, như các tính toán của RIA Novosti đã chỉ ra dựa trên dữ liệu từ Ngân hàng Thế giới và các dịch vụ thống kê quốc gia, Nga đang ở vị trí thứ tám trên thế giới về GDP, nghĩa là tổng sản lượng tất cả hàng hóa được sản xuất và dịch vụ.

Các tính toán được thực hiện bằng cách sử dụng dữ liệu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy, theo kết quả của năm đầu tiên bị trừng phạt, Nga đã thực sự trở lại top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Và có những lời giải thích cho điều đó.

Theo thông lệ, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) để đánh giá khối lượng nền kinh tế của một quốc gia là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ mới được sản xuất trong đó.

Ước tính sơ bộ của IMF về kết quả năm 2022 như sau: Nga đứng ở vị trí thứ chín trên thế giới với GDP là 2,1 nghìn tỉ USD. Đây là những ước tính của IMF chứ không phải của các nhà thống kê và phân tích trong nước.

Trong khi đó, theo dữ liệu mới nhất từ ​​Cơ quan Thống kê Liên bang Nga (Rosstat), GDP năm 2022 của Nga có cao hơn một chút - 2,3 nghìn tỉ USD. Như vậy là trong bảng xếp hạng kinh tế chung của thế giới, Nga không phải ở vị trí thứ chín mà là ở vị trí thứ tám.

Nhưng nhìn chung, điều này không quá quan trọng. Điều quan trọng là tính theo đồng USD, nền kinh tế Nga đã tăng lên nhiều bậc trong năm.

Theo IMF và Rosstat, các nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2022 (GDP tính bằng nghìn tỉ USD)

1. Mỹ: 25

2. Trung Quốc: 18,3

3. Nhật Bản: 4,3

4. Đức: 4

5. Ấn Độ: 3,5

6. Anh: 3,2

7. Pháp 2,8

8. Nga: 2,3

9. Canada: 2,2

10. Italy: 2

Vì sao nền kinh tế của Nga vẫn tăng trưởng?

Rosstat của Nga tuyên bố rằng về khối lượng vật lý, nền kinh tế của Nga đã giảm 2,1% so với năm 2021. Vậy vì sao, với kết quả như vậy, Nga có thể trở lại top 10 cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới?

Mọi thứ đều đơn giản. Sự so sánh quốc tế của các nền kinh tế thường được thực hiện bằng đồng USD. Vì như thế, việc quy các quốc gia khác nhau về một mẫu số sẽ dễ dàng hơn. Đồng rúp được giữ vững trong hầu hết năm 2022. Và nếu tính theo USD của IMF thì GDP của Nga đã tăng từ 1,65 nghìn tỉ USD lên 2,1 nghìn tỉ USD trong năm 2022.

Bên cạnh đó, một số nhà kinh tế coi GDP “ròng” đơn thuần không phải là một chỉ báo chính xác. Còn "chính xác" hơn phải là GDP đầu người theo sức mua tương đương (PPP - là một công cụ kinh tế dùng để so sánh năng suất kinh tế và mức sống của người dân ở một quốc gia). Tức là, được điều chỉnh theo sức mua của đồng nội tệ, một giỏ hàng hóa và dịch vụ nhất định, giống nhau đối với tất cả các quốc gia, sẽ có giá bao nhiêu.

Vì vậy, theo ước tính của IMF về GDP năm 2023 theo sức mua tương đương, Nga ở vị trí thứ sáu. Nói một cách dễ hiểu, điều này có nghĩa là mức giá chung ở Nga thấp hơn 10 nước láng giềng hàng đầu như Canada.

Theo dữ liệu IMF, top 10 nền kinh tế lớn nhất năm 2023 được điều chỉnh theo sức mua của đồng nội tệ (GDP theo PPP tính bằng nghìn tỉ USD, ước tính sơ bộ)

1. Trung Quốc: 33

2. Mỹ: 26,9

3. Ấn Độ: 13

4. Nhật Bản: 6,5

5. Đức: 5,5

6. Nga: 4,99

7. Indonesia 4,4

8. Brazil: 4

9. Pháp: 3,87

10. Anh: 3,85

Những điều rút ra

Khối lượng nền kinh tế của đất nước tính theo USD là một chỉ số so sánh thuần túy. Tuy nhiên, nó rất quan trọng, bởi vì nó cho thấy "sức nặng" của đất nước về mặt kinh tế.

Rốt cuộc, hơn hai phần ba GDP toàn cầu được chiếm bởi 10 quốc gia lớn nhất về kinh tế và thành phần của “top” này hầu như không thay đổi trong những năm gần đây.

Nguyễn Quang (Theo kp.ru)
TIN LIÊN QUAN

EU mở rộng các biện pháp trừng phạt Nga ra toàn cầu

Ngọc Vân |

Các mục tiêu trừng phạt Nga của EU sẽ bao gồm cả các công ty ở Trung Quốc, UAE và Trung Á.

Nga trở thành mục tiêu mới của IS

Ngọc Vân |

Chi nhánh của IS ở Afghanistan đang tận dụng cuộc chiến Nga - Ukraina để tuyển mộ, gây quỹ và kích động bạo lực.

Số phận vàng của Nga sau khi bị phương Tây cấm vận

Khánh Minh |

Vàng của Nga tìm đường tới các thị trường khác sau khi bị G7 và EU cấm vận.

Dấu mốc phát triển vượt bậc của ngành vũ trụ Trung Quốc

Khánh Minh |

Trung Quốc phóng thành công tàu chở hàng Thiên Châu 6 cho thấy, sự phát triển vượt bậc của ngành vũ trụ nước này.

Rong chơi vùng đất Thất Sơn của An Giang

Bích Ngọc |

Là nơi cảnh sắc tuyệt đẹp ở miền Tây,  An Giang sở hữu những ngọn núi lớn nhỏ rải rác theo hình cánh cung, tạo nên một vùng bán sơn địa Thất Sơn đặc sắc.

Bệnh nhân ung thư bỏ cơ hội vàng vì chữa dân gian, truyền miệng

Thùy Linh |

Trong cuộc chiến chống lại căn bệnh ung thư, phát hiện bệnh giai đoạn sớm là yếu tố quyết định khả năng chữa khỏi. Đáng tiếc là có không ít bệnh nhân tuy phát hiện bệnh sớm nhưng vì chủ quan, đặt niềm tin sai chỗ mà bỏ lỡ giai đoạn vàng trong điều trị bệnh, rút ngắn thời gian sống.

Chứng khoán lao dốc, "cá mập" thua lỗ, đua nhau thu tiền về

Đức Mạnh |

Loạt quỹ ngoại đã báo lỗ và nâng tỉ trọng tiền mặt trong bối cảnh thị trường chứng khoán tháng 4 điều chỉnh giảm hơn 15 điểm.

Dự báo thời tiết hôm nay 12.5: Bắc Bộ mưa dồn dập, nhiệt độ giảm thấp

MINH HÀ |

Dự báo thời tiết hôm nay 12.5, Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ nhiều mây, có mưa, mưa vừa và rải rác dông, cục bộ mưa to đến rất to. Tây Nguyên, Nam Bộ chiều và tối mưa rào và dông rải rác, cục bộ mưa vừa, mưa to, gió nhẹ. Nhiệt độ giảm, có nơi dưới 20 độ C.

EU mở rộng các biện pháp trừng phạt Nga ra toàn cầu

Ngọc Vân |

Các mục tiêu trừng phạt Nga của EU sẽ bao gồm cả các công ty ở Trung Quốc, UAE và Trung Á.

Nga trở thành mục tiêu mới của IS

Ngọc Vân |

Chi nhánh của IS ở Afghanistan đang tận dụng cuộc chiến Nga - Ukraina để tuyển mộ, gây quỹ và kích động bạo lực.

Số phận vàng của Nga sau khi bị phương Tây cấm vận

Khánh Minh |

Vàng của Nga tìm đường tới các thị trường khác sau khi bị G7 và EU cấm vận.