Nhật Bản khó thu hút lao động nước ngoài do đồng Yên mất giá

ĐÌNH KHẢI |

Nhật Bản dần mất đi vị thế là quốc gia hấp dẫn đối với lao động nước ngoài do sự mất giá của đồng Yên thời gian qua. Đất nước mặt trời mọc sẽ mất đi nguồn lực vận hành nhà máy, trang trại và giúp việc nhà.

Những năm qua, Chính phủ Nhật Bản đã chuyển dần từ chính sách duy trì tỷ lệ nhập cư thấp sang mở cửa với lao động nước ngoài để đối phó với tình trạng già hóa dân số. Kết quả là số lượng lao động nước ngoài tại quốc gia Đông Á này đã tăng gấp ba lần trong hơn một thập kỷ lên khoảng 1,7 triệu người (năm 2019). Trong đó, Việt Nam là quốc gia cung cấp nguồn lao động lớn nhất cho Nhật Bản từ lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp đến công nghệ thông tin.

Tuy nhiên, nguồn lao động này bắt đầu giảm dần kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát và vẫn chưa có dấu hiệu sẽ tăng lại khi Nhật Bản đã mở cửa trở lại. Cùng với đó, đồng Yên bị giảm về mức thấp nhất trong 30 năm so với đồng USD và các đồng tiền khác ở Châu Á do chính sách nới lỏng tiền tệ của Nhật Bản. Điều này dẫn đến giá thực phẩm và năng lượng tăng cao. Các lao động nước ngoài ở Nhật Bản buộc phải thắt chặt chi tiêu.

Theo Bloomberg, việc các lao động nước ngoài rời khỏi Nhật Bản có thể làm trầm trọng thêm tình trạng tăng trưởng trì trệ của nền kinh tế này. Trong khi, các quốc gia và vùng lãnh thổ láng giềng như Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) dự báo sẽ vượt qua Nhật Bản về thu nhập bình quân đầu người trong thập kỷ tới.

Giáo sư Eriko Suzuki của Đại học Kokushikan cho rằng: “Tỷ lệ sinh giảm tại các quốc gia Châu Á khác cho thấy Nhật Bản phải cạnh tranh quyết liệt để có nguồn lực lao động. Trong quá khứ, mọi người đều rất hào hứng đến đây, nhưng hiện người lao động đã có nhiều điểm đến để lựa chọn khi ra nước ngoài”.

Giám đốc phát triển kinh doanh của Willtec (công ty có trụ sở tại Osaka, Nhật Bản) Hideyuki Oshima cho biết: “Nhu cầu thu hút lao động nước ngoài tại Nhật Bản đang tăng nhanh. Hiện nay, rất khó để tuyển người bản địa nên chúng tôi phải dựa nhiều vào lao động nước ngoài”.

Theo nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển Nhật Bản và Viện Quản lý Giá trị, Nhật Bản sẽ cần gấp đôi số lao động nước ngoài hiện tại lên khoảng 4,2 triệu người vào năm 2030, và tăng lên 6,3 triệu người vào năm 2040 để đạt được mức tăng trưởng kinh tế 1,24%/năm.

Viện Nghiên cứu An ninh Dân số và Xã hội đã tính toán số người trong độ tuổi lao động của Nhật Bản sẽ giảm còn 60 triệu người vào năm 2040 từ mức 74 triệu người năm 2020.

ĐÌNH KHẢI
TIN LIÊN QUAN

Đồng yên mất giá, thị trường iPhone cũ nhộn nhịp tại Nhật Bản

Linh Chi |

Đồng yên mất giá, người tiêu dùng Nhật Bản đổ xô đi mua iPhone cũ.

Doanh nghiệp Nhật Bản "khó tính", sinh viên cần chiêu gì để trúng tuyển?

Huyên Nguyễn - Chân Phúc |

Nhật Bản được coi là thị trường có sức hút đối với lao động Việt Nam, bởi môi trường làm việc hiện đại, văn minh và mức thu nhập cao. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng có những tiêu chuẩn khắt khe, "khó tính" mà yêu cầu người lao động cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

Hậu đại dịch, Nhật Bản đối mặt khủng hoảng nhân lực y tế

Anh Tuấn |

Từ khi đại dịch COVID-19 xảy ra, lĩnh vực chăm sóc sức khỏe của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Nhật Bản, đã phải đối mặt với hàng loạt thách thức nặng nề.

Sau 6 năm phá dỡ, bậc thềm lấn chiếm vỉa hè lại tái diễn ở Hà Nội

PHẠM ĐÔNG |

Sau 6 năm lực lượng chức năng ra quân xử lý vi phạm lấn chiếm vỉa hè, các bậc tam cấp ở Hà Nội từng bị đập bỏ nay lại xuất hiện với nhiều kiểu dáng khác nhau.

Dự báo diễn biến nắng nóng và không khí lạnh trong tháng 3 năm nay

AN AN |

Cơ quan khí tượng cảnh báo không khí lạnh còn hoạt động mạnh trong những ngày đầu tháng 3 năm 2023, gây ra gió mạnh, sóng lớn ảnh hưởng đến các hoạt động trên các vùng biển.

Dân sống trong cảnh nhà cửa xập xệ vì dự án nhiều năm bất động

Hoài Luân |

Đã 4 năm nay, người dân trong vùng Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Ngô Mây nối dài (TP Quy Nhơn, Bình Định) phải sống trong cảnh lo lắng khi nhà cửa nứt nẻ, xập xệ nhưng không được sửa chữa vì dự án vẫn "nằm im bất động".

Chính thức đề xuất giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội hưởng lương hưu

ANH THƯ |

Theo dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội đang được Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội lấy ý kiến, Bộ này đề xuất đóng bảo hiểm xã hội 15 năm trở lên đã được hưởng lương hưu.

Tiềm ẩn nguy cơ bị lừa khi sử dụng dịch vụ rút hộ bảo hiểm xã hội một lần

LƯƠNG HẠNH |

Cần tiền gấp khi thất nghiệp, nhiều người lao động tìm đến các hội, nhóm trên mạng xã hội để tìm kiếm cơ hội rút bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần nhanh nhất. Từ đó, các dịch vụ này bắt đầu nở rộ tiềm ẩn nguy cơ lừa đảo người lao động.

Đồng yên mất giá, thị trường iPhone cũ nhộn nhịp tại Nhật Bản

Linh Chi |

Đồng yên mất giá, người tiêu dùng Nhật Bản đổ xô đi mua iPhone cũ.

Doanh nghiệp Nhật Bản "khó tính", sinh viên cần chiêu gì để trúng tuyển?

Huyên Nguyễn - Chân Phúc |

Nhật Bản được coi là thị trường có sức hút đối với lao động Việt Nam, bởi môi trường làm việc hiện đại, văn minh và mức thu nhập cao. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng có những tiêu chuẩn khắt khe, "khó tính" mà yêu cầu người lao động cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

Hậu đại dịch, Nhật Bản đối mặt khủng hoảng nhân lực y tế

Anh Tuấn |

Từ khi đại dịch COVID-19 xảy ra, lĩnh vực chăm sóc sức khỏe của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Nhật Bản, đã phải đối mặt với hàng loạt thách thức nặng nề.