Cộng đồng doanh nghiệp OECD cam kết tăng cường hợp tác với Đông Nam Á

Thanh Hà - Nguyễn Văn Đức |

Cộng đồng doanh nghiệp OECD cam kết tiếp tục tăng cường hợp tác với khu vực Đông Nam Á, nhất là trong lĩnh vực đầu tư phát triển bền vững.

Ngày 26,10, tại Hà Nội, Việt Nam phối hợp với Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) tổ chức hoạt động tọa đàm và đối thoại của Mạng lưới doanh nghiệp OECD - Đông Nam Á, mở đầu cho chuỗi các sự kiện trong khuôn khổ Diễn đàn Bộ trưởng OECD - Đông Nam Á năm 2023.

Với chủ đề thúc đẩy đầu tư bền vững, các đại biểu tập trung đánh giá các xu hướng mới nhất trong lĩnh vực này, những cơ hội và thách thức đặt ra đối với Đông Nam Á, từ đó đưa ra các đề xuất chính sách và biện pháp thúc đẩy hợp tác đầu tư bền vững giữa các nước thuộc OECD và các nước Đông Nam Á.

Phát biểu khai mạc cuộc họp, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công nhấn mạnh, thu hút đầu tư bền vững là mục tiêu quan trọng, có ảnh hưởng lớn quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia, trong đó có các nước Đông Nam Á.

Ảnh: Bộ Ngoại giao
Hội đồng tư vấn doanh nghiệp ASEAN (ASEAN BAC) và Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp OECD (BIAC) ký biên bản ghi nhớ hợp tác. Ảnh: Bộ Ngoại giao

Sự kiện là dịp quan trọng để các nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo các doanh nghiệp OECD và Đông Nam Á cùng trao đổi, nhận diện và định hình những xu hướng, cơ hội hợp tác đầu tư bền vững, cân bằng giữa mục tiêu tăng trưởng, lợi nhuận với mục tiêu giảm thiểu tác động khí hậu, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Ông Phil O’Reilly - nguyên Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp OECD (BIAC) đồng thời là Đồng Chủ tịch Mạng lưới doanh nghiệp OECD - Đông Nam Á - bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển tốt đẹp của quan hệ OECD - Đông Nam Á, đặc biệt là việc Diễn đàn Bộ trưởng được tổ chức hai năm liên tiếp tại Hà Nội khi Việt Nam đang cùng Australia đảm nhiệm vị trí đồng Chủ tịch Chương trình Đông Nam Á của OECD nhiệm kỳ 2022-2025, tạo điều kiện thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa hợp tác của doanh nghiệp hai bên.

Ông Phil O’Reilly tái khẳng định, cộng đồng doanh nghiệp OECD cam kết tiếp tục tăng cường hợp tác với khu vực Đông Nam Á, nhất là trong lĩnh vực đầu tư phát triển bền vững.

Qua hai phiên tọa đàm và đối thoại, các diễn giả, đại diện chính phủ, doanh nghiệp OECD và Đông Nam Á nhất trí khuyến nghị các biện pháp nhằm để biến tiềm năng thành cơ hội, thúc đẩy hợp tác đầu tư giữa hai bên như: Nâng cao năng lực ứng phó biến đổi khí hậu của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ;

Tập trung đầu tư vào nghiên cứu và phát triển xanh, đào tạo kỹ năng và tạo cơ hội việc làm trong các lĩnh vực bảo vệ môi trường; Xây dựng chính sách ưu đãi cho phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn;

Tập trung phát triển và ứng dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất để thu hút các nguồn lực cho phát triển bền vững.

Ngay tại sự kiện này, Hội đồng tư vấn doanh nghiệp ASEAN (ASEAN BAC) và Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp OECD (BIAC) đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác nhằm tạo khuôn khổ cho tăng cường kết nối, nâng cao hiệu quả hoạt động của Mạng lưới doanh nghiệp OECD - Đông Nam Á, hướng tới mục tiêu chung là thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững và bao trùm.

Thanh Hà - Nguyễn Văn Đức
TIN LIÊN QUAN

Việt Nam có sức hút FDI mạnh bậc nhất Đông Nam Á

Khánh Minh |

Việt Nam trở thành một trong những thỏi nam châm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài mạnh mẽ nhất Đông Nam Á nhờ có nhiều đặc điểm thân thiện với các nhà đầu tư.

World Bank dự báo Việt Nam là một trong những điểm sáng kinh tế Đông Nam Á

Thanh Hà |

World Bank (WB) nhận thấy những điểm sáng tích cực ở Đông Nam Á trong dự báo tăng trưởng kinh tế mới nhất, cho biết sự kết hợp giữa cải cách dịch vụ và số hoá đang mang lại những cơ hội mới, cải thiện kinh tế khu vực.

Mục tiêu năm 2025, kinh tế số Việt Nam đạt 20% GDP, đứng top khu vực Đông Nam Á

Ái Vân |

Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia xác định mục tiêu cụ thể đến năm 2025, kinh tế số Việt Nam đạt khoảng 20% GDP, đưa Việt Nam vươn lên đứng thứ hai về kinh tế số ở Đông Nam Á.

Công bố phương án hỗ trợ nạn nhân vụ cháy chung cư mini trước ngày 6.11

Thu Giang |

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) TP Hà Nội dự kiến sẽ công bố phương án hỗ trợ nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở quận Thanh Xuân trước ngày 6.11.2023.

Hàng trăm giáo viên bỗng dưng thành con nợ, lãnh đạo tỉnh Nghệ An nói gì?

QUANG ĐẠI |

Hàng trăm giáo viên biệt phái tại Nghệ An bị cơ quan chức năng đề nghị truy thu số tiền phụ cấp lên tới 10 tỉ đồng.

Nhiều người tiếp tục tập trung phản đối thi công cảng biển ở Thanh Hóa

QUÁCH DU |

Ngày 27.10, trao đổi với Lao Động, ông Mai Sỹ Lân - Phó Chủ tịch UBND thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cho biết, hàng chục người vẫn tập trung tại khu vực cảng số 3 - Dự án cảng container Long Sơn (ở xã Hải Hà, thị xã Nghi Sơn) nhằm phản đối việc thi công công trình này.

Hàng trăm lao động xa quê sập bẫy dự án ma ở Bình Dương

Đình Trọng |

Trong 2 tuần vừa qua, TAND tỉnh Bình Dương đưa ra xét xử vụ án lừa đảo, chiếm đoạt tài sản xảy ra ở Công ty Bình Dương Cityland (trụ sở tại Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương). Vụ án được dư luận chú ý vì đây là một trong những vụ án lừa đảo trong giao dịch bất động sản ở Bình Dương có đông bị hại nhất từ trước đến nay trong đó, cả trăm người bị hại là những người lao động xa quê.

Hà An Huy sốc với mọi thứ, sợ lên mạng sau khi thắng ở Vietnam Idol

Huyền Chi |

Trao đổi với Lao Động, Hà An Huy cho biết, việc trở thành quán quân Vietnam Idol 2023 là giấc mơ anh chưa từng nghĩ đến.

Việt Nam có sức hút FDI mạnh bậc nhất Đông Nam Á

Khánh Minh |

Việt Nam trở thành một trong những thỏi nam châm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài mạnh mẽ nhất Đông Nam Á nhờ có nhiều đặc điểm thân thiện với các nhà đầu tư.

World Bank dự báo Việt Nam là một trong những điểm sáng kinh tế Đông Nam Á

Thanh Hà |

World Bank (WB) nhận thấy những điểm sáng tích cực ở Đông Nam Á trong dự báo tăng trưởng kinh tế mới nhất, cho biết sự kết hợp giữa cải cách dịch vụ và số hoá đang mang lại những cơ hội mới, cải thiện kinh tế khu vực.

Mục tiêu năm 2025, kinh tế số Việt Nam đạt 20% GDP, đứng top khu vực Đông Nam Á

Ái Vân |

Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia xác định mục tiêu cụ thể đến năm 2025, kinh tế số Việt Nam đạt khoảng 20% GDP, đưa Việt Nam vươn lên đứng thứ hai về kinh tế số ở Đông Nam Á.