Kỳ vọng tăng trưởng nền kinh tế số

LAN NHI |

Trong khi thương mại toàn cầu vẫn chưa phục hồi rõ nét, nhiều chuyên gia cho rằng nền kinh tế số Việt Nam sẽ là một trong những trụ cột tăng trưởng giúp kinh tế Việt Nam phát triển bền vững.

Theo báo cáo mới đây của E-conomy SEA (đơn vị cung cấp thông tin về nền kinh tế Internet Đông Nam Á của Google, Temasek và Bain Company), dự báo quy mô kinh tế số Việt Nam có thể đạt 50 tỉ USD vào năm 2025. Trong đó, thương mại điện tử sẽ là lĩnh vực có đóng góp quan trọng nhất. Cũng theo báo cáo này, quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam đã tăng trưởng 28% (đạt 23 tỉ USD) trong năm 2022.

Với các kết quả thực tế, PGS Phạm Công Hiệp (trường Đại học RMIT) nhìn nhận, thương mại điện tử đang là một trong những động lực của nền kinh tế số Việt Nam, việc phát triển bền vững ngành này đang trở thành một yêu cầu tất yếu sau giai đoạn dịch COVID-19 đầy biến động. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng đang tập trung xây dựng mạng lưới kinh tế số và đưa vào thực tiễn các chiến lược phát triển bền vững.

Tương tự, ông Vũ Quốc Huy - Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) - cho biết, trong thời gian qua, trung tâm đã ký kết thoả thuận hợp tác với nhiều doanh nghiệp để xây dựng nền tảng nhân lực số, phục vụ cho nền kinh tế số.

Ông Huy tin tưởng, nền tảng nhân lực số sẽ là động lực đem lại những kiến thức tổng quan về thị trường việc làm, các nhà tuyển dụng từ đó cũng có thể điều chỉnh và sử dụng nguồn lao động một cách hiệu quả, phù hợp với thị trường lao động trong nền kinh tế số.

Đề cập đến nội dung này, bà Vũ Thị Minh Tú - Giám đốc đối ngoại Lazada Việt Nam - cũng nhấn mạnh, để phát triển bền vững kinh tế số, bên cạnh sự nỗ lực của cơ quan chức năng, thời gian qua cộng đồng doanh nghiệp cũng đã có những hành động cụ thể. Song cũng theo bà Vũ Thị Minh Tú, chất lượng nguồn nhân lực cho kinh tế số tại Việt Nam vẫn còn hạn chế, trong khi đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững đối với kinh tế số.

Trong khi kinh tế số, hạ tầng số, các nền tảng số tiếp tục được tạo điều kiện phát triển, báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông mới đây cho thấy, kinh tế số chiếm tỉ trọng lớn trên 15,2% GDP trong 6 tháng đầu năm 2023.

GS-TS Tô Trung Thành (Trường đại học Kinh tế quốc dân) nhận định, mảng đầu tư vào kinh tế số tại Việt Nam còn rất lớn, đây là thời cơ đầu tư vào kinh tế số, phát triển thêm ngành nghề kinh doanh mới, mở ra các thị trường mới, từ đó bứt phá vươn lên trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt. Trong khi cầu nội địa tăng trưởng thấp, kim ngạch xuất khẩu suy giảm liên tục, đây là thời cơ để doanh nghiệp đầu tư vào kinh tế số, chuyển đổi từ hoạt động truyền thống sang sản xuất, kinh doanh số.

Quyết định 411/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đặt mục tiêu đến năm 2025, tỉ trọng kinh tế số đạt 20% GDP; tỉ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt trên 10%; tỉ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt trên 80%; trên 50% doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số...

LAN NHI
TIN LIÊN QUAN

Việt Nam - Singapore trước cơ hội mới phát triển kinh tế số, kinh tế xanh

Ngọc Vân |

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dự và phát biểu khai mạc Hội thảo Đầu tư Việt Nam năm 2023: “Nắm bắt cơ hội đầu tư tại Việt Nam trong bối cảnh mới” do Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore và Ngân hàng Vietcombank phối hợp tổ chức chiều 17.7.2023.

TPHCM nâng tỉ trọng đóng góp kinh tế số trong GRPD lên 25% năm 2025

NGUYỄN ĐĂNG |

Với gần 270.000 doanh nghiệp đang hoạt động, TPHCM sẽ tăng tốc việc chuyển đổi số, phấn đấu đưa tỉ trọng kinh tế số của địa phương lên mức 25% trong GRDP năm 2025 và mức 40% vào năm 2030.

Phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học, công nghệ

Tiến Nguyễn |

Chương trình "Thúc đẩy Tiến trình Chuyển đổi số Quốc gia" góp phần hình thành hệ sinh thái số quốc gia, chia sẻ và tìm giải pháp cho những vấn đề và thách thức mà các tổ chức, doanh nghiệp đang gặp phải, thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số hiệu quả hơn.

Sạt lở nghiêm trọng, lún sâu khoảng 1- 3m trên Quốc lộ 14

Phan Tuấn |

Trên Quốc lộ 14 (đường Hồ Chí Minh), đoạn qua phường Nghĩa Thành, thành phố Gia Nghĩa (Đắk Nông) đang bị sạt lở, sụt lún nghiêm trọng, có nơi miệng hố đã rộng hơn 1m và sâu hơn 3m so với mặt đường còn nguyên trạng.

NSND Lê Khanh: Tôi "sốc" khi vừa bị lừa một khoản tiền qua Facebook

Nhóm PV |

Trong Cà phê chiều thứ 7 của báo Lao Động, NSND Lê Khanh có cuộc trò chuyện về những mặt trái của mạng xã hội. Nữ nghệ sĩ cũng lần đầu kể bị lừa tiền qua Facebook và đến bây giờ vẫn còn "sởn da gà".

Đổ xô nuôi hàu tự phát gây áp lực lên tuyến giao thông thuỷ ở Trà Vinh

HOÀNG LỘC |

Chưa được quy hoạch vùng nuôi an toàn, nhưng có gần 80 hộ dân ở Thị xã Duyên Hải, (Trà Vinh) đổ xô nuôi hàu, ảnh hưởng dòng chảy và phương tiện tham gia giao thông đường thủy trên tuyến sông từ Long Toàn đến Vàm Láng Nước dài hơn 20km.

Bình Dương nói về dự án Nhà ở xã hội động thổ rầm rộ nhưng hơn 1 năm vẫn là bãi đất trống

ĐÌNH TRỌNG |

Dự án nhà ở xã hội tại phường Định Hòa (thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương) làm lễ động thổ rầm rộ nhưng đến nay vẫn chưa xây dựng. Người lao động thì ngóng trông nhà ở giá rẻ có vị trí thuận lợi này.

Gia hạn thanh tra vụ ngôi trường bị phụ huynh "quây" ở Phú Thọ

Tô Công |

Liên quan đến việc hàng chục phụ huynh trường Tiểu học xã Văn Luông, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ kéo đến "quây" kín cổng trường vì bất bình việc thu chi, đã quá thời hạn nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả thanh tra ngôi trường này.

Việt Nam - Singapore trước cơ hội mới phát triển kinh tế số, kinh tế xanh

Ngọc Vân |

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dự và phát biểu khai mạc Hội thảo Đầu tư Việt Nam năm 2023: “Nắm bắt cơ hội đầu tư tại Việt Nam trong bối cảnh mới” do Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore và Ngân hàng Vietcombank phối hợp tổ chức chiều 17.7.2023.

TPHCM nâng tỉ trọng đóng góp kinh tế số trong GRPD lên 25% năm 2025

NGUYỄN ĐĂNG |

Với gần 270.000 doanh nghiệp đang hoạt động, TPHCM sẽ tăng tốc việc chuyển đổi số, phấn đấu đưa tỉ trọng kinh tế số của địa phương lên mức 25% trong GRDP năm 2025 và mức 40% vào năm 2030.

Phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học, công nghệ

Tiến Nguyễn |

Chương trình "Thúc đẩy Tiến trình Chuyển đổi số Quốc gia" góp phần hình thành hệ sinh thái số quốc gia, chia sẻ và tìm giải pháp cho những vấn đề và thách thức mà các tổ chức, doanh nghiệp đang gặp phải, thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số hiệu quả hơn.