LD 1651: “anh ơi! anh tỉnh lại đi” trong vô vọng người vợ gọi chồng

|

Hai người quen và yêu nhau khi làm cùng công ty rồi họ trở thành vợ chồng với ước mơ giản dị thoát khỏi quê nghèo, lập nghiệp xây dựng cuộc sống mới nơi phố thị. Hạnh phúc ngắn chẳng tày gang thì tai hoạ bất ngờ ập đến, người chồng đang khoẻ mạnh, làm ăn chẳng may bị sốt xuất huyết biến chứng rồi teo não sống thực vật. Sau gần một năm chữa chạy khắp các bệnh viện nhưng bệnh tình vẫn không thuyên giảm, rơi vào cảnh khánh kiệt người vợ đành đưa chồng về nhà chăm sóc. Hai người quen và yêu nhau khi làm cùng công ty rồi họ trở thành vợ chồng với ước mơ giản dị thoát khỏi quê nghèo, lập nghiệp xây dựng cuộc sống mới nơi phố thị. Hạnh phúc ngắn chẳng tày gang thì tai hoạ bất ngờ ập đến, người chồng đang khoẻ mạnh, làm ăn chẳng may bị sốt xuất huyết biến chứng rồi teo não sống thực vật. Sau gần một năm chữa chạy khắp các bệnh viện nhưng bệnh tình vẫn không thuyên giảm, rơi vào cảnh khánh kiệt người vợ đành đưa chồng về nhà chăm sóc.

 

Hạnh phúc ngắn chẳng tày gang

Đó là câu chuyện của vợ chồng anh Đoàn Thế Anh (SN 1982) và vợ là Đỗ Thị Hường (SN 1984), hiện hai vợ chồng cùng trú tại xóm Trúc Tĩnh, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội. Qua trò chuyện được biết người chồng sinh ra và lớn lên từ một xã nghèo thuần nông Liên Bảo, Vụ Bản, Nam Định còn người vợ cũng từ quê lúa Đông Quang, Đông Hưng, Thái Bình. Sau khi học hành xong hai người lên Hà Nội tìm việc làm với hy vọng thay đổi cuộc sống lam lũ nơi quê nghèo.

Vốn từ vùng quê nghèo nên cả 2 ý thức được rằng chỉ có chịu khó lao động và tiết kiệm thì mới có hy vọng bám trụ nơi phố thị nhộn nhịp này. Hạnh phúc của 2 vợ chồng được nhân lên khi năm 2012 chị Hường sinh cậu con trai đầu lòng trước sự mừng vui của cả 2 bên gia đình. Cùng với nhiều năm tích cóp vay mượn thêm bạn bè, gia đình hai vợ chồng cũng mua được chòm đất vài chục mét vuông ở xóm Trúc Tĩnh, xã Tả Thanh Oai cách trung tâm TP chỉ hơn chục cây số.

Thế nhưng hạnh phúc ngắn chẳng tày gang, cuộc sống vợ chồng đang êm ấm thì người chồng mắc phải căn bệnh nan y. Đó là vào tháng 8.2015, đúng lúc dịch sốt xuất huyết bùng phát ở địa phương, anh Thế Anh đang làm kỹ thuật điện cho công trình ở Sơn Tây về thăm vợ con ngày nghỉ. Cũng chỉ nghĩ là chồng bị sốt bình thường bởi cùng lúc đó cậu con trai 3 tuổi cũng bị sốt sau khi truyền nước thì khỏi nên gia đình chủ quan chỉ đưa anh đi truyền nước. Không những bớt sốt mà bệnh ngày một nặng thêm nên gia đình đã chuyển anh tới Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương điều trị.

Ngay trong đêm đó anh Thế Anh lên cơn co giật. Mặc dù các bác sỹ đã dùng mọi cách nhưng vẫn không thể làm gì khi bệnh nhân đã bị virut xâm nhập vào não. Dù được cứu sống nhưng bệnh tình ngày càng nghiêm trọng. Sau gần 2 tháng điều trị tại bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, não anh đã không còn nhiễm trùng nhưng cũng từ đó vỏ não teo dần và từ một chàng trai khoẻ mạnh nay phải sống cuộc sống thực vật.

Sau thời gian điều trị tại Bệnh viện nhiệt đới Trung ương, anh Thế Anh được giới thiệu sang Trung tâm phục hồi chức năng trên đường Lê Văn Thiêm, được giới thiệu đến thầy Nguyễn Tài Thu để châm cứu với mong muốn anh có thể phục hồi được phần nào. Nhưng dù cho chị Hường có cố gắng đến đâu, anh Thế Anh vẫn chưa có chuyển biến gì.

Tương lai mong manh

Sau gần 1 năm chữa trị khắp các bệnh viện, rồi Đông Tây y kết hợp cứ nghe đâu có thầy hay thuốc tốt là chị Hường lại lên đường tìm mua bằng được về cứu chữa cho chồng dù chỉ với 1 tia hy vọng. Nhưng tất cả như đổ sông, đổ bể “tiền mất, tật mang” gia tài trong nhà đã đội nón ra đi, đến nay số tiền vay mượn anh em, bạn bè đã lên đến hàng trăm triệu đồng không có khả năng trả nợ. Cuối cùng cực chẳng đã chị đành đưa anh về nhà chăm sóc.

Khi chúng tôi có mặt tại căn nhà nhỏ ở xóm Trúc Tĩnh, cũng là lúc chị Hường vừa lau rửa cho chồng vừa thì thầm “anh ơi anh tỉnh lại đi, tỉnh lại còn ở với vợ, với con chứ”. Đáp lại cử chỉ âu yếm, lời nói tình cảm của người vợ là đôi mắt vô hồn và những cơn co giật. Phản ứng lại những cơn đau rằng xé người chồng tự cắn hết môi dưới cho toé máu hoại tử, giờ lại chuyển lên môi trên. Mỗi bữa ăn là phải xay nhuyễn cho ăn bằng đường ống.

Khổ nhất đối với hai vợ chồng đó là bố mẹ, anh em ở quê cuộc sống cũng khó khăn, vất vả bản thân bố đẻ chị Hường cũng bệnh tật đau yếu luôn. Nên từ khi chồng bị bệnh gia đình hai bên chỉ lên thăm hỏi, động viên và giúp đỡ trong thời gian ngắn còn lại mọi việc do một tay chị lo liệu. Cũng từ ngày chồng bị bệnh nan y chị phải bỏ công việc để lo chăm sóc cho chồng. Cậu con trai phải gửi về ngoại trông nom giúp. Được nghỉ hè mới lên chơi với bố mẹ.

Chia tay gia đình chúng tôi cảm thấy sót xa về số phận một con người, về căn bệnh quái ác và một tương lai mong manh, ảm đạm đang chờ phía trước. Câu nói của người vợ thật sự làm chúng tôi không khỏi day dứt “Em chỉ biết chăm sóc anh ấy và hy vọng một phép màu anh ấy tỉnh lại trông con cái, nhà cửa để em đi làm nhưng cũng không dám nghĩ tới anh ạ. Giờ thì sáng nào em cũng lay gọi anh ấy - anh ơi! anh tỉnh lại đi và trông về đứa con như một niềm tin để sống”. Thế nhưng ngày mai tương lai của cả gia đình này sẽ đi về đâu khi người chồng sống thực vật nằm bất động một chỗ, người vợ không thể bỏ mặc chồng ở nhà để đi làm. Tài sản trong tay không còn gì và cậu con trai Đoàn Minh Huy, (4 tuổi) đang tuổi ăn, tuổi lớn.

Bác Trần Hữu Chính – Nguyên trưởng xóm Trúc Tĩnh và là hàng xóm bên cạnh gia đình chị Hường cho biết: “Đoàn Thế Anh bị sốt xuất huyết rồi biến chứng vào não và giờ gia đình này rơi vào hoàn cảnh rất bi đát. Là hàng xóm chúng tôi cũng chỉ động viên và giúp đỡ về tinh thần cũng như vật chất nhưng không thể thường xuyên. Chỉ mong sao các tổ chức xã hội, những người cuộc sống có điều kiện san sẻ bớt khó khăn với vợ chồng cô ấy”.

Qua câu chuyện được biết hay vợ chồng đã nhập khẩu ở địa phương xã Tả Thanh Oai và chị Hường cũng đã làm đơn xin cho chồng được hưởng chế độ đối với người tàn tật là một chế độ đầy tính nhân văn, tốt đẹp của Nhà nước nhưng đến nay vẫn chưa có thông tin gì. Dẫu biết số tiền không lớn nhưng “một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Mong rằng chính quyền địa phương quan tâm hơn tới trường hợp thực sự khó khăn này.

Doãn Kiên

TIN LIÊN QUAN

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

Là con trưởng có nhất thiết phải về quê ăn Tết?

Hải Minh |

Nhiều người quan niệm, là trai trưởng trong nhà phải có trách nhiệm về quê ăn Tết cùng gia đình vào mỗi năm.

Không còn cảnh công nhân xếp hàng rút tiền ATM để về quê ăn Tết

Bảo Hân - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Tại khu vực các cây ATM cạnh Khu công nghiệp Thăng Long (xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội) sáng 15.1, không có cảnh công nhân xếp hàng dài để chờ rút tiền về quê ăn Tết.

Vì sao linh vật mèo ở Quảng Trị khiến người xem trầm trồ?

HƯNG THƠ |

Linh vật mèo vừa được đưa đến Quảng trường trung tâm huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị đã được nhiều người quan tâm vì giống mèo thật.