Sự kiện Gạc Ma

34 năm sự kiện Gạc Ma: Điểm hẹn tháng 3 và đức hy sinh, lòng yêu nước

Thanh Hải - Thanh Thúy |

Kể từ tháng 3.2017 đến nay, với nhiều cựu binh Trường Sa, thân nhân các gia đình liệt sĩ Gạc Ma luôn có một lời ước hẹn cùng về Khánh Hòa, về lại nơi ra đi 34 năm trước đế cùng tưởng nhớ đồng đội đã nằm lại phía chân trời…

33 năm sự kiện Gạc Ma: Hồi ức về "những người nằm lại phía chân trời”

Phạm Dung - Tuấn Anh- Hoàng Hà |

Cách đây 33 năm, ngày 14.3.1988, tại đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa, 64 chiến sĩ hải quân nhân dân Việt Nam đã kiên cường chiến đấu và anh dũng hy sinh trong cuộc chiến không cân sức. Nơi “những người nằm lại phía chân trời” là đồi cát tuyệt đẹp, là trong trái tim của người dân Việt Nam như một biểu tượng tinh thần yêu nước, ý chí quật cường chống giặc ngoại xâm và cũng là lời nhắc nhở đời đời nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ.

Tháng 3 ở Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma

Nhiệt Băng |

Đã gần 4 năm, công trình Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma (giai đoạn 1) đi vào hoạt động, trở thành điểm đến của khách du lịch, cùng nhiều CNVCLĐ và các cấp công đoàn. Công trình ý nghĩa này một lần nữa thể hiện tấm lòng tri ân của người lao động và đoàn viên Công đoàn cả nước tưởng nhớ về những anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống để bảo vệ Tổ quốc. Và tại đây, những câu chuyện đầy xúc động cũng bắt đầu...

Học sinh TPHCM tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma

Anh Nhàn |

Học sinh trường THPT Nhân Việt (quận Tân Phú, TPHCM) vừa tổ chức buổi lễ tưởng niệm 31 năm sự kiện Gạc Ma. Lớp học tại trường cũng rất đặc biệt, đều được đặt tên các hòn đảo của Việt Nam.

31 năm sự kiện Gạc Ma, Trường Sa: Nơi ấy hoa bàng vuông đã nở

Phương Linh |

Những dòng tên 64 anh hùng liệt sĩ hi sinh trong trận hải chiến Gạc Ma (14.3.1988) được trang trọng khắc ghi trên khu mộ gió nằm sát bờ biển Bãi Dài Cam Ranh trong khuôn viên khu tưởng niệm Gạc Ma. “Ngôi nhà chung” của các anh những ngày này đón người thân, đồng đội, nhân dân đến thắp hương tưởng nhớ.

Khắc ghi sự hy sinh quả cảm của 64 liệt sỹ Gạc Ma

Thanh Hải |

Biển đảo Việt Nam – một phần lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc. Trong lịch sử thăng trầm của dân tộc, một phần máu thịt này của đất mẹ đã phải chịu nhiều cảnh trầm luân, mất mát.

30 năm sự kiện Gạc Ma: Những đóa hoa bất tử, kiên cường

VƯƠNG TRẦN |

Cách đây vừa đúng 30 năm (ngày 14.3.1988 - 14.3.2018), trong cuộc chiến đấu bảo vệ đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa, 64 chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đã kiên cường đấu tranh và anh dũng hy sinh. 

Gạc Ma - điểm tựa của tri ân và tưởng nhớ

NHIỆT BĂNG |

Ngày 14.3, Quỹ Xã hội từ thiện Tấm lòng vàng Lao Động (Quỹ Tấm lòng vàng), Tỉnh ủy, UBND, HĐND tỉnh Khánh Hòa, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, LĐLĐ tỉnh... trang trọng tổ chức lễ dâng hương, vòng hoa tưởng nhớ công ơn 64 anh hùng liệt sĩ tại Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma (bắc bán đảo Cam Ranh, Khánh Hòa). Tham dự còn có cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 146 (Quân chủng Hải quân), bộ đội biên phòng, đoàn thanh niên các đơn vị và đông đảo đại biểu, người dân.

Lịch sử về sự kiện Gạc Ma sẽ xuất hiện trong sách giáo khoa mới

HUYÊN NGUYỄN |

30 năm sau trận hải chiến lịch sử năm 1988, những thông tin về sự kiện Gạc Ma lần đầu dự kiến được đưa vào chương trình phổ thông và sách giáo khoa (SGK) môn Lịch sử mới. GS.TS Phạm Hồng Tung - Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, ĐHQGHN, Chủ biên chương trình phổ thông môn Lịch sử mới - cho biết.

28 năm sự kiện Gạc Ma (14.3.1988 - 14.3.2016) Kỳ 3: Ra khơi ngày giỗ chung của đồng đội

LÂM HƯNG THƠ |

Chuyến ra khơi đầu năm, ngư dân nào cũng chọn ngày đẹp, gió thuận để giong thuyền, mong tôm cá đầy khoang. Nhưng ngư dân - cựu chiến binh Gạc Ma Trần Quang Dũng lại bỏ qua việc chọn “phong thủy” cho chuyến ra khơi đầu năm này, ông chọn đúng ngày diễn ra trận hải chiến Gạc Ma năm 1988 - ngày giỗ của các liệt sĩ , đồng đội của mình đã nằm lại ở Biển Đông cách đây 28 năm...

Gạc Ma - “vết sẹo” trong lòng dân Việt (Kỳ 2): Tháng 3 ở nhà cựu binh Hiền

PHÓNG SỰ CỦA ĐẶNG TRUNG KIÊN |

Tháng 3, tôi đến xã Hòa Thắng, TP.Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) thăm anh Trương Văn Hiền - một trong 9 cựu chiến sĩ bị Trung Quốc bắt tù đày sau trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma năm 1988. Anh bảo, Gạc Ma máu thịt vẫn đang bị Trung Quốc chiếm đóng nên từng người Việt phải nhớ, những người như anh lại càng không được quên. Nhưng hỏi chuyện gia đình mới biết, điều đáng buồn là gia cảnh vẫn “rớt mồng tơi” do không còn sức khỏe của anh vẫn không có gì thay đổi. Anh gần như bị lãng quên sau một thời gian có vài đoàn thăm hỏi, hỗ trợ một ít tiền cách đây đã mấy năm.