Ngân hàng chính sách xã hội

Tăng công lực cho phương thức truyền tải tín dụng chính sách

VIỆT HẢI |

99,56% tổng dư nợ của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thực hiện theo phương thức ủy thác cho vay thông qua 4 tổ chức chính trị - xã hội (Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) tương đương với 220.545 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 11,8% trong 5 năm qua. Nợ quá hạn giảm từ 0,38% năm 2014, đến 31/8/2020 còn 0,25%... Những con số này đã nói lên hiệu ứng của phương thức truyền tải tín dụng chính sách xã hội đặc thù và riêng có ở Việt Nam.

Đã đến nơi đến chốn chưa?

Đào Tuấn |

Mới chỉ giải ngân được 17.500 tỉ đồng trên tổng số 62.000 tỉ đồng, tức là chỉ 30% so với dự tính... chưa có bất kỳ một hồ sơ vay trả lương cho người lao động bị ngừng việc nào được giải ngân. Nếu câu hỏi việc hỗ trợ đã đến nơi đến chốn chưa thì câu trả lời là chưa.

Thí điểm ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc

Ái Vân |

Người lao động thuộc đối tượng được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội để đi làm việc ở nước ngoài được vay đến 100 triệu đồng để ký quỹ mà không phải thực hiện bảo đảm tiền vay.

Hạn chế tín dụng đen bằng vốn vay chính sách xã hội

Sơn Hải |

Năm 2019 là một năm bứt phá của Ngân hàng Chính sách xã hội Thành phố Hồ Chí Minh trong hoạt động tín dụng chính sách xã hội với tổng dư nợ trên 4.502 tỉ đồng, tăng tới 38,6% so với cuối năm 2018.

1,4 triệu đồng bào thiểu số đang được hỗ trợ vay vốn thoát nghèo

Hương Nguyễn |

Hiện tại đang có trên 1,4 triệu khách hàng là hộ đồng bào dân tộc thiểu số đang thụ hưởng các chương trình tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội, với doanh số cho vay là hơn 135 nghìn tỉ đồng.

Việt Nam là điển hình về tín dụng giúp xoá đói giảm nghèo trên thế giới

H.M |

Sáng ngày 5.9.2018, tại Hà Nội, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) phối hợp với Hiệp hội tín dụng Nông nghiệp nông thôn Châu Á - Thái Bình Dương (APRACA), Quỹ Phát triển Nông nghiệp quốc tế (IFAD) tổ chức Hội thảo “Những thông lệ tốt nhất về tài chính nông nghiệp, nông thôn dành cho người nghèo - Kinh nghiệm của Việt Nam” nhằm chia sẻ kinh nghiệm triển khai các sản phẩm và dịch vụ trong lĩnh vực tài chính nông nghiệp, nông thôn cho người nghèo tại Việt Nam.

15 năm đồng vốn chính sách giúp người nghèo tại Tây Nguyên

P.V |

Hơn 15 năm qua, tín dụng chính sách xã hội của Chính phủ được Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thực hiện đồng bộ, hiệu quả đã trở thành động lực quan trọng giúp đồng bào Tây Nguyên phát huy hiệu quả các lĩnh vực thế mạnh của địa phương, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân; đảm bảo an ninh, quốc phòng, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong vùng.

Công bố 6 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội XIV

T.C.A |

Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc vừa ký văn bản công bố 6 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội XIV.

Ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 12 hơn 1,6 tỉ đồng

V.T |

Trước những thiệt hại nặng nề do cơn bão số 12 gây ra tại các tỉnh Nam Trung Bộ, nhiều đoàn công tác của Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) đã trực tiếp có mặt hỗ trợ đồng bào khắc phục hậu quả thiên tai với tổng số tiền cứu trợ đến nay lên tới 1,6 tỉ đồng.

Tín dụng chính sách: Điểm tựa thực hiện bình đẳng giới

TUẤN NGỌC |

“Là một tổ chức chính trị, xã hội với chức năng đại diện cho quyền lợi của phụ nữ, Hội nhận thức sâu sắc về vị trí và tầm quan trọng của công tác giảm nghèo. Việc hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế không chỉ tính đến hiệu quả kinh tế mà còn tính đến hiệu quả xã hội, vì nghèo đói, thiếu việc làm tác động mạnh mẽ đến mỗi gia đình, mà người chịu thiệt thòi nhất là phụ nữ và trẻ em, điều này ảnh hưởng lớn đến sự bình đẳng, tiến bộ và phát triển của phụ nữ” - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Bố Trạch Trần Thị Thuận - cho biết.

15 năm trên mặt trận giảm nghèo

NGUYỄN NGỌC |

Nổi tiếng với di sản thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, bãi tắm du lịch Đá Nhảy, cửa khẩu Cà Roòng - Noọng Ma (Lào), vị trí địa lý thiên thời địa lợi ấy đang ẩn chứa những tiềm năng bứt phá cho huyện Bố Trạch (Quảng Bình) với ba vùng kinh tế: Đồng bằng ven biển, gò đồi trung du và miền núi rẻo cao. Để phát huy hiệu quả và bảo toàn đồng vốn tín dụng chính sách, NHCSXH tỉnh Quảng Bình cùng với Phòng giao dịch NHCSXH huyện Bố Trạch cũng như chính quyền địa phương nơi đây đã cân đong sao cho phù hợp với từng tiểu vùng. Hiệu quả của đồng vốn tín dụng ưu đãi, sau 15 năm vươn phủ khắp 30 xã, thị trấn của huyện đang chứng minh tín dụng chính sách là bàn đạp phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, đảm bảo an ninh biên giới. 

Nơi “cứu cánh” cho người nghèo

Trung Hiếu - Việt Hải |

Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Sóc Trăng được thành lập từ đầu năm 2003. Sau 15 năm hoạt động, NHCSXH tỉnh Sóc Trăng đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần hỗ trợ cho hàng trăm ngàn lượt hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số vượt qua khó khăn, vươn lên, xóa được đói, giảm được nghèo, cải thiện chất lượng cuộc sống, thực hiện xây dựng nông thôn mới.