Thí điểm ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc

Ái Vân |

Người lao động thuộc đối tượng được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội để đi làm việc ở nước ngoài được vay đến 100 triệu đồng để ký quỹ mà không phải thực hiện bảo đảm tiền vay.

Hỗ trợ vay vốn để ký quỹ

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định số 12/2020/QĐ-TTg thực hiện thí điểm ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc.

Quyết định này quy định về thực hiện thí điểm ký quỹ, hỗ trợ vay để ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc (Chương trình EPS), hoàn trả tiền ký quỹ, quản lý và sử dụng tiền ký quỹ sau khi chuyển vào ngân sách nhà nước.

Quyết định nêu rõ: Người lao động trước khi đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS phải ký quỹ để bảo đảm thực hiện đúng hợp đồng, về nước đúng thời hạn sau khi chấm dứt Hợp đồng lao động. Mức tiền ký quỹ là 100 triệu đồng.

Trong thời hạn 35 ngày kể từ ngày ký Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS với Trung tâm Lao động ngoài nước, người lao động thực hiện ký quỹ tại Ngân hàng Chính sách xã hội trên địa bàn nơi người lao động đăng ký thường trú. Thời hạn ký quỹ là 5 năm 6 tháng.

Theo quyết định, người lao động thuộc đối tượng được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội để đi làm việc ở nước ngoài có nhu cầu vay vốn được vay đến 100 triệu đồng tại Ngân hàng Chính sách xã hội để ký quỹ mà không phải thực hiện bảo đảm tiền vay.

Ngân hàng Chính sách xã hội thỏa thuận với người lao động trong Hợp đồng tín dụng về thời hạn cho vay, việc trả nợ gốc và lãi suất tiền vay.

Lãi suất cho vay áp dụng theo mức lãi suất của Ngân hàng Chính sách xã hội đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng phù hợp với từng đối tượng.

Người lao động được nhận lại tiền ký quỹ sau khi thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với Trung tâm lao động ngoài nước theo quy định.

Quản lý tiền ký quỹ

Tiền ký quỹ sau khi chuyển vào ngân sách nhà nước cấp tỉnh được quản lý và sử dụng theo quy định pháp luật ngân sách nhà nước để hỗ trợ chính sách giải quyết việc làm và đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài bao gồm công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, tập huấn nâng cao năng lực; công tác quản lý, kiểm tra, giám sát và các hoạt động, chính sách khác tại địa phương.

Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15.5.2020 đến khi Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi) có hiệu lực thi hành.

Tiền ký quỹ (bao gồm cả gốc và lãi) của người lao động được hoàn trả trong các trường hợp sau:

a- Người lao động không đi làm việc tại Hàn Quốc sau khi đã thực hiện ký quỹ;

b- Người lao động về nước đúng thời hạn sau khi chấm dứt hợp đồng lao động (bao gồm hoàn thành hợp đồng hoặc chấm dứt trước thời hạn hợp đồng); hoặc bị trục xuất về nước mà không thuộc trường hợp bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo Hợp đồng lao động hay ở lại Hàn Quốc trái phép sau khi chấm dứt Hợp đồng lao động và hết hạn cư trú;

c- Người lao động chuyển đổi thị thực cư trú hợp pháp tại Hàn Quốc;

d- Người lao động bị chết hoặc mất tích theo quy định pháp luật trong thời gian làm việc theo hợp đồng.

Ái Vân
TIN LIÊN QUAN

Chủ sử dụng lao động không hợp tác, công ty bất lực

Trần Kiều |

Liên quan đến trường hợp lao động Cao Thị Huyền (SN 1991, quê Thanh Hóa) đi làm giúp việc gia đình có thời hạn 2 năm tại Saudi Arabia và quá hạn hợp đồng gần một năm vẫn chưa được về nước mà Báo Lao Động đã phản ánh (ngày 26.2); đại diện Công ty Cổ phần Đầu tư Vĩnh Cát cho biết, sự việc vẫn chưa thể giải quyết do chủ sử dụng lao động không chịu hợp tác.

Nữ doanh nhân bịa chuyện lo xuất khẩu lao động được khiến 22 người sập bẫy

Việt Dũng |

Nguyễn Thị Hợi (cựu Giám đốc công ty TNHH AC Foods Hà Linh) bịa ra chuyện đưa được người sang Nhật Bản làm việc trong khách sạn, lương hàng chục triệu để thu tiền phí của 22 người.

Đi xuất khẩu lao động quá hạn gần 1 năm vẫn chưa được về nước

ANH THƯ - TRẦN KIỀU |

Báo Lao Động nhận được đơn thư kêu cứu của anh Quách Văn Điệp (sinh năm 1987, thôn Bãi Hưng, xã Phượng Nghi, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa) có vợ đang làm giúp việc gia đình tại Saudi Arabia đã hết hạn hợp đồng lao động nhiều tháng (tháng 5.2019 hết hạn hợp đồng) mà chưa được về nước. Gia đình đã nhiều lần trao đổi với Công ty Cổ phần Đầu tư Vĩnh Cát đề đạt mong muốn đưa người thân về nước, nhưng đến nay vẫn chỉ nhận lại những lời hứa hẹn.

Lịch thi, chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 các trường chuyên tại Hà Nội

KHÁNH AN |

Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn và một số trường chuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội đã công bố lịch thi và chỉ tiêu tuyển sinh năm 2023.

Khi 450 tỉ của Trấn Thành trở thành động lực cho ông trùm Phước Sang

Mi Lan |

Trước khi tuyên bố phá sản, Phước Sang là “ông trùm” trong giới sản xuất phim, được mệnh danh “vua phim Tết” với nhiều dự án thắng lớn.

Cafe chiều thứ 7: Ngưng đổ lỗi cho phụ nữ về chuyện ăn mặc

Nhóm PV |

Trên thực tế, ngày nay, phụ nữ vẫn luôn phải chịu những định kiến về chuyện ăn mặc, nhất là khi những vụ xâm hại, tấn công tình dục xảy ra với phụ nữ, ăn mặc là một trong những yếu tố đầu tiên được nhắc đến với xu hướng đổ lỗi cho nạn nhân "ăn mặc gợi cảm" mới dẫn đến những vụ việc như vậy.

Cho người quen mượn ô tô, chủ xe bất ngờ bị gọi đến hiện trường tai nạn

Văn Sỹ |

Theo chia sẻ của nhiều người, việc mượn xe cũng như cho mượn xe ô tô của người thân, bạn bè vẫn là một vấn đề khá tế nhị mà cả người mượn, người cho mượn cần cân nhắc để tránh những rắc rối và đôi khi có thể dẫn đến sứt mẻ tình cảm.

Những tuyến vỉa hè mất hoàn toàn công năng ở Hà Nội: Đã có sự chuyển biến

Thế Kỷ |

Hà Nội - Như báo Lao Động đã phản ánh, thời gian qua nhiều vỉa hè ở các tuyến phố tại Hà Nội đã mất hoàn toàn công năng là dành cho người đi bộ. Tuy nhiên, sau vài ngày lực lượng chức năng ra quân xử lý đã có những chuyển biến tích cực.

Chủ sử dụng lao động không hợp tác, công ty bất lực

Trần Kiều |

Liên quan đến trường hợp lao động Cao Thị Huyền (SN 1991, quê Thanh Hóa) đi làm giúp việc gia đình có thời hạn 2 năm tại Saudi Arabia và quá hạn hợp đồng gần một năm vẫn chưa được về nước mà Báo Lao Động đã phản ánh (ngày 26.2); đại diện Công ty Cổ phần Đầu tư Vĩnh Cát cho biết, sự việc vẫn chưa thể giải quyết do chủ sử dụng lao động không chịu hợp tác.

Nữ doanh nhân bịa chuyện lo xuất khẩu lao động được khiến 22 người sập bẫy

Việt Dũng |

Nguyễn Thị Hợi (cựu Giám đốc công ty TNHH AC Foods Hà Linh) bịa ra chuyện đưa được người sang Nhật Bản làm việc trong khách sạn, lương hàng chục triệu để thu tiền phí của 22 người.

Đi xuất khẩu lao động quá hạn gần 1 năm vẫn chưa được về nước

ANH THƯ - TRẦN KIỀU |

Báo Lao Động nhận được đơn thư kêu cứu của anh Quách Văn Điệp (sinh năm 1987, thôn Bãi Hưng, xã Phượng Nghi, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa) có vợ đang làm giúp việc gia đình tại Saudi Arabia đã hết hạn hợp đồng lao động nhiều tháng (tháng 5.2019 hết hạn hợp đồng) mà chưa được về nước. Gia đình đã nhiều lần trao đổi với Công ty Cổ phần Đầu tư Vĩnh Cát đề đạt mong muốn đưa người thân về nước, nhưng đến nay vẫn chỉ nhận lại những lời hứa hẹn.