15 năm đồng vốn chính sách giúp người nghèo tại Tây Nguyên

P.V |

Hơn 15 năm qua, tín dụng chính sách xã hội của Chính phủ được Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thực hiện đồng bộ, hiệu quả đã trở thành động lực quan trọng giúp đồng bào Tây Nguyên phát huy hiệu quả các lĩnh vực thế mạnh của địa phương, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân; đảm bảo an ninh, quốc phòng, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong vùng.

Khu vực Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Với dân số hơn 5,6 triệu người, là một trong sáu vùng kinh tế lớn của đất nước, có tiềm năng lợi thế về nông nghiệp, cây công nghiệp nhưng các tỉnh trong khu vực vẫn còn nhiều khó khăn trong việc thu hút đầu tư phát triển. Vào thời điểm 2016 tỉ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới toàn khu vực là 15,27%.

15 năm qua, cùng với các bộ, ngành T.Ư, NHCSXH đã bám sát chủ trương, định hướng phát triển vùng Tây Nguyên của Đảng và Chính phủ để tập trung các nguồn lực, đẩy mạnh thực hiện các chương trình tín dụng chính sách, góp phần thực hiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đặc biệt là mục tiêu giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị trên địa bàn.

Thông qua 725 Điểm giao dịch của NHCSXH đặt tại các trụ sở UBND cấp xã, thực hiện cơ chế công khai, thuận tiện cho sự kiểm tra giám sát của cấp ủy, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương, NHCSXH đã triển khai 20 chương trình tín dụng chính sách và một số chương trình, dự án nhận ủy thác cho hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS và các đối tượng chính sách. Tổng doanh số cho vay vốn tín dụng chính sách tại khu vực Tây Nguyên từ khi NHCSXH đi vào hoạt động đến hết năm 2017 là 35.650 tỉ đồng, với gần 2,3 triệu lượt hộ nghèo, đối tượng chính sách được vay vốn; trong đó doanh số cho vay đối với hộ nghèo là 13.436 tỉ đồng, với gần 1 triệu hộ nghèo được vay vốn; doanh số cho vay đối với hộ cận nghèo là 3.375 tỉ đồng, với hơn 140 nghìn hộ cận nghèo được vay vốn; doanh số cho vay đối với hộ đồng bào DTTS là 12.538 tỉ đồng, với 0,4 triệu hộ được vay vốn. Tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đến hết năm 2017 đạt 14.949 tỉ đồng với 525.000 hộ còn dư nợ vay; trong đó, dư nợ cho vay đối với hộ nghèo là 1.243 tỉ đồng, với gần 159 hộ còn dư nợ, dư nợ cho vay hộ cận nghèo là 2.679 tỉ đồng với hơn 95.000 hộ còn dư nợ và dư nợ hộ đồng bào DTTS vay các chương trình tín dụng chính sách khác nhau là 5.725 tỉ đồng với 215.000 hộ còn dư nợ. Là một trong ba khu vực NHCSXH tập trung ưu tiên nguồn vốn để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách, tỉ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng hằng năm tại khu vực Tây Nguyên là 23,4% (cao hơn 3,97% so với tăng trưởng dư nợ bình quân chung toàn quốc).

Vốn tín dụng chính sách đầu tư tại Tây Nguyên 15 năm qua đã góp phần giúp 362.000 hộ thoát nghèo; tạo điều kiện cho gần 230.000 HSSV nghèo được vay vốn đến trường; tạo việc làm cho hơn 142.000 lao động; xây dựng, cải tạo hơn 43.000 căn nhà cho hộ nghèo; xây dựng hơn 577.000 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường cho các hộ gia đình tại khu vực nông thôn; giúp cho gần 5.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Cùng với việc tăng trưởng tín dụng, chất lượng tín dụng tại khu vực Tây Nguyên không ngừng được củng cố, nâng cao. Tính đến cuối năm 2017, nợ quá hạn là 31 tỉ đồng (chiếm tỉ lệ 0,21% tổng dư nợ), nợ khoanh là 23 tỉ đồng (chiếm tỉ lệ 0,15% tổng dư nợ), thấp hơn so với bình quân chung toàn quốc.

Một trong những yếu tố quan trọng giúp cải thiện chất lượng tín dụng chính sách trong vùng đó là sự vào cuộc đầy quyết tâm của cấp ủy, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác tại địa phương đã cùng NHCSXH thường xuyên theo dõi, bám sát các chủ trương, định hướng của Đảng, Chính phủ và tình hình thực tế trong quá trình triển khai thực hiện các hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn, từ đó nghiên cứu, phân tích, đánh giá, phối hợp với NHCSXH giải quyết khó khăn, vướng mắc; đồng thời, tham mưu, đề xuất, kiến nghị Chính phủ ban hành một số cơ chế, chính sách và giải pháp hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và đồng bào DTTS khu vực Tây Nguyên, như: chính sách cho vay người lao động của huyện nghèo đi xuất khẩu lao động, chính sách cho vay đối với hộ cận nghèo... và tập trung nguồn vốn tín dụng ưu đãi để giúp họ vươn lên thoát nghèo bền vững. P.V

P.V
TIN LIÊN QUAN

Giờ thứ 9: Ác mộng ADN - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Quyết định được coi là quan trọng bậc nhất cuộc đời một con người chính là quyết định kết hôn. Kết hôn với ai? Kết hôn vì lẽ gì? Kết hôn để mong muốn điều gì? Tất cả những câu hỏi đó luôn được đặt ra trước khi ta quyết định đặt bút ký vào tờ giấy màu hồng tượng trưng cho sự cam kết gắn bó suốt phần đời còn lại...

UEFA thay đổi thể thức vòng loại World Cup và EURO

TAM NGUYÊN |

Vòng loại World Cup và EURO thời gian tới sẽ chia thành 12 bảng đấu với 4 hoặc 5 đội mỗi bảng…

Dự báo diễn biến không khí lạnh bổ sung ngay sau Tết Nguyên đán

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết từ ngày 28.1, không khí lạnh tăng cường sẽ tác động diện rộng đến Bắc Bộ và Trung Bộ.

Tài chính thông minh: Kế hoạch mua căn nhà đầu tiên chỉ với 700 triệu đồng

Nhóm PV |

Mua nhà là quyết định quan trọng trong cuộc đời của mỗi người. Tuy nhiên với số vốn chỉ 700 triệu đồng thì nên cân đối và vay mượn ra sao? Chuyên gia từ chương trình Tài chính thông minh (laodong.vn) - ông Tạ Thanh Tùng và bà Nguyễn Thị Thuỳ Chi sẽ trả lời chi tiết trong số hôm nay.

Tai nạn trên Quốc lộ 6, 2 người chết, giao thông ùn tắc cục bộ

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Vụ tai nạn xảy ra trên Quốc lộ 6 khiến 2 người tử vong tại chỗ, giao thông ùn tắc cục bộ.

Người dân miền Tây tấp nập quay trở lại TP lớn sau đợt nghỉ Tết

Tạ Quang |

Ngày 26.1 (tức mùng 5 Tết) người dân ở các tỉnh miền Tây bắt đầu quay trở lại thành phố lớn như: TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai,… để làm việc sau dịp nghỉ Tết kéo dài gần 10 ngày.

Các sao Việt đặt kế hoạch đi đâu trong năm mới 2023?

Ngọc Trang - Phước Trường |

Nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như Hồ Quang Hiếu, Phi Thanh Vân, Đoan Trường... đã hào hứng lập kế hoạch cho các chuyến du lịch trong năm mới 2023.

5 giải pháp chính kiểm soát lạm phát trong năm 2023

TRÍ MINH |

Bước sang năm 2023, sẽ có những thách thức rất lớn trong kiểm soát lạm phát. Thực tế đòi hỏi những giải pháp linh hoạt và đồng bộ.