Những nguy cơ khi lạm dụng ăn cá sống

Minh Ánh |

Thường xuyên ăn cá sống làm tăng nguy cơ nhiễm ký sinh trùng. Nhiều loại trùng ký sinh ở người gây ra các bệnh như: Gan phình to, nhiễm trùng ống mật, viêm túi mật, sỏi mật và ung thư gan.

Thức ăn từ cá thường cung cấp rất nhiều dinh dưỡng, vitamin cho cơ thể. Có nhiều phương pháp chế biến cá để tăng sự ngon miệng, trong đó, cá sống cũng là một cách ăn nổi tiếng, được nhiều người, nơi ưa thích. Thậm chí, ở Nhật Bản, cá sống là thành phần không thể thiếu trong sushi, sashimi - những món đặc trưng của đất nước Mặt trời mọc.

Thế nhưng, ăn cá sống mang lại nhiều rủi ro hơn so với việc nấu chín cá. Việc không chế biến chín thực phẩm là cơ hội cho các vi khuẩn và ký sinh trùng thâm nhập vào cơ thể người ăn.

Nhiều ký sinh trùng có thể gây hại nghiêm trọng về lâu dài. Dưới đây là một số bệnh ký sinh trùng chính có thể lây truyền sang người sau khi ăn cá sống hoặc nấu chưa chín:

Sán lá gan

Sán lá gan là một họ giun dẹp ký sinh gây bệnh gọi là bệnh sán lá gan nhỏ. Chúng phổ biến nhất ở các vùng nhiệt đới của Châu Á, Châu Phi, Nam Mỹ và Đông Âu.

Sán lá gan trưởng thành cư trú và ẩn náu trong gan của người bị nhiễm bệnh và các động vật có vú khác. Chúng có thể khiến gan phình to, nhiễm trùng ống mật, viêm túi mật, sỏi mật và ung thư gan.

Nguyên nhân chính của bệnh này là do ăn cá sống hoặc nấu chín không đúng cách, vệ sinh không sạch thực phẩm cũng như dụng cụ nhà bếp.

Sán dây

Sán dây thường hay xuất hiện ở cá hồi. Chúng là loài ký sinh trùng lớn nhất hiện này có thể lây nhiễm sang người. Nó có thể dài lên tới 15m.

Sán dây cá thường không gây ra triệu chứng nhưng chúng có thể gây ra một căn bệnh được gọi là bệnh sán dây - diphyllobothriasis.

Các triệu chứng của bệnh diphyllobothriasis thường nhẹ, bao gồm: Mệt mỏi, khó chịu ở dạ dày, tiêu chảy hoặc táo bón.

Sán dây cũng có thể lấy đi một lượng đáng kể chất dinh dưỡng từ ruột của vật chủ, đặc biệt là vitamin B12, khiến bệnh nhân thiếu hụt vitamin B12.

Giun đũa

Giun đũa ký sinh có thể gây ra một bệnh gọi là bệnh anisakiasis. Những con giun này sống trong cá biển. Căn bệnh nhiễm trùng này phổ biến nhất ở những vùng thường xuyên ăn cá sống bằng cách ngâm chanh hoặc muối như: Scandinavia, Nhật Bản, Hà Lan và Nam Mỹ.

Không giống như nhiều loại ký sinh trùng truyền qua cá khác, giun đũa Anisakis không thể sống trong cơ thể người quá lâu.

Chúng sẽ cố gắng đào sâu vào thành ruột, nơi chúng bị mắc kẹt và cuối cùng chết. Điều này có thể gây ra phản ứng miễn dịch nghiêm trọng dẫn đến viêm, đau dạ dày và nôn mửa.

Bệnh Anisakiasis cũng có thể gây ra các phản ứng miễn dịch ngay cả khi giun đã chết trong thịt cá.

Giun đầu gai

Một họ giun đũa ký sinh khác có thể gây ra một bệnh gọi là giun đầu gai. Những con giun này được tìm thấy trong cá, thịt gia cầm và ếch còn sống hoặc nấu chưa chín ở Đông Nam Á, Mỹ Latinh, Ấn Độ và Nam Phi.

Các triệu chứng chính là: Đau dạ dày, nôn mửa, chán ăn và sốt. Trong một số trường hợp, nó có thể gây tổn thương da, phát ban, ngứa và sưng tấy.

Tùy thuộc vào vị trí trong cơ thể vật chủ mà ấu trùng ký sinh di chuyển, nhiễm trùng có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng ở các cơ quan khác nhau.

Minh Ánh
TIN LIÊN QUAN

5 lợi ích bất ngờ của dầu cám gạo

Ngọc Trâm (Theo Healthline) |

Cám gạo là lớp ngoài cùng của hạt gạo. Trong quá trình xay xát, lớp cám này thường bị bỏ đi. Tuy nhiên, những giá trị sức khỏe của nó bất ngờ được phát hiện và tận dụng làm tinh dầu. Dầu cám gạo được chiết xuất từ lớp cám gạo này. Dưới đây là 5 điều ngạc nhiên mà dầu cám gạo mang đến cho sức khỏe.

Cách làm kem chuối mít đơn giản, thơm ngon khó cưỡng cho ngày hè nắng nóng

Hải Ngọc |

Vào những ngày hè nắng nóng, kem chuối mít là sự lựa chọn thích hợp vì dễ làm, dễ ăn.

Các tác dụng phụ tiềm ẩn của giấm táo

ÁNH NHIÊN (THEO STYLECRAZE) |

Giấm táo có rất nhiều lợi ích nhưng khi bạn sử dụng quá mức có thể gây ra một số tác dụng phụ, chẳng hạn như các vấn đề về đường tiêu hóa, nồng độ kali thấp hơn (hạ kali máu)... Dưới đây là một số tác dụng phụ tiềm ẩn của giấm táo:

Thượng úy cảnh sát kể khoảnh khắc lao ra dòng lũ cứu người ở Hà Giang

Tô Thế |

Kể về thời khắc lao ra dòng lũ cứu người dân, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường - Công an huyện Mèo Vạc (Hà Giang) cho biết, bản thân cũng không nghĩ ngợi gì nhiều, chỉ cố gắng làm sao tiếp cận, đưa người dân về bờ an toàn.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Những chủ tịch UBND quận, huyện ở Hà Nội thuộc đối tượng kiểm tra trong năm 2024

KHÁNH AN |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra về thực hiện kết luận thanh tra và kiểm tra về phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh với ông Nguyễn Hồng Thanh

Ái Vân |

Ông Nguyễn Hồng Thanh được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6: Bóng chuyền Việt Nam không dự giải châu Á

HOÀNG HUÊ |

Bóng chuyền Việt Nam rút lui khỏi giải châu Á, Ngọc Thuân ghi dấu ấn... là những tin tức đáng chú ý trong bản tin bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6.

5 lợi ích bất ngờ của dầu cám gạo

Ngọc Trâm (Theo Healthline) |

Cám gạo là lớp ngoài cùng của hạt gạo. Trong quá trình xay xát, lớp cám này thường bị bỏ đi. Tuy nhiên, những giá trị sức khỏe của nó bất ngờ được phát hiện và tận dụng làm tinh dầu. Dầu cám gạo được chiết xuất từ lớp cám gạo này. Dưới đây là 5 điều ngạc nhiên mà dầu cám gạo mang đến cho sức khỏe.

Cách làm kem chuối mít đơn giản, thơm ngon khó cưỡng cho ngày hè nắng nóng

Hải Ngọc |

Vào những ngày hè nắng nóng, kem chuối mít là sự lựa chọn thích hợp vì dễ làm, dễ ăn.

Các tác dụng phụ tiềm ẩn của giấm táo

ÁNH NHIÊN (THEO STYLECRAZE) |

Giấm táo có rất nhiều lợi ích nhưng khi bạn sử dụng quá mức có thể gây ra một số tác dụng phụ, chẳng hạn như các vấn đề về đường tiêu hóa, nồng độ kali thấp hơn (hạ kali máu)... Dưới đây là một số tác dụng phụ tiềm ẩn của giấm táo: