9 loại virus “chết chóc” nhất thế giới

Khánh Ly |

Tờ Live Science liệt kê những loại virus nguy hiểm nhất, dựa trên nguy cơ tử vong, số ca tử vong và khả năng trở thành một mối đe dọa trong tương lai của chúng.

Virus Marburg

Virus Marburg xuất hiện năm 1976, gây xuất huyết, sốt cao, suy nội tạng và tử vong ở người. Vì thế, loại virus này được cho là cực kỳ nguy hiểm.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỉ lệ tử vong là hơn 80% trong đợt bùng phát năm 1998-2000 ở Cộng hòa Dân chủ Congo và năm 2005 ở Angola.

Virus Ebola

Virus Ebola dưới kính hiển vi. Ảnh: CDC
Virus Ebola dưới kính hiển vi. Ảnh: CDC

Ebola xuất hiện tại Cộng hòa Sudan và Cộng hòa Dân chủ Congo vào năm 1976. Virus Ebola lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với chất dịch cơ thể như máu, hoặc mô của người và động vật bị nhiễm bệnh.

Chuyên gia cho biết, các chủng virus Ebola khác nhau có mức độ gây tử vong khác nhau. Đợt bùng phát ở Tây Phi bắt đầu vào đầu năm 2014 là đợt dịch lớn và phức tạp nhất cho đến nay.

Virus dại

Virus dại là một loại rất nguy hiểm bởi chúng phá hủy não bộ. Nếu không kịp thời chữa trị thì 100% khả năng người bệnh sẽ tử vong.

Vaccine phòng dại cho vật nuôi khiến căn bệnh này hiếm xuất hiện ở các nước phát triển, nhưng nó vẫn là một vấn đề nghiêm trọng ở Ấn Độ và một số khu vực của Châu Phi.

Virus HIV

Virus HIV. Ảnh: AFP
Virus HIV. Ảnh: Getty Images/Science Photo Library

Trong thế giới hiện đại, nguy hiểm nhất có thể vẫn là virus HIV. Ước tính có khoảng 32 triệu người đã chết vì HIV kể từ khi được phát hiện lần đầu tiên vào đầu những năm 1980. Căn bệnh này vẫn tiếp tục tàn phá nhiều quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, nơi có 95% số ca nhiễm HIV.

Virus đậu mùa

Bệnh đậu mùa trước khi bị tiêu diệt dứt điểm đã giết chết khoảng 1/3 người bị nhiễm bệnh, để lại sẹo sâu và đôi mắt mù lòa nơi những người sống sót.

Chỉ trong thế kỷ 20, bệnh đậu mùa đã cướp đi sinh mạng của 300 triệu người, trở thành một gánh nặng lớn của thế giới.

Virus cúm

Hình ảnh virus cúm. Ảnh: CDC
Hình ảnh virus cúm. Ảnh: CDC

Đại dịch cúm kinh khủng nhất được biết đến là bệnh cúm Tây Ban Nha, bắt đầu vào năm 1918, gây bệnh cho 40% dân số thế giới và cướp đi sinh mạng của 50 triệu người.

Chuyên gia cho rằng, một đại dịch như đợt bùng phát năm 1918 có thể xảy ra một lần nữa nếu một chủng cúm mới xâm nhập vào cộng đồng và lây lan từ người sang người.

Virus SARS

Theo WHO, virus gây ra hội chứng hô hấp cấp tính nặng, hay còn gọi là SARS, xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2002 ở tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc.

Virus SARS sau đó đã lây lan sang 26 quốc gia trên thế giới, lây nhiễm cho hơn 8.000 người và giết chết hơn 770 người trong hai năm.

SARS có tỉ lệ tử vong ước tính là 9,6%, và cho đến nay, vẫn chưa có phương pháp điều trị hoặc vaccine được chấp thuận.

Virus MERS

Loại virus gây ra hội chứng hô hấp cấp Trung Đông, hay MERS, đã bùng phát ở Saudi Arabia vào năm 2012 và ở Hàn Quốc vào năm 2015. Virus MERS thuộc cùng họ với SARS-CoV.

MERS thường tiến triển thành viêm phổi nặng và có tỉ lệ tử vong ước tính từ 30% đến 40%. MERS không có phương pháp điều trị hoặc vaccine được phê duyệt.

Virus SARS-CoV-2

Hình ảnh của virus corona chủng mới qua kính hiển vi. Ảnh: Xinhua
Hình ảnh của virus Corona chủng mới qua kính hiển vi. Ảnh: Xinhua

Chủng virus SARS-CoV-2 thuộc cùng một họ với SARS-CoV, được gọi là virus Corona, xuất hiện lần đầu vào tháng 12 năm 2019 tại thành phố Vũ Hán của Trung Quốc.

COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra có tỉ lệ tử vong ước tính khoảng 2,3% (tính đến tháng 3.2020). Các triệu chứng thường gặp bao gồm sốt, ho khan và khó thở và có thể tiến triển thành viêm phổi.

SARS-CoV-2 đã lây nhiễm cho hơn 118 triệu người trên toàn cầu và hơn 2,6 triệu người tử vong. Cả thế giới đang nỗ lực phát triển chẩn đoán, điều trị và nghiên cứu vaccine.

Khánh Ly
TIN LIÊN QUAN

Vaccine COVID-19: Những lưu ý khi tiêm

Lệ Hà |

Mũi vaccine AstraZeneca ngừa COVID-19 đầu tiên sẽ tiêm vào ngày 8.3. Đây là vaccine mới và cần có sự chuẩn bị cũng như lưu ý khi tiêm.

Bác sĩ chỉ ra bệnh nhân ung thư có thể tiêm vaccine COVID-19

Lệ Hà |

Bộ Y tế đã công bố 11 nhóm đối tượng tiêm vaccine COVID-19 sắp xếp theo mức độ ưu tiên trong bối cảnh nguồn cung cấp vaccine hạn chế. Nhiều người bệnh ung thư quan tâm việc chỉ định tiêm vaccine COVID-19 trên bệnh nhân ung thư như thế nào?

Những động vật dễ mắc COVID-19 có khả năng lây truyền virus sang người

HỒNG HẠNH |

Hàng chục loài động vật thường xuyên tiếp xúc với con người dễ mắc COVID-19 nhiễm và có khả năng lây truyền SARS-CoV-2 sang người.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Apple đang ấp ủ gì với dòng Mac Pro mới?

Anh Vũ |

Đã bước sang năm thứ tư kể từ lần cuối cùng Apple tung ra máy tính Mac Pro, mẫu máy tính mãnh mẽ nhất mà hãng có thể sản xuất. Vậy điều gì đang diễn ra với Mac Pro, và liệu nó có được làm mới vào năm 2023 hay không?

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Vaccine COVID-19: Những lưu ý khi tiêm

Lệ Hà |

Mũi vaccine AstraZeneca ngừa COVID-19 đầu tiên sẽ tiêm vào ngày 8.3. Đây là vaccine mới và cần có sự chuẩn bị cũng như lưu ý khi tiêm.

Bác sĩ chỉ ra bệnh nhân ung thư có thể tiêm vaccine COVID-19

Lệ Hà |

Bộ Y tế đã công bố 11 nhóm đối tượng tiêm vaccine COVID-19 sắp xếp theo mức độ ưu tiên trong bối cảnh nguồn cung cấp vaccine hạn chế. Nhiều người bệnh ung thư quan tâm việc chỉ định tiêm vaccine COVID-19 trên bệnh nhân ung thư như thế nào?

Những động vật dễ mắc COVID-19 có khả năng lây truyền virus sang người

HỒNG HẠNH |

Hàng chục loài động vật thường xuyên tiếp xúc với con người dễ mắc COVID-19 nhiễm và có khả năng lây truyền SARS-CoV-2 sang người.