8 thay đổi của cơ thể khi không uống đủ nước

Thanh Thanh (Theo Eat this not that) |

Trang Eat this not that chỉ ra 8 thay đổi của cơ thể khi không uống đủ nước.

Đói

Nếu cảm thấy đói hơn bình thường trong suốt cả ngày, có thể là do bạn không uống đủ nước. Khi bị mất nước, cơ thể đưa ra tín hiệu đói để ăn nhiều thức ăn mặn hoặc nhiều tinh bột giúp giữ nước trong cơ thể. Nước lọc có tác dụng hỗ trợ quá trình hydrat hóa và giúp bạn không tiêu thụ lượng calo dư thừa.

Đau đầu

Đau đầu có thể do một số yếu tố gây ra, trong đó có mất nước. Nên duy trì uống nước liên tục trong ngày thay vì đợi triệu chứng mất nước xuất hiện rồi mới uống nước. Theo nguyên tắc thông thường, nếu cảm thấy khát, có thể bạn đã thiếu nước trong ngày.

Táo bón

Khi bạn không uống đủ nước, điều này có thể làm chậm quá trình tiêu hóa, dẫn đến táo bón. Thậm chí, làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Mệt mỏi

Nếu đồ uống chứa caffein và có đường là đồ uống bạn nên dùng để duy trì năng lượng, thử đổi một số đồ uống này lấy nước lọc để tăng cường năng lượng. Điều này có thể giúp cải thiện quá trình hydrat hóa và giảm tình trạng nôn nao của caffein và đường mà bạn có thể cảm thấy 1-2 giờ sau khi uống.

Tăng nguy cơ say nắng

Chuột rút do nhiệt, kiệt sức vì nóng và say nắng đều liên quan đến tình trạng mất nước. Môi trường nóng ẩm có thể làm trầm trọng thêm tình trạng mất nước và tăng khả năng mắc một trong những bệnh do nhiệt này.

Say nắng là một trình trạng được đặc trưng bởi da nóng, khô, nhiệt độ cơ thể cao và suy nhược. Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số này, bạn nên uống nước và liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.

Làm chậm quá trình trao đổi chất

Uống đủ nước có rất nhiều lợi ích, trong đó có giảm cân. Ngược lại, uống không đủ nước có khả năng làm chậm quá trình trao đổi chất, đốt cháy lượng calo ít hơn.

Gặp khó khăn trong việc tập trung

Tình trạng mất nước nhẹ cũng có thể ảnh hưởng đến trí nhớ và khả năng tập trung. Trên thực tế, mức độ mất nước nghiêm trọng hơn còn gây ra các triệu chứng thần kinh nghiêm trọng hơn như nhầm lẫn và mê sảng.

Tăng nhịp tim

Khi không uống đủ nước, tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đi khắp cơ thể, dẫn đến nhịp tim cao hơn. Để hỗ trợ hệ thống tim mạch hoạt động hiệu quả hơn, bắt đầu ngày mới bằng việc uống nước. Đồng thời, thường xuyên uống nước cũng như các loại đồ uống có lợi khác trong ngày.

Thanh Thanh (Theo Eat this not that)
TIN LIÊN QUAN

1 ly nước ngọt mỗi ngày có thể khiến bệnh tiểu đường trở nên tệ hơn

Ngọc Thùy (Theo Every Day Health) |

Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường type 2, việc thay thế soda có đường, nước tăng lực hoặc thậm chí nước ép trái cây bằng cà phê, trà không đường hoặc nước lọc có thể giúp cho sức khỏe của bạn tốt hơn.

Lưu ý khi uống nước dừa cho người bệnh cao huyết áp

Thanh Vân (Theo eatthis!) |

Dừa là loại trái cây nhiệt đới được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, đối với người bị cao huyết áp, nếu uống nước dừa thường xuyên sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

4 thói quen uống nước giúp tăng tốc độ trao đổi chất sau 50 tuổi

Thanh Thanh (Theo Eat this not that) |

Trang Eat this not that chỉ ra 4 thói quen uống nước giúp tăng tốc độ trao đổi chất sau 50 tuổi.

"Miếng bánh" của ông Bùi Thành Nhơn tại Novaland ngày một thu hẹp

Đức Mạnh |

Việc đẩy mạnh bán ra cổ phiếu được gia đình Chủ tịch Bùi Thành Nhơn chấp nhận thực hiện để giải quyết vấn đề dòng tiền khi không đủ khả năng để “bơm” thêm vốn cho Novaland

Nhiều bộ, ngành giải ngân dưới 1%

Xuyên Đông |

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến hết tháng 4.2023, tỷ lệ giải ngân mới đạt 15,65% kế hoạch, thấp hơn cùng kỳ 2,83%.

Khách Việt cần chuẩn bị gì khi lần đầu du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn

Chí Long |

Nằm bên Đà Giang thơ mộng, Phượng Hoàng Cổ Trấn - trấn cổ 1.300 năm tuổi là điểm đến thu hút đông đảo khách du lịch khi đến Hồ Nam, Trung Quốc.

Áp thấp nhiệt đới ít có khả năng mạnh lên thành bão

Hiếu Anh |

Miền Bắc, miền Trung nắng nóng gay gắt, có nơi lên tới 41 độ C, áp thấp nhiệt đới gây gió giật cấp 8. Đây là những thông tin cảnh báo thiên tai cần chú ý trong ngày.

Kiểm tra, xử lý vụ tảng đá to như cánh phản lăn sát nhà dân tại Hoà Bình

Minh Nguyễn |

UBND huyện Lương Sơn vừa có văn bản chỉ đạo kiểm tra xử lý liên đến vụ việc đá lăn sát nhà dân mà Báo Lao Động phản ánh.

1 ly nước ngọt mỗi ngày có thể khiến bệnh tiểu đường trở nên tệ hơn

Ngọc Thùy (Theo Every Day Health) |

Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường type 2, việc thay thế soda có đường, nước tăng lực hoặc thậm chí nước ép trái cây bằng cà phê, trà không đường hoặc nước lọc có thể giúp cho sức khỏe của bạn tốt hơn.

Lưu ý khi uống nước dừa cho người bệnh cao huyết áp

Thanh Vân (Theo eatthis!) |

Dừa là loại trái cây nhiệt đới được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, đối với người bị cao huyết áp, nếu uống nước dừa thường xuyên sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

4 thói quen uống nước giúp tăng tốc độ trao đổi chất sau 50 tuổi

Thanh Thanh (Theo Eat this not that) |

Trang Eat this not that chỉ ra 4 thói quen uống nước giúp tăng tốc độ trao đổi chất sau 50 tuổi.