Tháo điểm nghẽn nguồn nhân lực để phát triển ngành bán dẫn

Lê Thanh Phong |

Chúng ta nói đến cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghệ 4.0 từ nhiều năm nay, nhưng những hô hào mang tính phong trào đó không đem lại sự thay đổi, mà điều căn bản nhất, quyết định nhất chính là đào tạo con người và làm ra sản phẩm cụ thể.

Thời gian qua, Việt Nam đã tập trung đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành công nghệ, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường, kể cả lượng và chất, đó là thực tế mà chúng ta phải đối diện, không nên né tránh. Kêu gọi các tập đoàn công nghệ đến Việt Nam đầu tư, nhưng không có đủ nguồn nhân lực cung cấp theo nhu cầu, thì khó lòng để nói đến phát triển ngành công nghệ cao.


Thử quan sát một vòng sẽ thấy, Viện Nghiên cứu Dữ Liệu lớn, Trung tâm Quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành (ICISE), Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) và nhiều trung tâm khác, từ Nhà nước đến tư nhân, dù nỗ lực rất nhiều nhưng chưa có những thành công nổi bật về đào tạo nhân lực cũng như sản phẩm.

Cho nên, đối với ngành công nghiệp bán dẫn, hiện nguồn nhân lực chỉ đáp ứng chưa đến 20% nhu cầu thị trường là điều đương nhiên. Không có con người có chuyên môn cao trong các lĩnh vực công nghệ, thì câu chuyện trí tuệ nhân tạo, robot thông minh hay công nghiệp bán dẫn vẫn chỉ là lý thuyết, và chúng ta vẫn chỉ đứng bên xa lộ để ngắm nhìn những đoàn xe 4.0 vút qua mà thôi.


Để có nguồn nhân lực ngành bán dẫn thì phải đào tạo, trong đó có vai trò của các trường đại học. Có điều, trường có đủ thực lực để đào tạo ngành này không nhiều, vì thiếu chuyên gia. Xét cho cùng, thầy dạy cũng không có nhiều, nên không thể đào tạo ra nhiều học trò. Chuyên gia công nghệ phải là thứ thiệt, không có chuyện đào tạo đại trà.


Trong lúc đang khát nguồn nhân lực ngành bán dẫn, còn có một cách bù đắp, đó là thu hút nguồn nhân lực từ nước ngoài, trong đó có nhiều du học sinh Việt Nam ở các nước. Có rất nhiều kỹ sư, chuyên gia công nghệ người Việt Nam làm việc cho các công ty nước ngoài, nếu có chính sách sử dụng và đãi ngộ phù hợp, chắc chắn sẽ có nhiều người hưởng ứng. Các địa phương từng tổ chức chương trình “trải thảm đỏ đón nhân tài”, trong lúc này lại rất cần trải thảm đỏ, không chỉ trong nước mà tầm quốc tế.

Các doanh nghiệp hãy sẵn sàng cho các cuộc tuyển dụng nhân tài để có được những kỹ sư, chuyên gia xuất sắc về đầu quân.

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Giải “cơn khát” nhân lực ngành bán dẫn

Tường Vân - Quỳnh Chi |

Dự báo, 5 năm tới Việt Nam cần khoảng 20.000 người trình độ từ đại học trở lên cho ngành công nghiệp bán dẫn. Nhu cầu nhân lực ngành bán dẫn lên tới 5.000 - 10.000 kỹ sư/năm nhưng khả năng đáp ứng của thị trường lao động chưa đến 20%.

Hành trình Việt - Mỹ hợp tác phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Song Minh |

Mỹ hợp tác để mở rộng các kỹ năng số trong thị trường lao động Việt Nam nhằm cải thiện khả năng tiến tới các vị trí công việc cao hơn và nâng cao năng lực cạnh tranh của lực lượng lao động Việt Nam.

Nhiều cơ hội học tập, làm việc ngành bán dẫn dành cho sinh viên công nghệ

HẠNH AN |

Ngày 31.1, Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội và Samsung Điện tử Hàn Quốc đã ký kết văn bản hợp tác triển khai chương trình VNU-Samsung Tech Track (V-STT) với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao có trình độ thạc sĩ trong lĩnh vực bán dẫn và vi mạch.

Thêm trường đại học mở ngành bán dẫn, cơ hội việc làm rộng mở

TRÀ MY |

Năm học 2024 - 2025, nhiều trường đại học công bố kế hoạch, chỉ tiêu tuyển sinh ngành, chuyên ngành về bán dẫn hệ chính quy.

Sinh viên ra trường chạy xe ôm công nghệ là một sự lãng phí nguồn nhân lực

MINH HÀ - HOÀNG XUYẾN |

Hiện nay, nhiều cử nhân phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp dẫn đến việc lựa chọn các công việc bán thời gian trong đó có nghề xe ôm công nghệ.

Giải cơn khát nguồn nhân lực chất lượng cao để thu hút doanh nghiệp FDI

MINH HÀ |

Các doanh nghiệp FDI luôn cần nguồn nhân lực chất lượng cao để ứng dụng vào công nghệ mới. Vì vậy, việc chú trọng đào tạo lực lượng lao động có trình độ sẽ thu hút đầu tư nước ngoài.

Bất cập trong đào tạo nguồn nhân lực du lịch Việt Nam

Ý Yên |

Chuyên gia cho rằng nguồn nhân lực du lịch Việt Nam đang mất cân bằng cả về chất lẫn lượng, việc đào tạo chỉ tập trung một số ngành nghề... dẫn đến phát triển thiếu bền vững.

Đắk Mil chú trọng dạy nghề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Bảo Lâm |

Đắk Nông - Thời gian qua, huyện Đắk Mil đã và đang chú trọng mở nhiều lớp dạy nghề nhằm góp phần nâng cao trình độ nguồn nhân lực cho người dân dễ dàng tìm kiếm việc làm hoặc tự phát triển sản xuất, kinh doanh, gia tăng hiệu quả kinh tế cho bản thân, gia đình.

Đào tạo 50.000 nhân lực cho ngành bán dẫn gắn với thực tế, kinh nghiệm nước ngoài

Đức Mạnh (thực hiện) |

Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) đang được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn. Phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với ông Võ Xuân Hoài - Phó Giám đốc NIC - về nỗ lực hiện thực hoá mục tiêu này.

Chạy đua đào tạo để cung ứng nhân lực ngành bán dẫn

LƯƠNG HẠNH - QUỲNH CHI |

Hiện có hơn 50 doanh nghiệp FDI lớn đã đầu tư lĩnh vực công nghiệp vi điện tử và bán dẫn tại Việt Nam. Vì thế, ngành này ngoài nhu cầu tuyển hàng chục nghìn lao động phổ thông, còn đòi hỏi về nguồn nhân lực chất lượng cao.

Giải “cơn khát” nhân lực ngành bán dẫn

Tường Vân - Quỳnh Chi |

Dự báo, 5 năm tới Việt Nam cần khoảng 20.000 người trình độ từ đại học trở lên cho ngành công nghiệp bán dẫn. Nhu cầu nhân lực ngành bán dẫn lên tới 5.000 - 10.000 kỹ sư/năm nhưng khả năng đáp ứng của thị trường lao động chưa đến 20%.

Hành trình Việt - Mỹ hợp tác phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Song Minh |

Mỹ hợp tác để mở rộng các kỹ năng số trong thị trường lao động Việt Nam nhằm cải thiện khả năng tiến tới các vị trí công việc cao hơn và nâng cao năng lực cạnh tranh của lực lượng lao động Việt Nam.

Nhiều cơ hội học tập, làm việc ngành bán dẫn dành cho sinh viên công nghệ

HẠNH AN |

Ngày 31.1, Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội và Samsung Điện tử Hàn Quốc đã ký kết văn bản hợp tác triển khai chương trình VNU-Samsung Tech Track (V-STT) với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao có trình độ thạc sĩ trong lĩnh vực bán dẫn và vi mạch.

Thêm trường đại học mở ngành bán dẫn, cơ hội việc làm rộng mở

TRÀ MY |

Năm học 2024 - 2025, nhiều trường đại học công bố kế hoạch, chỉ tiêu tuyển sinh ngành, chuyên ngành về bán dẫn hệ chính quy.

Sinh viên ra trường chạy xe ôm công nghệ là một sự lãng phí nguồn nhân lực

MINH HÀ - HOÀNG XUYẾN |

Hiện nay, nhiều cử nhân phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp dẫn đến việc lựa chọn các công việc bán thời gian trong đó có nghề xe ôm công nghệ.

Giải cơn khát nguồn nhân lực chất lượng cao để thu hút doanh nghiệp FDI

MINH HÀ |

Các doanh nghiệp FDI luôn cần nguồn nhân lực chất lượng cao để ứng dụng vào công nghệ mới. Vì vậy, việc chú trọng đào tạo lực lượng lao động có trình độ sẽ thu hút đầu tư nước ngoài.

Bất cập trong đào tạo nguồn nhân lực du lịch Việt Nam

Ý Yên |

Chuyên gia cho rằng nguồn nhân lực du lịch Việt Nam đang mất cân bằng cả về chất lẫn lượng, việc đào tạo chỉ tập trung một số ngành nghề... dẫn đến phát triển thiếu bền vững.

Đắk Mil chú trọng dạy nghề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Bảo Lâm |

Đắk Nông - Thời gian qua, huyện Đắk Mil đã và đang chú trọng mở nhiều lớp dạy nghề nhằm góp phần nâng cao trình độ nguồn nhân lực cho người dân dễ dàng tìm kiếm việc làm hoặc tự phát triển sản xuất, kinh doanh, gia tăng hiệu quả kinh tế cho bản thân, gia đình.

Đào tạo 50.000 nhân lực cho ngành bán dẫn gắn với thực tế, kinh nghiệm nước ngoài

Đức Mạnh (thực hiện) |

Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) đang được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn. Phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với ông Võ Xuân Hoài - Phó Giám đốc NIC - về nỗ lực hiện thực hoá mục tiêu này.

Chạy đua đào tạo để cung ứng nhân lực ngành bán dẫn

LƯƠNG HẠNH - QUỲNH CHI |

Hiện có hơn 50 doanh nghiệp FDI lớn đã đầu tư lĩnh vực công nghiệp vi điện tử và bán dẫn tại Việt Nam. Vì thế, ngành này ngoài nhu cầu tuyển hàng chục nghìn lao động phổ thông, còn đòi hỏi về nguồn nhân lực chất lượng cao.