Sách giáo khoa ngày càng tăng giá, do đâu?

Hoàng Văn Minh |

Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn thừa nhận giá sách giáo khoa khi xã hội hóa chưa rẻ như mong muốn nhưng nguyên nhân không phải do Bộ.

Hồi đầu năm học mới, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 747/CĐ-TTg ngày 16.8.2023 yêu cầu các bộ liên quan và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố bảo đảm sách giáo khoa và giáo viên kịp thời cho năm học 2023–2024.

Công điện yêu cầu Bộ GDĐT, các tỉnh thành phối hợp với các nhà xuất bản tổ chức việc cung ứng sách giáo khoa trên địa bàn, bảo đảm chất lượng.

Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng chậm, thiếu sách giáo khoa hoặc tăng giá bất hợp lý trước khi khai giảng năm học mới.

Tuy nhiên, thực tế thì vẫn “Mỗi năm đến hè, học sinh man mác buồn, còn phụ huynh mỗi năm đến mùa tựu trường cũng man mác buồn” – như lời đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) ví von trong phần chất vấn Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn trên Quốc hội hôm qua.

Theo đại biểu Phạm Văn Hòa, phụ huynh man mác buồn là do sách giáo khoa tăng giá, thậm chí không mua được.

Đại biểu Phạm Văn Hòa nói rằng, việc xã hội hóa sách giáo khoa thời gian qua có nhiều vấn đề đặt ra. Và ông đặt câu hỏi làm kiểu gì mà càng xã hội hóa, giá sách giá khoa ngày càng tăng?

Trả lời câu hỏi của đại biểu, Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn cho rằng, trong thực tế, giá sách giáo khoa khi xã hội hóa chưa rẻ như mong muốn.

Và nguyên nhân của việc giá sách chưa rẻ như mong muốn là do Bộ GDĐT chỉ có trách nhiệm thẩm định về mặt chuyên môn, còn vấn đề tài chính thì duyệt giá trên cơ sở kê khai của các nhà xuất bản.

Tức là vấn đề giá rẻ hay đắt, phụ huynh man mác buồn hay vui tươi hớn hở mỗi mùa tựu trường nằm ngoài tầm kiểm soát của Bộ GDĐT.

Dĩ nhiên đó là một câu trả lời chưa rõ, không thể thỏa mãn được đại biểu hỏi và người dân.

Lại nhớ hồi năm ngoái, tại phiên họp toàn thể của Ủy ban Văn hoá giáo dục của Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đã từng nói một cách “phải sòng phẳng”, rằng: Ngành giáo dục đang nắm tất cả mọi thứ, trừ hai thứ: Giáo viên và tài chính.

Bộ trưởng “sòng phẳng” thật, bởi giáo viên thì do Bộ Nội vụ quản lý theo ngành dọc. Còn tiền thì Nhà nước trả lương giáo viên và duyệt chi cho việc mua sắm tất tần tật thì do Giám đốc các Sở GDĐT địa phương đề xuất lên Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố quyết định.

Và ngay cả giá thành sách giáo khoa, không phải đến bây giờ, mà từ trước đó, Bộ GDĐT cũng chỉ “duyệt trên cơ sở kê khai của các nhà xuất bản”.

Vậy nên có những câu hỏi, người đứng đầu Bộ GDĐT biết hết, nhưng lại không thể tự mình trả lời rõ ràng, thỏa đáng được.

Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

Làm rõ vai trò của Bộ GDĐT trong quản lý chương trình, sách giáo khoa

PGS.TS Đỗ Ngọc Thống - Chủ biên Chương trình môn Ngữ văn 2018 |

Theo dõi chương trình trao đổi của các đại biểu Quốc hội tại phiên họp toàn thể trên hội trường về vấn đề chương trình và sách giáo khoa (SGK) mới, là người đã tham gia nhiều lần biên soạn chương trình và SGK, tôi có một vài trao đổi để làm rõ thêm vai trò của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) trong việc quản lý những nội dung này.

Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn thêm 1 bộ sách giáo khoa là không cần thiết, khó khả thi

Tường Vân |

Theo nhiều ý kiến, đề xuất để Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa (SGK) ở thời điểm này là không cần thiết, gây lãng phí.

Đại biểu Quốc hội phản đối giao Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn bộ sách giáo khoa

Thùy Linh - Trần Vương |

Theo đại biểu Quốc hội, việc giao Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) biên soạn một bộ sách giáo khoa (SGK) không phù hợp với thực tế, chủ trương xã hội hoá việc biên soạn SGK đã đạt những kết quả và đang diễn ra thuận lợi.

Cải tạo, làm mới hình ảnh chợ Bến Thành nhưng vẫn lưu giữ văn hóa

Ngọc Lê |

Chợ Bến Thành hơn 100 năm tuổi nằm tại trung tâm TPHCM đang chờ được chỉnh trang. Mới đây Quận 1 đã đề xuất cải tạo chợ Bến Thành theo 2 giai đoạn, tiết giảm một số hạng mục, với tổng kinh phí gần 140 tỉ đồng.

Không khí lạnh rất mạnh áp sát miền Bắc, trời rét đậm, có nơi dưới 11 độ C

MINH HÀ |

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời chuyển rét, vùng núi Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại, nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 15-18 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 11 độ C.

Giáo viên cần linh hoạt hơn trong dạy học tích hợp

Trà My |

Đối với chương trình dạy học tích hợp ở bậc THCS, giáo viên không chỉ là người cung cấp kiến thức mà còn là người điều phối, hỗ trợ học sinh quá trình học tập.

Tăng tốc thi công nút giao nghìn tỉ, sớm khơi thông cửa ngõ khu Đông TPHCM

HỮU CHÁNH |

Chủ đầu tư đang huy động lượng lớn nhân lực và thiết bị thi công nút giao An Phú để công trình đạt tiến độ, kỳ vọng sớm khơi thông cửa ngõ phía Đông TPHCM vốn đã quá tải nhiều năm qua.

Nhiều người vui mừng khi đăng ký cấp lại biển số đẹp đã định danh thành công

LÂM ANH |

Sau thông tin về việc một số biển xe máy sau khi làm thủ tục thu hồi sẽ không cấp lại khi chủ xe đăng ký xe khác, mới đây, nhiều trường hợp đã có thể đăng ký cấp lại biển số đã định danh (trong đó có biển số đẹp và siêu đẹp) thành công sau nhiều ngày tháng chờ đợi.

Làm rõ vai trò của Bộ GDĐT trong quản lý chương trình, sách giáo khoa

PGS.TS Đỗ Ngọc Thống - Chủ biên Chương trình môn Ngữ văn 2018 |

Theo dõi chương trình trao đổi của các đại biểu Quốc hội tại phiên họp toàn thể trên hội trường về vấn đề chương trình và sách giáo khoa (SGK) mới, là người đã tham gia nhiều lần biên soạn chương trình và SGK, tôi có một vài trao đổi để làm rõ thêm vai trò của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) trong việc quản lý những nội dung này.

Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn thêm 1 bộ sách giáo khoa là không cần thiết, khó khả thi

Tường Vân |

Theo nhiều ý kiến, đề xuất để Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa (SGK) ở thời điểm này là không cần thiết, gây lãng phí.

Đại biểu Quốc hội phản đối giao Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn bộ sách giáo khoa

Thùy Linh - Trần Vương |

Theo đại biểu Quốc hội, việc giao Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) biên soạn một bộ sách giáo khoa (SGK) không phù hợp với thực tế, chủ trương xã hội hoá việc biên soạn SGK đã đạt những kết quả và đang diễn ra thuận lợi.