Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn thêm 1 bộ sách giáo khoa là không cần thiết, khó khả thi

Tường Vân |

Theo nhiều ý kiến, đề xuất để Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa (SGK) ở thời điểm này là không cần thiết, gây lãng phí.

Bộ GDĐT biên soạn thêm 1 bộ SGK gây lãng phí

Một trong những điểm đổi mới quan trọng tại Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội là chủ trương "Một chương trình, nhiều sách giáo khoa". Việc này nhằm huy động nguồn lực xã hội, góp phần nâng cao chất lượng SGK, chống độc quyền trong lĩnh vực này và phù hợp với xu hướng quốc tế. Điều này cũng phù hợp với định hướng xây dựng nền giáo dục mở, “đa dạng hoá tài liệu học tập” của Nghị quyết 29 về chính sách đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Thực hiện các chủ trương quan trọng này, những năm qua đều có 3 bộ SGK được phê duyệt, lựa chọn sử dụng trong các nhà trường. Chủ trương xã hội hóa khâu biên soạn, phát hành SGK đã góp phần tiết kiệm ngân sách Nhà nước. Vì vậy, theo các giáo viên, việc Bộ GDĐT biên soạn thêm 1 bộ sách là không cần thiết, gây lãng phí.

Thầy Nguyễn Quang Tùng - Hiệu trưởng Trường THCS và THPT M.V. Lômônôxốp (Hà Nội) đánh giá, chủ trương 1 chương trình, nhiều bộ SGK là đúng đắn. 3 bộ SGK hiện tại, theo đánh giá của thầy cô, cơ bản thuận lợi, phù hợp và đáp ứng tốt nhu cầu giảng dạy, học tập.

Trong bối cảnh Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã được triển khai năm thứ ba, ở cả 3 cấp, đề xuất này khó khả thi và dễ làm mất đi chủ trương xã hội hoá SGK.

"Bản thân tôi và các thầy cô giáo trong trường nhận thấy, không cần thiết phải biên soạn thêm 1 bộ SGK nữa, vì các bộ sách hiện nay khá phù hợp với nhà trường. Nếu Bộ GDĐT biên soạn thêm 1 bộ SGK, theo phản xạ tự nhiên, các trường sẽ lựa chọn bộ sách đó. Điều này sẽ xoá bỏ chủ trương xã hội hoá SGK" - thầy Tùng nói và cho rằng, nếu Bộ GDĐT phải biên soạn thêm 1 bộ SGK chắc chắn sẽ gặp khó khăn trong việc lựa chọn các chủ biên.

Bởi hiện nay, hầu hết những "nhân tài" giáo dục đã tham gia biên soạn các bộ sách giáo dục hiện hành.

Chiều 31.10, tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội của Quốc hội, vấn đề liệu Bộ GDĐT có nên biên soạn một bộ SGK hay không lại được đưa ra tranh luận sôi nổi.

Đại biểu Nguyễn Duy Thanh (đoàn Cà Mau) bày tỏ quan điểm không tán thành về việc giao Bộ GDĐT biên soạn một bộ SGK theo Nghị quyết 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình SGK.

Ông Thanh cho rằng, việc này cũng không phù hợp với thực tế, chủ trương xã hội hoá việc biên soạn SGK đã đạt những kết quả và đang diễn ra thuận lợi. Đồng thời, dễ dẫn đến triệt tiêu xã hội hoá, quay lại tình trạng độc quyền, trái với chủ trương khuyến khích xã hội hoá và đi ngược lại xu hướng quốc tế.

“Tôi tin rằng, nếu Đoàn giám sát có đầy đủ thông tin về chính sách SGK của các nước trên thế giới thì có thể đã không nêu lên kiến nghị này” - ông Thanh nói.

Cần rà soát, khắc phục những hạn chế

Thay vì lãng phí ngân sách biên soạn thêm 1 bộ SGK, Hiệu trưởng Trường THCS và THPT M.V. Lômônôxốp (Hà Nội) cho rằng, điều quan trọng lúc này là tập trung xem xét, rà soát và đánh giá hiệu quả thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới.

"Sau khi Chương trình mới áp dụng đồng bộ ở các bậc học, Bộ GDĐT cần rà soát lại toàn bộ SGK, chương trình mới. Từ đó, đánh giá lại hiệu quả của việc thực hiện, chỗ nào chưa phù hợp, cần chính sửa để phù hợp với điều kiện dạy học" - thầy Nguyễn Quang Tùng kiến nghị.

PGS.TS. Đỗ Ngọc Thống, Chủ biên Chương trình GDPT môn Ngữ văn 2018 cũng cho rằng, sau hơn 3 năm triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, việc Bộ GDĐT biên soạn thêm 1 bộ SGK hoàn toàn không cần thiết, không khả thi và làm phức tạp thêm tình hình.

"Thay vào đó, Bộ GDĐT nên tập trung xem xét, điều chỉnh và tổ chức tốt việc triển khai các bộ sách sao cho đúng hướng, đặc biệt cần chỉ đạo việc đổi mới cách dạy và đánh giá, thi cử trong những năm tới sao cho hợp lí và có hiệu quả" - ông Thống nói.

Tường Vân
TIN LIÊN QUAN

Áp lực thi cử, học sinh mong có ít môn thi tốt nghiệp THPT

Mi Vân |

Mặc dù thời gian đến kì thi tốt nghiệp THPT vẫn còn khá xa song có nhiều học sinh đang cảm thấy áp lực, ôn luyện ngày đêm.

Lịch nghỉ Tết năm 2024 của sinh viên cả nước

Vân Trang |

Lịch nghỉ Tết Âm lịch Giáp Thìn của sinh viên đã được các trường đại học công bố.

Lại thêm 1 bài thơ trong SGK Ngữ văn lớp 6 gây tranh cãi

Trà My |

Bài thơ “Con chào mào” của tác giả Mai Văn Phấn trong sách giáo khoa Ngữ văn 6 hiện đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Bất chấp mạng sống, đua nhau vớt củi giữa nước lũ cuồn cuộn ở Điện Biên

NHÓM PV |

Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao, rất nhiều người dân tại Điện Biên đã bất chấp nguy hiểm để vớt củi trên dòng nước đục ngàu, cuồn cuộn.

Thủy điện ở Hòa Bình xả lũ không thông báo, nhiều du khách suýt bị cuốn trôi

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Phản ánh đến Báo Lao Động, người dân, du khách bức xúc vì cho rằng Thủy điện Suối Mu (xã Tự Do, huyện Lạc Sơn) xả lũ mà không thông báo khiến nhiều người suýt bị lũ cuốn trôi.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Áp lực thi cử, học sinh mong có ít môn thi tốt nghiệp THPT

Mi Vân |

Mặc dù thời gian đến kì thi tốt nghiệp THPT vẫn còn khá xa song có nhiều học sinh đang cảm thấy áp lực, ôn luyện ngày đêm.

Lịch nghỉ Tết năm 2024 của sinh viên cả nước

Vân Trang |

Lịch nghỉ Tết Âm lịch Giáp Thìn của sinh viên đã được các trường đại học công bố.

Lại thêm 1 bài thơ trong SGK Ngữ văn lớp 6 gây tranh cãi

Trà My |

Bài thơ “Con chào mào” của tác giả Mai Văn Phấn trong sách giáo khoa Ngữ văn 6 hiện đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều.