Làm rõ vai trò của Bộ GDĐT trong quản lý chương trình, sách giáo khoa

PGS.TS Đỗ Ngọc Thống - Chủ biên Chương trình môn Ngữ văn 2018 |

Theo dõi chương trình trao đổi của các đại biểu Quốc hội tại phiên họp toàn thể trên hội trường về vấn đề chương trình và sách giáo khoa (SGK) mới, là người đã tham gia nhiều lần biên soạn chương trình và SGK, tôi có một vài trao đổi để làm rõ thêm vai trò của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) trong việc quản lý những nội dung này.

Tôi thực sự ngạc nhiên trước một vài ý kiến cho rằng: Bộ GDĐT có vẻ đã buông lỏng quản lý nhà nước khi không thực hiện biên soạn một bộ SGK của Bộ. Nhà nước xã hội hóa để các tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn SGK, nhưng Nhà nước vẫn phải giữ vai trò chủ đạo.

Tôi hiểu Nhà nước ở đây là Chính phủ, cụ thể là Bộ GDĐT. Tôi cũng hiểu ý kiến nêu như thế là để yêu cầu Bộ GDĐT đứng ra tổ chức biên soạn một bộ SGK theo ngân sách nhà nước. Nghĩa là Bộ GDĐT phải biên soạn một bộ SGK của Bộ thì mới thể hiện đúng vai trò chủ đạo trong quản lý nhà nước.

Vì sao Bộ GDĐT không nên biên soạn thêm 1 bộ SGK nữa thì đã có nhiều đại biểu Quốc hội, nhiều người, nhiều tờ báo lên tiếng, đã nêu đầy đủ các lí do rất thuyết phục. Ở đây, tôi chỉ xin làm rõ, trong việc biên soạn chương trình và SGK, có phải Bộ GDĐT đã buông lỏng quản lý hoặc mất vai trò chủ đạo của nhà nước hay không?

Trong Luật Giáo dục 2019, chương VIII đã nêu rất rõ yêu cầu Quản lý nhà nước của Bộ về chương trình và SGK. Cụ thể Bộ GDĐT: “Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; khung trình độ quốc gia; tiêu chuẩn nhà giáo; tiêu chuẩn, định mức sử dụng cơ sở vật chất, thư viện và thiết bị trường học; việc biên soạn, sử dụng sách giáo khoa, giáo trình; việc thi, kiểm tra, tuyển sinh, liên kết đào tạo và quản lý văn bằng, chứng chỉ; việc công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được sử dụng tại Việt Nam" ( Mục 4. Điều 104).

Không có thêm yêu cầu nào khác về quản lý chương trình và SGK. Như thế, đối chiếu với quy định vừa nêu của Luật Giáo dục, có thể thấy ít nhất hai điểm:

Thứ nhất, về quản lý nhà nước, Luật Giáo dục không hề quy định Bộ GDĐT phải đứng ra tổ chức biên soạn một bộ SGK của Bộ.

Thứ hai, trong thời gian qua, Bộ GDĐT đã thực hiện rất đầy đủ các yêu cầu về quản lí nhà nước nêu ở mục 4. Từ tổ chức biên soạn, thẩm định chương trình giáo dục phổ thông 2018 đến việc quy định các yêu cầu về biên soạn SGK và các tiêu chí đánh giá SGK (Thông tư 33) hết sức chặt chẽ.

Vậy thế nào là thực hiện quản lý nhà nước về chương trình và SGK?

Trong lần đổi mới này, chương trình giáo dục mới là yếu tố pháp lý quan trọng nhất, SGK chỉ là các học liệu. Việc chủ trì xây dựng chương trình, thẩm định và ban hành, thực hiện triển khai chương trình là quan trọng nhất. Đó chính là việc Bộ đã giữ vai trò chủ động, chủ đạo trong quản lý nhà nước về chương trình.

Bộ GDĐT chủ trì chỉ đạo việc biên soạn, thực nghiệm, thẩm định và phê duyệt SGK. Bộ trưởng Bộ GDĐT đã ban hành quyết định thành lập các hội đồng thẩm định quốc gia, xem xét và phê duyệt các bộ sách đủ chất lượng được Hội đồng thông qua... thì có phải thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước không?

Bộ GDĐT phối hợp các địa phương tổ chức lựa chọn SGK; phối hợp với các địa phương biên soạn, thẩm định và phê duyệt tài liệu giáo dục địa phương; chuẩn bị thiết bị dạy học. Bộ GDĐT phối hợp với Bộ Nội vụ và các địa phương chuẩn bị đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục... chẳng lẽ không phải là thực hiện quản lý nhà nước?

Bộ GDĐT phối hợp với các địa phương hướng dẫn thực hiện chương trình và SGK mới. Bộ trưởng ban hành các văn bản triển khai chương trình giáo dục, triển khai việc đổi mới việc dạy học và kiểm tra đánh giá trong nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình 2018; hướng dẫn xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường, bảo đảm yêu cầu thực hiện chương trình GDPT 2018 linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và cơ sở giáo dục... Chẳng lẽ không phải là thực hiện quản lý nhà nước?

Có thể dẫn ra rất nhiều bằng chứng khác nữa để thấy việc thực hiện quản lý nhà nước một cách chủ động và chủ đạo của Bộ GDĐT trong việc xây dựng chương trình và biên soạn SGK.

Tôi đã công tác trong ngành giáo dục hơn 40 năm, trong đó có 30 năm tham gia biên soạn chương trình và SGK. Trải qua 3 lần đổi mới chương trình và SGK theo các Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Quốc hội... thực sự tôi thấy chưa lần nào việc biên soạn chương trình và SGK lại bài bản, kĩ càng và yêu cầu cao đến mức “khổ sở” như lần này. Không chỉ áp lực từ các yêu cầu và quy định của các cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo cấp trên mà còn sự quan tâm, xem xét, góp ý của đông đảo các tầng lớp xã hội.

Việc biên soạn chương trình và SGK theo Nghị quyết 88 của Quốc hội đã và đang diễn ra ngày càng ổn định và thuận lợi. Tất nhiên việc đổi mới chương trình và SGK vẫn còn có những vấn đề cần điều chỉnh, uốn nắn; cần sự góp ý... nhưng về căn bản chương trình và SGK 2018 đáp ứng được những yêu cầu quan trọng được nêu trong Nghị quyết 29 của Trung ương và Nghị quyết 88 của Quốc hội.

Bộ GDĐT vẫn còn những hạn chế nhất định, nhưng không thể nói Bộ đã buông lỏng hay không giữ vai trò chủ đạo trong việc quản lý nhà nước về chương trình và SGK.

PGS.TS Đỗ Ngọc Thống - Chủ biên Chương trình môn Ngữ văn 2018
TIN LIÊN QUAN

Bộ Giáo dục và Đào tạo không biên soạn sách giáo khoa

Lê Thanh Phong |

Đại biểu Nguyễn Duy Thanh (đoàn Cà Mau) cho biết, ông không tán thành về việc giao Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn một bộ sách giáo khoa.

Đại biểu Quốc hội phản đối giao Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn bộ sách giáo khoa

Thùy Linh - Trần Vương |

Theo đại biểu Quốc hội, việc giao Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) biên soạn một bộ sách giáo khoa (SGK) không phù hợp với thực tế, chủ trương xã hội hoá việc biên soạn SGK đã đạt những kết quả và đang diễn ra thuận lợi.

4 lý do không thể quay lại "độc quyền" sách giáo khoa

Bích Hà |

Sau gần bốn năm thực hiện, chủ trương xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) theo Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội đã có kết quả tích cực. Cả nước có 6 nhà xuất bản và 3 tổ chức đủ điều kiện tham gia biên soạn SGK, góp phần tiết kiệm ngân sách nhà nước. Vì thế, nếu thời điểm này Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) biên soạn thêm một bộ sách sẽ làm hạn chế xã hội hóa, gây ra sự cạnh tranh bất bình đẳng và tốn kém cho xã hội.

Bản tin công đoàn: Nhiều người lao động lo bị giảm lương, mất thưởng

NHÓM PV |

Bản tin công đoàn ngày 5.11: TPHCM có hơn 95.000 người lao động nhận BHXH 1 lần; Nhiều người lao động lo bị giảm lương, mất thưởng; Đảm bảo quyền lợi của người lao động tham gia BHYT theo Nghị định số 75...

Tổng thống Ukraina phản hồi thông tin xung đột với Nga bế tắc

Song Minh |

Tổng thống Volodymyr Zelensky phủ nhận xung đột Nga - Ukraina đang bế tắc, bác bỏ thông tin rằng phương Tây đang vận động hành lang cho đàm phán hòa bình.

Mạo danh cán bộ Thanh tra Chính phủ để lừa hơn 10 tỉ đồng

Anh Tú |

TPHCM - Ngày 4.11, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP.HCM cho biết vừa bắt khẩn cấp Phạm Thái Mai Hương (sinh năm 1983, ngụ TP Thủ Đức, TPHCM) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo đó, Hương đã mạo danh là cán bộ đang công tác tại Thanh tra Chính phủ khiến nhiều người ở TPHCM bị "sập bẫy", mất hơn 10 tỉ đồng.

Ronaldo ghi bàn, Al-Nassr thắng trận thứ 5 liên tiếp

Thanh Vũ |

Tiền đạo Cristiano Ronaldo vừa đóng góp 1 bàn thắng trong chiến thắng 2-0 của Al-Nassr trước Al-Khaleej ở vòng 12 giải vô địch quốc gia Saudi Arabia 2023-2024.

Đất rừng phương Nam và loạt phim Việt đạt doanh thu trăm tỉ năm 2023

Mi Lan |

Điện ảnh Việt năm 2023 khởi sắc hơn so với năm 2022 khi có 5 tác phẩm cán mốc doanh thu trăm tỉ, trong đó nửa đầu năm chiếm đến 4 tác phẩm nhờ dịp nghỉ Tết Nguyên đán và nghỉ lễ 30.4.

Bộ Giáo dục và Đào tạo không biên soạn sách giáo khoa

Lê Thanh Phong |

Đại biểu Nguyễn Duy Thanh (đoàn Cà Mau) cho biết, ông không tán thành về việc giao Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn một bộ sách giáo khoa.

Đại biểu Quốc hội phản đối giao Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn bộ sách giáo khoa

Thùy Linh - Trần Vương |

Theo đại biểu Quốc hội, việc giao Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) biên soạn một bộ sách giáo khoa (SGK) không phù hợp với thực tế, chủ trương xã hội hoá việc biên soạn SGK đã đạt những kết quả và đang diễn ra thuận lợi.

4 lý do không thể quay lại "độc quyền" sách giáo khoa

Bích Hà |

Sau gần bốn năm thực hiện, chủ trương xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) theo Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội đã có kết quả tích cực. Cả nước có 6 nhà xuất bản và 3 tổ chức đủ điều kiện tham gia biên soạn SGK, góp phần tiết kiệm ngân sách nhà nước. Vì thế, nếu thời điểm này Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) biên soạn thêm một bộ sách sẽ làm hạn chế xã hội hóa, gây ra sự cạnh tranh bất bình đẳng và tốn kém cho xã hội.