Đại biểu Quốc hội phản đối giao Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn bộ sách giáo khoa

Thùy Linh - Trần Vương |

Theo đại biểu Quốc hội, việc giao Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) biên soạn một bộ sách giáo khoa (SGK) không phù hợp với thực tế, chủ trương xã hội hoá việc biên soạn SGK đã đạt những kết quả và đang diễn ra thuận lợi.

Nguy cơ triệt tiêu xã hội hoá SGK

Chiều 31.10, phát biểu ý kiến tại nghị trường Quốc hội về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, đại biểu Nguyễn Duy Thanh (đoàn Cà Mau) cho biết, ông không tán thành về việc giao Bộ GDĐT biên soạn một bộ sách giáo khoa theo Nghị quyết 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình SGK.

Theo đại biểu Thanh, về cơ sở pháp lý, việc này không phù hợp với Nghị quyết 122/2020 của Quốc hội và Luật Giáo dục năm 2019. Về cơ sở thực tiễn, việc này cũng không phù hợp với thực tế, chủ trương xã hội hoá việc biên soạn SGK đã đạt những kết quả và đang diễn ra thuận lợi.

Về hậu quả, việc này dễ dẫn đến triệt tiêu xã hội hoá, quay lại tình trạng độc quyền, trái với chủ trương khuyến khích xã hội hoá và đi ngược lại xu hướng quốc tế.

“Tôi tin rằng, nếu Đoàn giám sát có đầy đủ thông tin về chính sách SGK của các nước trên thế giới thì có thể đã không nêu lên kiến nghị này” - ông Thanh nói.

Ngoài ra, về nhóm giải pháp hoàn thiện thể chế, ông Nguyễn Duy Thanh kiến nghị sửa đổi Thông tư 25 của Bộ GDĐT theo hướng đề cao vai trò, trách nhiệm của giáo viên, cơ sở giáo dục trong lựa chọn SGK; kiến nghị nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi Luật Giáo dục.

Về nhóm giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước, ông kiến nghị tăng cường giám sát việc triển khai thực hiện đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông; kiến nghị xem xét chuyển cơ quan chức năng thanh tra toàn diện việc sử dụng chi phí phát hành SGK theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Đối với nhóm giải pháp tăng cường các điều kiện để bảo đảm triển khai đổi mới chương trình, SGK, ông Thanh kiến nghị tăng cường đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, bảo đảm số lượng và chất lượng của đội ngũ để triển khai có hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới. Bên cạnh đó, tăng cường đầu tư, bảo đảm cơ sở vật chất để triển khai có hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới.

Làm rõ con số tiết kiệm khi xã hội hóa SGK

Sách giáo khoa. Ảnh: Vân Trang
Sách giáo khoa. Ảnh: Lao Động

Theo ông Thanh, số liệu trong báo cáo giám sát của Quốc hội có nêu rõ: “Trong giai đoạn 2015 - 2022, Nhà nước đã bố trí 213.449 tỉ đồng cho việc đổi mới chương trình, SGK; trong đó, chi thường xuyên là 81.770 tỉ đồng, chiếm 38,3%, chi đầu tư là 131.679 tỉ đồng, chiếm 61,7%”.

Ông Thanh đề nghị cơ quan cung cấp số liệu này cho biết: Mức chi nói trên vượt bao nhiêu so với mức chi bình thường hằng năm cho giáo dục phổ thông theo quy định? Thực sự mức chi phục vụ đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông là bao nhiêu, gồm những khoản nào?

“Nếu không bóc tách rành mạch, rõ ràng thì con số khổng lồ này có thể gây hiểu lầm về cách Chính phủ chi tiêu ngân sách Nhà nước và về kinh phí đổi mới chương trình, SGK” - đại biểu Nguyễn Duy Thanh nêu ý kiến.

Ông cũng cho rằng, một trong những chủ trương lớn của Nghị quyết 88 là xã hội hoá việc biên soạn SGK.

“Vậy, đóng góp của các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp tư nhân là bao nhiêu? Chi phí từ ngân sách Nhà nước cho công việc này là bao nhiêu? Nhờ xã hội hoá, Nhà nước đã tiết kiệm được bao nhiêu tiền?”- ông Thanh nói và bày tỏ quan điểm rằng, nếu không nói rõ điều này thì chúng ta không đánh giá được đầy đủ hiệu quả của chủ trương xã hội hoá.

Cần nêu cụ thể tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện

Đại biểu yêu cầu cần nêu cụ thể tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện các kiến nghị của Đoàn giám sát và biện pháp xử lý nếu không hoàn thành trách nhiệm.

Bổ sung kiến nghị xem xét chuyển cơ quan chức năng thanh tra toàn diện việc lựa chọn SGK theo chương trình giáo dục phổ thông mới trong thời gian qua.

Thùy Linh - Trần Vương
TIN LIÊN QUAN

Biên soạn một bộ sách giáo khoa, chắc chắn rơi vào thế độc quyền

Thùy Linh- Trần Vương |

Đoàn Giám sát của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội đã yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) biên soạn một bộ sách giáo khoa (SGK). Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng, việc Bộ GDĐT biên soạn thêm một bộ SGK sẽ gây lãng phí và dẫn đến độc quyền SGK, gây khó trong triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Phụ huynh mong muốn được tham gia chọn sách giáo khoa mới

Tường Vân - Thuỳ Linh |

Việc cha mẹ học sinh tham gia đóng góp ý kiến trong việc chọn sách giáo khoa sẽ giúp quy trình lựa chọn công bằng, khách quan hơn.

Mời phụ huynh lựa chọn sách giáo khoa nhưng đừng "đẽo cày giữa đường"

Lê Thanh Phong |

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố Dự thảo Thông tư quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong các trường phổ thông. Hội đồng lựa chọn sách của các trường do hiệu trưởng thành lập.

Thượng úy cảnh sát kể khoảnh khắc lao ra dòng lũ cứu người ở Hà Giang

Tô Thế |

Kể về thời khắc lao ra dòng lũ cứu người dân, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường - Công an huyện Mèo Vạc (Hà Giang) cho biết, bản thân cũng không nghĩ ngợi gì nhiều, chỉ cố gắng làm sao tiếp cận, đưa người dân về bờ an toàn.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Những chủ tịch UBND quận, huyện ở Hà Nội thuộc đối tượng kiểm tra trong năm 2024

KHÁNH AN |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra về thực hiện kết luận thanh tra và kiểm tra về phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh với ông Nguyễn Hồng Thanh

Ái Vân |

Ông Nguyễn Hồng Thanh được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6: Bóng chuyền Việt Nam không dự giải châu Á

HOÀNG HUÊ |

Bóng chuyền Việt Nam rút lui khỏi giải châu Á, Ngọc Thuân ghi dấu ấn... là những tin tức đáng chú ý trong bản tin bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6.

Biên soạn một bộ sách giáo khoa, chắc chắn rơi vào thế độc quyền

Thùy Linh- Trần Vương |

Đoàn Giám sát của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội đã yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) biên soạn một bộ sách giáo khoa (SGK). Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng, việc Bộ GDĐT biên soạn thêm một bộ SGK sẽ gây lãng phí và dẫn đến độc quyền SGK, gây khó trong triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Phụ huynh mong muốn được tham gia chọn sách giáo khoa mới

Tường Vân - Thuỳ Linh |

Việc cha mẹ học sinh tham gia đóng góp ý kiến trong việc chọn sách giáo khoa sẽ giúp quy trình lựa chọn công bằng, khách quan hơn.

Mời phụ huynh lựa chọn sách giáo khoa nhưng đừng "đẽo cày giữa đường"

Lê Thanh Phong |

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố Dự thảo Thông tư quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong các trường phổ thông. Hội đồng lựa chọn sách của các trường do hiệu trưởng thành lập.