Lại thêm 1 bài thơ trong SGK Ngữ văn lớp 6 gây tranh cãi

Trà My |

Bài thơ “Con chào mào” của tác giả Mai Văn Phấn trong sách giáo khoa Ngữ văn 6 hiện đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều.

Bài thơ “Con chào mào" trong trang 75, sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1, bộ Kết nối Tri thức và Cuộc sống gây nên những tranh cãi trái chiều. Cụ thể, trong bài thơ có câu “Triu...uýt...huýt...tu...hìu” - miêu tả tiếng hót của chim chào mào.

Bên cạnh việc đồng tình cho rằng, bài thơ phù hợp để học sinh cảm nhận thì có cũng có không ít ý kiến đòi loại bỏ tác phẩm này ra khỏi chương trình học tập. Bởi họ cho rằng, học sinh lớp 6 không đủ khả năng cảm nhận về tiếng chim chào mào.

Sau khi học xong bài thơ “Con chào mào”, em Nguyễn Hoàng Bảo - học sinh lớp 7, Trường THCS Đinh Xá (Hà Nam) - chia sẻ:

"Ban đầu đọc bài thơ em thấy khá lạ lẫm bởi ngôn từ và chưa hiểu được ý nghĩa. Sau khi được cô giáo phân tích về nội dung và nghệ thuật của các câu thơ trong bài, em thấy bài thơ rất hay và thú vị”.

Cô Nguyễn Thu Hương - giáo viên Ngữ văn, Trường THPT Kỳ Lâm (Hà Tĩnh) cho rằng, bài thơ này hoàn toàn có quyền “góp mặt” trong chương trình Ngữ văn lớp 6.

“Thầy cô sẽ có đủ khả năng để giải thích đơn giản, dễ hiểu cho học sinh của mình biết về vẻ đẹp, tiếng hót của con chào mào.

Mỗi người sẽ có cách riêng để cảm nhận văn chương. Đối với tôi, bài thơ đã khắc hoạ hình ảnh tả thực của con chào mào, qua đó tác giả muốn thể hiện khát vọng tự do, hoà mình vào thiên nhiên của loài vật” - cô Hương nhận xét.

Bàn về các vấn đề này, thầy Thái Hạo - chuyên gia về giáo dục đưa ra quan điểm: “Việc phản đối về chi tiết tả thực “Con chào mào đốm trắng mũ đỏ” vì cho rằng chẳng có con chào mào như thế, theo tôi đây là sự đánh giá nông nổi, thậm chí có người buông lời chửi mắng thì thật sự không đáng”.

Bài thơ “Con chào mào” gây tranh cãi. Ảnh chụp màn hình
Bài thơ “Con chào mào” gây tranh cãi. Ảnh chụp màn hình

Bên cạnh đó, yếu tố thu hút tranh cãi nhiều nhất nằm ở câu thứ 3 của khổ thơ 1 về cách mô phỏng tiếng hót của chào mào trong bài thơ này: “Triu... uýt... huýt... tu... hìu”.

“Mô phỏng tiếng kêu của con vật không chỉ phụ thuộc cảm quan của mỗi người mà còn bị chi phối bởi ngôn ngữ của dân tộc đó; riêng đối với sáng tạo thì nó còn chịu ảnh hưởng lớn từ ý đồ nghệ thuật của tác giả.

Một tổ chào mào con bị bắt, bao nhiêu âm thanh phát ra từ chim con và chim bố mẹ, với đủ cung bậc: Chích chích, tri huy, hồ hồ ri í, thích tinh nào, thích tinh nào,..” - thầy Hạo cho biết thêm.

Theo ông, nhiều người phản ứng với bài thơ này còn vì nghe nó không được thơ, không có vần điệu, mượt mà.

“Con chào mào là một bài thơ theo điệu nói, không phải điệu ngâm truyền thống, lại viết dưới phong cách thơ văn xuôi nên gây cảm giác như xa lạ và khó tiếp nhận, đó cũng là điều dễ hiểu. Thay vì đón nhận văn chương theo hơi thở đương đại với tâm thế bình tĩnh, cởi mở thì lại tấn công sát thương. Đây là điều rất đáng buồn” - thầy Hạo bày tỏ.

Trà My
TIN LIÊN QUAN

Trầm trồ trước bài thơ “Bắt nạt” của cậu học sinh lớp 6 ở Hà Nội

Trang Hà |

Trong khi dư luận có nhiều ý kiến trái chiều về bài thơ “Bắt nạt” trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6, Nguyễn Bảo Minh tự sáng tác một bài thơ cùng chủ đề, với ngôn ngữ giản dị, hồn nhiên nhưng giàu ý nghĩa.

Nhiều giáo viên nhận định bài thơ "Bắt nạt" không đáng bị bắt nạt

Mi Vân |

Mặc dù đã được đưa vào sách giáo khoa từ năm 2021, nhưng cứ vào đầu năm học, bài thơ “Bắt nạt" của nhà thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh lại bị phụ huynh, giáo viên đưa ra bàn tán sôi nổi.

Sở GDĐT TPHCM lên tiếng về bài thơ trong đề thi nghi bị nhầm tác giả Thanh Thảo

Chân Phúc |

Trước nghi vấn có thể ghi nhầm tên tác giả bài thơ "Con đường của bé" của tác giả Thanh Thảo trong đề thi khảo sát lớp 6, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) TPHCM cho rằng có thể người viết ra bài thơ này có tên hoặc bút danh là Thanh Thảo - trùng với nhà thơ nổi tiếng Thanh Thảo.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Tuyển thủ Việt Nam dự Olympic 2024 đang nhận lương thế nào?

HOÀI VIỆT |

Thể thao Việt Nam đã có 11 tuyển thủ giành suất chính thức dự Olympic Paris (Pháp) 2024. Lương, thu nhập của các gương mặt trọng điểm cũng là vấn đề nhận nhiều sự quan tâm.

Bất chấp mạng sống, đua nhau vớt củi giữa nước lũ cuồn cuộn ở Điện Biên

NHÓM PV |

Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao, rất nhiều người dân tại Điện Biên đã bất chấp nguy hiểm để vớt củi trên dòng nước đục ngàu, cuồn cuộn.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Trầm trồ trước bài thơ “Bắt nạt” của cậu học sinh lớp 6 ở Hà Nội

Trang Hà |

Trong khi dư luận có nhiều ý kiến trái chiều về bài thơ “Bắt nạt” trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6, Nguyễn Bảo Minh tự sáng tác một bài thơ cùng chủ đề, với ngôn ngữ giản dị, hồn nhiên nhưng giàu ý nghĩa.

Nhiều giáo viên nhận định bài thơ "Bắt nạt" không đáng bị bắt nạt

Mi Vân |

Mặc dù đã được đưa vào sách giáo khoa từ năm 2021, nhưng cứ vào đầu năm học, bài thơ “Bắt nạt" của nhà thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh lại bị phụ huynh, giáo viên đưa ra bàn tán sôi nổi.

Sở GDĐT TPHCM lên tiếng về bài thơ trong đề thi nghi bị nhầm tác giả Thanh Thảo

Chân Phúc |

Trước nghi vấn có thể ghi nhầm tên tác giả bài thơ "Con đường của bé" của tác giả Thanh Thảo trong đề thi khảo sát lớp 6, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) TPHCM cho rằng có thể người viết ra bài thơ này có tên hoặc bút danh là Thanh Thảo - trùng với nhà thơ nổi tiếng Thanh Thảo.