Môn Ngoại ngữ trong trường phổ thông không chỉ là tiếng Anh

Lê Thanh Phong |

Trong chương trình đào tạo phổ thông, đối với môn Ngoại ngữ, ngoài tiếng Anh còn có tiếng Pháp, tiếng Nhật, tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Đức, Nga...

Năm 2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt sách giáo khoa lớp 3 môn tiếng Anh, tiếng Nhật và tiếng Pháp. Tháng 12 năm nay, bộ phê duyệt sách giáo khoa tiếng Trung Quốc lớp 3, 4 và sẽ phê duyệt sách giáo khoa các môn còn lại trong thời gian tới.

Việc đưa thêm nhiều ngoại ngữ vào chương trình giáo dục phổ thông là cần thiết, phù hợp với con người hiện đại. Học sinh tiếp cận với các ngoại ngữ từ khi còn nhỏ, học cho đến hết phổ thông, vào đại học, nếu học nghiên túc sẽ thủ đắc ít nhất một ngoại ngữ mà mình yêu thích, lựa chọn.

Ai cũng biết tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến nhất, nhưng không có nghĩa là duy nhất. Thế hệ trẻ sẽ hội nhập thế giới, Việt Nam quan hệ với nhiều quốc gia cho nên cần phải học nhiều thứ tiếng khác ngoài tiếng Anh để giao lưu, làm việc, tiếp cận với con người và đất nước mà chúng ta có quan hệ.

Nhật Bản, Hàn Quốc là hai nước nằm trong "top" các quốc gia đầu tư vào Việt Nam, sinh viên ngành Hàn Quốc học, Nhật Bản học chính là nguồn nhân lực phục vụ cho các tổ chức, doanh nghiệp của hai quốc gia này. Thời gian qua, sinh viên tốt nghiệp các ngành châu Á học, giỏi tiếng Nhật, Trung, Hàn, rất có ưu thế trong tìm việc làm.

Các nước có nền văn hóa, văn minh như Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc tất nhiên ngôn ngữ cũng có sức hấp dẫn đối với các quốc gia khác. Cho nên, các nước đều có chương trình dạy các ngôn ngữ thuộc loại "mạnh" trong trường học. Học sinh nào yêu thích ngoại ngữ nào thì lựa chọn.

Nhìn lại lịch sử đất nước, thế hệ đi trước có nhiều người giỏi tiếng Pháp, chúng ta mới đọc được các tác phẩm văn chương nổi tiếng của Victor Hugo, thi phẩm của các nhà thơ Lamartine, Baudelaire... Có nhiều người giỏi tiếng Nga, chúng ta mới tiếp cận được nền văn học Nga đồ sộ với các tên tuổi L. Tolstoi, Boris Pasternak, Paustovsky, Puskin... Có nhiều người giỏi tiếng Trung, chúng ta mới đọc được những tác phẩm kinh điển về triết học Phương Đông, thơ Đường, tác phẩm các nhà văn Lỗ Tấn, Kim Dung, Mạc Ngôn... Có những người giỏi tiếng Đức, chúng ta mới tiếp thu được nền triết học phương Tây với các tên tuổi Kant, Hegel, Karl Marx...

Ngôn ngữ là tài sản của nhân loại, học nhiều hiểu rộng là sở hữu được nhiều tài sản.

Hiện nay, có nhiều nước gửi sinh viên đến Việt Nam học tiếng Việt, học ngành Việt Nam học. Việt Nam cũng vậy, phải tạo mọi điều kiện cho học sinh, sinh viên, thế hệ trẻ học được nhiều ngoại ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ của các nước có ảnh hưởng lớn về kinh tế, văn hóa.

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Tiếng Anh là môn thi tự chọn có làm giảm chất lượng dạy học?

Vân Trang |

Thí sinh tham dự kì thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ làm 2 bài thi Toán, Văn bắt buộc, cùng 2 môn tự chọn trong các môn còn lại.

Không bắt buộc thi tốt nghiệp THPT không phải là đánh giá thấp môn Ngoại ngữ

Lê Thanh Phong |

Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2025 theo phương án được lựa chọn là 2+2, có nhiều ý kiến cho rằng, không thi môn Ngoại ngữ là không xem trọng ngoại ngữ, nhất là trong thời kỳ hội nhập, con cái chúng ta phải được rèn luyện tiếng Anh.

Lý do Ngoại ngữ không là môn bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT

Bích Hà |

Theo nhiều chuyên gia, môn Ngoại ngữ không bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT là hợp lý. Không phải cứ thi thì năng lực ngoại ngữ của học sinh sẽ tốt lên.

Toạ đàm: Khi giáo viên là nạn nhân của bạo lực học đường

Nhóm Phóng viên |

Việc học sinh ném dép và có những lời lẽ xúc phạm giáo viên ở Trường THCS Văn Phú (Tuyên Quang) mới đây được coi là hồi chuông báo động về tình trạng suy thoái đạo đức trong một bộ phận học sinh, đòi hỏi ngành giáo dục phải có những giải pháp chấn chỉnh kịp thời. Chính vì vậy, ngày 8.12, Báo Lao Động tổ chức Tọa đàm “Khi giáo viên là nạn nhân của bạo lực học đường: Tại sao tinh thần “tôn sư trọng đạo" bị phai nhạt?". Tọa đàm sẽ được phát sóng trực tiếp trên Báo Lao Động điện tử laodong.vn, Fanpage Báo Lao Động.

Dự án Vành đai 3 qua TPHCM gặp khó khăn do thiếu đất cát đắp nền đường

Huyền Trân |

Dự án đường Vành đai 3 qua TPHCM đang gặp vấn đề khó khăn về nguồn cung cấp đất, cát đắp nền, nếu không sớm được giải quyết sẽ ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng và hoàn thành của dự án.

Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ giải quyết dứt điểm vấn đề thiếu thuốc ở bệnh viện

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu đã triển khai thực hiện các gói thầu mua sắm thuốc trị giá gần 1.300 tỉ đồng có gần 1.400 danh mục thuốc, đảm bảo cho công tác khám chữa bệnh tại các bệnh viện trong hai năm 2024, 2025, và không để xảy ra thiếu thuốc.

Phó trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Kiên Giang bị Cảnh cáo

NGUYÊN ANH |

Tại 2 kỳ họp của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Kiên Giang đã xem xét, quyết định một số nội dung, xử lý kỷ luật nhiều cán bộ trong đó có 2 lãnh đạo của Ban Tổ chức Tỉnh ủy Kiên Giang.

Bầy "đại thánh" dưới chân núi Nhẫm về ở cùng 4 chuột túi trên đỉnh Hoàng Liên

Long Nguyễn - Bảo Nguyên |

Sau khi tiếp nhận 4 con chuột túi ngoài tự nhiên, Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển sinh vật Hoàng Liên (thuộc Vườn Quốc gia Hoàng Liên) đã tiếp nhận thêm nhiều cá thể khỉ quý hiếm.

Tiếng Anh là môn thi tự chọn có làm giảm chất lượng dạy học?

Vân Trang |

Thí sinh tham dự kì thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ làm 2 bài thi Toán, Văn bắt buộc, cùng 2 môn tự chọn trong các môn còn lại.

Không bắt buộc thi tốt nghiệp THPT không phải là đánh giá thấp môn Ngoại ngữ

Lê Thanh Phong |

Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2025 theo phương án được lựa chọn là 2+2, có nhiều ý kiến cho rằng, không thi môn Ngoại ngữ là không xem trọng ngoại ngữ, nhất là trong thời kỳ hội nhập, con cái chúng ta phải được rèn luyện tiếng Anh.

Lý do Ngoại ngữ không là môn bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT

Bích Hà |

Theo nhiều chuyên gia, môn Ngoại ngữ không bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT là hợp lý. Không phải cứ thi thì năng lực ngoại ngữ của học sinh sẽ tốt lên.