Không bắt buộc thi tốt nghiệp THPT không phải là đánh giá thấp môn Ngoại ngữ

Lê Thanh Phong |

Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2025 theo phương án được lựa chọn là 2+2, có nhiều ý kiến cho rằng, không thi môn Ngoại ngữ là không xem trọng ngoại ngữ, nhất là trong thời kỳ hội nhập, con cái chúng ta phải được rèn luyện tiếng Anh.

Thứ nhất, Ngoại ngữ không phải là môn thi bắt buộc, nhưng vẫn là môn thi của kỳ thi, như các môn Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ. Học sinh định hướng ngành nghề nào thì sẽ chọn môn thi phù hợp, nếu có năng khiếu và yêu thích Ngoại ngữ, các em có nhiều cơ hội để đầu tư cho nghề nghiệp.

Không bắt buộc thi Ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT không có nghĩa là Ngoại ngữ bị đánh giá thấp, các môn học khác cũng vậy. Chẳng lẽ không thi môn Công nghệ, Tin học... là đánh giá thấp các môn học đó hay sao?

Việc học là lâu dài, không chỉ đo lường bằng một kỳ thi. Học sinh học Ngoại ngữ nhiều năm ở phổ thông, trong những năm học đó, có các bài kiểm tra, kỳ thi, để học sinh nắm vững kiến thức, đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo ở bậc phổ thông.

Sau khi vào đại học, sinh viên cũng phải đáp ứng chương trình đào tạo bậc đại học, trong đó đương nhiên có yêu cầu hoàn thành trình độ ngoại ngữ. Như vậy, học Ngoại ngữ là một quá trình dài, không phải học cho một kỳ thi.

Sinh viên học những ngành chuyên sâu về các nước như: Pháp, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc..., các bạn sẽ học ngoại ngữ là ngôn ngữ của các quốc gia đó. Ngoại ngữ đâu chỉ có Tiếng Anh, tất nhiên Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến nhất.

Trao đổi về các ý kiến băn khoăn khi không đưa Ngoại ngữ là môn thi bắt buộc, GS.TS Huỳnh Văn Chương - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GDĐT cho biết, nếu tổ chức thi Ngoại ngữ, không chỉ riêng môn Tiếng Anh mà tới 7 môn ngoại ngữ. Tiếng Anh là một trong những môn ngoại ngữ các trường THPT đang chọn để học.

Còn nữa, về đề thi môn Ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng, ở bài thi viết hiện nay, mới chỉ đáp ứng việc kiểm tra, đánh giá 1 kỹ năng. Trong khi đó, Ngoại ngữ cần cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.

Những phân tích của GS.TS Huỳnh Văn Chương rất khoa học, thuyết phục.

Chưa kể, có nhiều học sinh lựa chọn ngoại ngữ yêu thích, không chỉ tiếng Anh mà còn nhiều ngoại ngữ khác để làm nghề nghiệp tương lai. Nhiều bạn không vào đại học, nhưng đầu tư học một ngoại ngữ thật giỏi để phục vụ cho công việc của mình. Nhiều người học ngoại ngữ để nghiên cứu, trau đồi chuyên môn nghề nghiệp. Cuộc sống và thời đại có những đòi hỏi mà còn người bắt buộc phải đáp ứng, trong đó có đòi hỏi của ngoại ngữ.

Cho nên, không phải không bắt buộc thi môn Ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT là "giết chết" Ngoại ngữ. Xét cho cùng, đó cũng chỉ là một kỳ thi, cuộc đời con người còn rất nhiều kỳ thi ở phía trước.

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Lí do Ngoại ngữ không còn là môn thi tốt nghiệp THPT bắt buộc

Vân Trang |

Từ kì thi tốt nghiệp THPT năm 2025, Ngoại ngữ không phải là môn bắt buộc.

Chính thức loại Tiếng Anh khỏi môn thi bắt buộc kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Trang Hà |

Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 có 2 môn bắt buộc là Toán và Ngữ văn, còn Ngoại ngữ là môn lựa chọn cùng 8 môn khác.

Học sinh vui mừng khi phương án 2+2 được chọn để thi tốt nghiệp THPT từ 2025

TRÀ MY |

Ngày 29.11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã công bố phương án tổ chức kì thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025.

Công nhân Thái Bình mong có sân chơi để thư giãn sau giờ làm việc

Lương Hà |

Thái Bình - Nhiều đoàn viên, người lao động (NLĐ) làm việc trên địa bàn tỉnh Thái Bình mong muốn được đầu tư thiết chế văn hóa, để có sân chơi thư giãn sau giờ làm việc.

Rút BHXH một lần tăng cao, Giám đốc BHXH tỉnh Đồng Nai thấy đau lòng

PHẠM ĐÔNG |

Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Đồng Nai bày tỏ rằng, cảm thấy rất đau lòng khi tình trạng người lao động rút BHXH một lần tăng cao. Ngành đã truyền thông rất mạnh nhưng thực tế là ăn chưa no làm sao lo đến ngày mai.

Cần quy định rõ về chế độ lương đối với nhà giáo, người lao động

Minh Hạnh |

Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023-2028 là sự kiện chính trị trọng đại của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam. Theo TS Lương Thị Việt Hà - Trưởng Ban Tuyên giáo Nữ công, Công đoàn Giáo dục Việt Nam, đoàn viên, cán bộ, nhà giáo, người lao động (CBNGNLĐ) ngành Giáo dục mong muốn Ban chấp hành nhiệm kỳ mới sẽ có thêm nhiều cơ chế chính sách để chăm lo cho đoàn viên, người lao động.

Mong có chính sách đặc thù về nhà ở xã hội cho lao động người dân tộc

Thị Liễu - đoàn viên Công ty TNHH An Giang Samho |

Chúng tôi tha thiết mong Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp ngành hữu quan xây dựng chính sách đặc thù về nhà ở xã hội cho lao động là người dân tộc thiểu số.

Phát huy hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước trong công nhân lao động

DIỆU ANH |

Những năm qua, các phong trào thi đua yêu nước trong đoàn viên, công nhân lao động (CNLĐ), đặc biệt là các phong trào thi đua chào mừng các sự kiện chính trị trọng đại của đất nước, tổ chức Công đoàn và tỉnh Ninh Bình được các cấp công đoàn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình triển khai sâu rộng, có sức lan tỏa mạnh mẽ và có tác dụng tích cực trong việc giáo dục truyền thống đối với đoàn viên, CNLĐ.

Lí do Ngoại ngữ không còn là môn thi tốt nghiệp THPT bắt buộc

Vân Trang |

Từ kì thi tốt nghiệp THPT năm 2025, Ngoại ngữ không phải là môn bắt buộc.

Chính thức loại Tiếng Anh khỏi môn thi bắt buộc kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Trang Hà |

Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 có 2 môn bắt buộc là Toán và Ngữ văn, còn Ngoại ngữ là môn lựa chọn cùng 8 môn khác.

Học sinh vui mừng khi phương án 2+2 được chọn để thi tốt nghiệp THPT từ 2025

TRÀ MY |

Ngày 29.11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã công bố phương án tổ chức kì thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025.