Lúa sạch khó đầu ra

Nguyễn Trung Hiếu |

Hai năm gần đây, tại nhiều địa phương phía Bắc và miền Trung - Tây Nguyên, nông dân “tự phát” phát triển phong trào canh tác nông sản hữu cơ... Tuy vậy, cản ngại lớn nhất họ đối diện là hàng ngàn tấn lúa sạch đang gặp khó đầu ra.

Huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình là một điển hình. Từ vài sào ban đầu trong vụ Chiêm năm 2020, đến nay huyện đã mở rộng diện tích lúa sạch đến 100ha và dự kiến năm 2024, toàn bộ 633ha đất lúa của Yên Khánh sẽ canh tác theo hướng hữu cơ, nhằm nâng cao giá trị hạt gạo; bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng…

Tại huyện Duy Xuyên (Quảng Nam), ông Nguyễn Phước Minh - Chủ tịch xã Duy Sơn tỏ ra hồ hởi khi liên tiếp hai vụ Đông Xuân, Hè Thu, một nông dân trên địa bàn đã canh tác thành công hơn 10.000 m2 lúa hữu cơ, đạt năng suất cao, từ kinh nghiệm của Ninh Bình.

Dự kiến, chính quyền xã Duy Sơn sẽ đỡ đầu cho nông dân, mở rộng diện tích lúa hữu cơ gấp 3-4 lần hiện có, trên cánh đồng Cả khoảng 80ha trong vụ Đông -Xuân tới đây.

Ông Đinh Văn Vọng - kỹ sư nông nghiệp, nguyên Phó Chủ tịch phụ trách kinh tế huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình, sau khi "hoàn dân", là người tiên phong đưa phương pháp gieo trồng, chăm sóc cây lúa không phân thuốc trừ sâu hóa học vào cánh đồng Yên Khánh. Đồng thời, ông lai tạo được giống lúa mới lấy tên Thiên Hương - YK3, đạt năng suất 7 tấn trên 1ha, từ giống lúa Tiến Vua cổ xưa cách đây hàng trăm năm.

Ông Phạm Ngọc Hải - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Yên Khánh (Ninh Bình) cho biết, chính quyền huyện Yên Khánh đã thuê Trung tâm Khảo cứu giống quốc gia khảo nghiệm để đề nghị Bộ NNPTNT công nhận giống Thiên Hương - YK3 là giống lúa quốc gia.

Việc canh tác cây lúa hữu cơ từ điểm sáng Ninh Bình đang phát triển khá mạnh ở nhiều tỉnh, thành: Hà Nội, Nam Định, Thái Bình, Gia Lai và Quảng Nam… mang lại kết quả tốt, làm bà con nông dân nức lòng và mong muốn mở rộng diện tích theo phương pháp canh tác mới này càng nhiều, càng tốt.

Tuy vậy, lúa hữu cơ là phát kiến “tự phát” từ người nông dân, nên sản phẩm đang gặp khó đầu ra. Ông Đinh Văn Vọng cho biết, hiện mỗi vụ trên địa bàn sản xuất xấp xỉ 1.000 tấn lúa khô, nhưng chưa có công ty kinh doanh nào hỗ trợ tiêu thụ tương ứng. Vì vậy, bà con nông dân đang rất lo vì sản phẩm làm ra, vụ này gối vụ kia, dễ dẫn tới tình trạng “khủng hoảng thừa”.

Chung một tâm trạng, ông Nguyễn Phước Minh - Chủ tịch xã Duy Sơn cho rằng, nếu sản phẩm nông nghiệp sạch không tiếp cận được thị trường qua doanh nghiệp thì khó kích thích được nông dân đầu tư mở rộng diện tích.

Trong hội nghị bốn nhà (nhà nước, nhà nông, nhà chuyên môn và nhà doanh nghiệp) năm 2021, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan đã đặt yêu cầu: “Thực hiện Chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2030; phát triển khoa học và ứng dụng, chuyển giao công nghệ tiên tiến, phục vụ cơ cấu lại ngành trong bối cảnh hội nhập quốc tế và biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030”.

Nay người nông dân các tỉnh, cùng sự trợ giúp của chính quyền cơ sở đã và đang tự phát triển các sản phẩm nông nghiệp sạch, thì rất mong trăn trở của lãnh đạo ngành nông nghiệp nước nhà từ chủ trương thành hiện thực trên hàng ngàn tấn sản phẩm nông nghiệp sạch ở nhiều địa phương đang tồn ứ, trông chờ đầu ra.

Nguyễn Trung Hiếu
TIN LIÊN QUAN

Người Việt quan tâm hơn đến sản phẩm hữu cơ, thực phẩm sạch

THÙY LINH |

Mặc dù giá các sản phẩm gắn mác hữu cơ, thực phẩm sạch thường đắt hơn nhiều so với sản phẩm nông sản bình thường, tuy nhiên nhiều người Việt vẫn sẵn sàng bỏ tiền mua. Những năm gần đây, người tiêu dùng ngày càng có xu hướng quan tâm đến thực phẩm an toàn. Bên cạnh thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp cũng chú trọng tới thị trường tiêu thụ trong nước.

Dùng vỏ cà phê, đậu.... làm phân hữu cơ, tiết kiệm hàng chục triệu đồng

BẢO TRUNG |

Trước tình hình giá phân bón vô cơ ở mức cao, để tiết kiệm chi phí, nhiều nông dân tỉnh Đắk Lắk đã tận dụng chất thải chăn nuôi và phế phẩm nông nghiệp như vỏ cà phê, vỏ đậu, bắp… để làm phân bón hữu cơ. Từ đó, người nông dân đã giảm được 30% đến 50% chi phí phân bón và hướng đến nền nông nghiệp sạch.

Lô gạo hữu cơ Quảng Trị đầu tiên được xuất sang thị trường Châu Âu

HƯNG THƠ |

15 tấn gạo hữu cơ Quảng Trị sẽ được xuất khẩu sang thị trường Châu Âu với giá 1.800 USD/tấn.

Hạt gạo “ Tiến Vua”- trẻ lại tuổi 20

Cát Tường - Trung Hiếu |

Một giống lúa gieo cấy trên đồng đất Đồng bằng Bắc Bộ cách đây hàng trăm năm, chỉ giành để tiến cung. Vì lẽ này, dân gian đặt tên “Tiến Vua”. Mới đây giống lúa này đã được hồi sinh trên đồng đất Ninh Bình, với năng suất đạt đến 3tạ/ sào (Bắc bộ) – vượt qua cả loại lúa cao sản địa phương đang trồng đại trà (2,5 tạ/sào) và hơn hết, nó được sản xuất hoàn toàn theo phương pháp hữu cơ, không thuốc trừ sâu, phân bón hóa học...

Diện mạo cao tốc lớn nhất phía Nam đoạn qua huyện Cần Giờ, TPHCM

HỮU CHÁNH |

Cao tốc Bến Lức - Long Thành, đoạn qua huyện Cần Giờ có chiều dài khoảng 6 km từ cầu Bình Khánh đến cầu Phước Khánh, nhiều hạng mục đến nay đã hoàn thiện.

Trường mầm non ngập sâu nửa người, nhiều thiệt hại do mưa lũ

Tân Văn |

Mưa lũ kéo dài khiến hàng trăm ngôi nhà cùng nhiều diện tích hoa màu tại tỉnh Cao Bằng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung bị cáo buộc quanh co, chối tội

Việt Dũng |

Hà Nội - Cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung không thừa nhận hành vi chỉ đạo miệng với cấp dưới, tạo điều kiện cho hai công ty thân quen tham gia dự án trồng cây xanh, gây thiệt hại 34 tỉ đồng ngân sách Nhà nước.

Hơn 150 cán bộ, chiến sĩ Công an Quảng Trị vây bắt Quân “Idol” và các đối tượng

MAI DUNG |

Công an tỉnh Quảng Trị đã huy động hơn 150 cán bộ, chiến sĩ để tiến hành bắt Quân “Idol” cùng 2 đối tượng trú tại thị trấn Khe Sanh (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị).

Người Việt quan tâm hơn đến sản phẩm hữu cơ, thực phẩm sạch

THÙY LINH |

Mặc dù giá các sản phẩm gắn mác hữu cơ, thực phẩm sạch thường đắt hơn nhiều so với sản phẩm nông sản bình thường, tuy nhiên nhiều người Việt vẫn sẵn sàng bỏ tiền mua. Những năm gần đây, người tiêu dùng ngày càng có xu hướng quan tâm đến thực phẩm an toàn. Bên cạnh thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp cũng chú trọng tới thị trường tiêu thụ trong nước.

Dùng vỏ cà phê, đậu.... làm phân hữu cơ, tiết kiệm hàng chục triệu đồng

BẢO TRUNG |

Trước tình hình giá phân bón vô cơ ở mức cao, để tiết kiệm chi phí, nhiều nông dân tỉnh Đắk Lắk đã tận dụng chất thải chăn nuôi và phế phẩm nông nghiệp như vỏ cà phê, vỏ đậu, bắp… để làm phân bón hữu cơ. Từ đó, người nông dân đã giảm được 30% đến 50% chi phí phân bón và hướng đến nền nông nghiệp sạch.

Lô gạo hữu cơ Quảng Trị đầu tiên được xuất sang thị trường Châu Âu

HƯNG THƠ |

15 tấn gạo hữu cơ Quảng Trị sẽ được xuất khẩu sang thị trường Châu Âu với giá 1.800 USD/tấn.

Hạt gạo “ Tiến Vua”- trẻ lại tuổi 20

Cát Tường - Trung Hiếu |

Một giống lúa gieo cấy trên đồng đất Đồng bằng Bắc Bộ cách đây hàng trăm năm, chỉ giành để tiến cung. Vì lẽ này, dân gian đặt tên “Tiến Vua”. Mới đây giống lúa này đã được hồi sinh trên đồng đất Ninh Bình, với năng suất đạt đến 3tạ/ sào (Bắc bộ) – vượt qua cả loại lúa cao sản địa phương đang trồng đại trà (2,5 tạ/sào) và hơn hết, nó được sản xuất hoàn toàn theo phương pháp hữu cơ, không thuốc trừ sâu, phân bón hóa học...