Dùng vỏ cà phê, đậu.... làm phân hữu cơ, tiết kiệm hàng chục triệu đồng

BẢO TRUNG |

Trước tình hình giá phân bón vô cơ ở mức cao, để tiết kiệm chi phí, nhiều nông dân tỉnh Đắk Lắk đã tận dụng chất thải chăn nuôi và phế phẩm nông nghiệp như vỏ cà phê, vỏ đậu, bắp… để làm phân bón hữu cơ. Từ đó, người nông dân đã giảm được 30% đến 50% chi phí phân bón và hướng đến nền nông nghiệp sạch.

Tiết kiệm được chi phí

Ông Trần Ngọc Kim  (thôn 6, xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, Đắk Lắk) chia sẻ: "Nhà tôi trồng gần 2ha trồng cà phê, tiêu nên tôi thường mua phân bò rồi kết hợp sử dụng trấu cà phê để ủ phân rồi sử dụng cho cả vụ mùa. Mục đích chính của tôi muốn tạo nguồn phân hữu cơ để bón cho cây, thay thế phân bón truyền thống, tiết kiệm kinh phí.

Mỗi năm, tôi chế biến khá nhiều phân hữu cơ, để cải tạo vườn cây, tơi xốp đất và cũng tăng năng suất cây trồng lên, đạt hiệu quả khá cao. Qua đó, giảm 30% lượng phân hoá học, giảm chi phí, góp phần cải tạo đất".

Người nông dân ở Đắk Lắk ủ phân hữu cơ. Ảnh: Bảo Trung
Người nông dân ở Đắk Lắk ủ phân hữu cơ. Ảnh: Bảo Trung

Còn theo ông Vũ Duy Biên (thôn 6, xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin): "Nhà tôi có hơn 1ha đất trồng cà phê, tiêu được ủ phân hữu cơ, mỗi năm một lần. Cách thức là dùng phân bò, vỏ cà phê, mua men trộn lại để ủ. Sau 3 tháng ủ phân, tôi mang ra bón cho cây cà phê, tiêu. Trước tình hình phân bón hoá học đang ở mức cao, chúng tôi sử dụng phân hữu cơ để giảm chi phí đầu vào, nếu không sẽ rất dễ lỗ vốn nếu giá nông sản hạ thấp.

Trước khi xài phân bón hữu cơ, mỗi năm tôi phải bỏ ra khoảng 50 triệu đồng để mua phân hoá học để dùng cho 1ha đất nông nghiệp. Nếu đầu tư theo cách thức sử dụng phân bón hữu cơ, tôi giảm được 50% chi phí đầu tư, vừa góp phần bảo vệ môi trường, cải thiện năng suất".

Cần tránh gây ô nhiễm môi trường

Tuy nhiều nông dân tỉnh Đắk Lắk đã biết tận dụng tái chế nguồn phế, phụ phẩm nông nghiệp để làm phân bón nhưng chủ yếu diễn ra tự phát, thiếu sự hướng dẫn, theo dõi của cơ quan chức năng.

Quy mô sản xuất của nông dân trên địa bàn còn manh mún, nhỏ lẻ nên việc tận dụng nguồn phế thải nông nghiệp còn thấp, chủ yếu là vỏ cà phê, cùi ngô, rơm rạ, trấu….

Thực tế, vẫn còn nhiều hộ dân đốt bỏ nguồn phế thải nông nghiệp hoặc đổ trực tiếp ra vườn mà không qua xử lý, gây ô nhiễm môi trường.

Sử dụng và bảo quản hợp lý phân hữu cơ là rất quan trọng. Ảnh: Bảo Trung
Sử dụng và bảo quản hợp lý phân hữu cơ là rất quan trọng. Ảnh: Bảo Trung

Ông Dương Thành (xã Cư Bao, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk) cho rằng: Hiện, quy trình bảo vệ môi trường, nhất là khi sử dụng phụ phẩm nông nghiệp để làm phân hữu cơ của một bộn phận bà con nông dân làm chưa chuẩn. Do đó, gây ra lãng phí nguồn nguyên liệu và gây ô nhiễm môi trương. Bởi vào mùa nắng thì không sao nhưng mùa mưa thì phụ phẩm phân huỷ, chảy nước thải ra môi trường gây ô nhiễm.

Ông Nguyễn Văn Minh Trưởng Trạm Khuyến nông huyện Cư Kuin thông tin, mỗi năm huyện Cư Kuin có khoảng 36.000 tấn phụ phẩm nông nghiệp, đây là nguồn nguyên liệu lớn để chế biến phân bón hữu cơ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Thực tế, một số hộ dân đã triển khai tối việc làm phân bón hữu cơ và góp phần tiết kiệm chi phí rất nhiều. Có người nếu như làm tốt có thể thay thế 30% đến 40% phân vô cơ đầu tư vào nông nghiệp.

Tuy nhiên, việc bảo quản sử dụng nguồn nguyên liệu để làm phân hữu cơ cũng là việc quan trọng. Nhiều bà con không nắm được quy chuẩn bảo quản nên gây ô nhiễm môi trường khu vực đang sinh sống.

Cán bộ ngành nông nghiệp cần hướng dẫn cho bà con nông dân cách sử dụng và bảo quản phân hữu cơ. Ảnh: Bảo Trung
Cán bộ ngành nông nghiệp cần hướng dẫn cho bà con nông dân cách sử dụng và bảo quản phân hữu cơ. Ảnh: Bảo Trung

Theo lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông – Giống cây trồng và Thủy sản tỉnh Đắk Lắk: Cần phải có đội ngũ cán bộ chuyên môn, hiểu về việc chế biến, sử dụng phân hữu cơ để truyền thông, phổ cập đào tạo người nông dân học tập, làm theo. Đắk Lắk là tỉnh có nền nông nghiệp phát triển với diện tích khoảng 650.000 ha đất sản xuất nông nghiệp. Sản lượng phụ phẩm ước hàng trăm nghìn tấn mỗi năm.

BẢO TRUNG
TIN LIÊN QUAN

Núi rác cao gần 2 mét bủa vây ruộng đồng của nông dân

Thái Mạnh |

Núi rác cao gần 2 mét kèm theo kênh dẫn nước bị ô nhiễm trầm trọng khiến các hộ nông dân tại huyện Thanh Oai (Hà Nội) không khỏi bức xúc vì gây ảnh hưởng đến môi trường sống và sản xuất nông nghiệp của người dân.

Sầu riêng ở Đắk Lắk bất ngờ rụng trái non, nông dân lỗ nặng

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Nhiều gốc sầu riêng trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk bất ngờ rụng trái non, chưa chín, khiến người nông dân đứng ngồi không yên vì đã mất nhiều tiền bạc đầu tư, công chăm sóc.

Đắk Lắk ra khuyến cáo việc nông dân chuyển đổi vườn cà phê sang sầu riêng

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Lắk khuyến cáo người nông dân phải cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng trước khi triển khai trồng sầu riêng để tránh khỏi những hệ lụy không đáng có vừa đảm bảo nguồn thu nhập lâu dài.

Cắt điện liên tục ở tỉnh có 8 nhà máy nhiệt điện

Quảng Ninh |

Quảng Ninh - Mới chớm hè nhưng tình trạng cắt điện luân phiên đã liên tục xảy ra ở Quảng Ninh - nơi được mệnh danh là thủ phủ của các nhà máy nhiệt điện, với 8 nhà máy. Có những ngày, nhiều nơi bị cắt điện tới 2 lần trong ngày, thậm chí giữa đêm khuya, khiến nhiều gia đình có con nhỏ giữa đêm phải di tản đi ở nhờ.

Loạt dự án điện mặt trời vi phạm, Khánh Hòa kiểm điểm nhiều tổ chức cá nhân

Hữu Long |

Khánh Hòa - Địa phương đang tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan đến khuyết điểm, vi phạm trong công tác quản lý, rà soát các dự án điện mặt trời.

Tát học sinh bị xử phạt 3,75 triệu đồng, nhiều giáo viên tâm tư

Vân Trang |

Vụ việc một cô giáo tát học sinh và bị xử phạt 3,75 triệu đồng khiến nhiều giáo viên, phụ huynh cảm thấy chạnh lòng.

Nhà đầu tư bất động sản chấp nhận giảm mạnh giá để cắt lỗ

Bảo Chương |

Dùng đòn bẩy tài chính cao trong bối cảnh thị trường bất động sản không có thanh khoản, nhiều nhà đầu tư đang chấp nhận bán lỗ tới 30% hoặc 40% giá trị tài sản.

Tỉ lệ sinh thấp kỉ lục, Nhật Bản đối diện khủng hoảng nhân khẩu học

Anh Vũ |

Tỉ lệ sinh của Nhật Bản đã giảm liên tục 7 năm liên tiếp và xuống mức thấp kỷ lục vào năm 2022.

Núi rác cao gần 2 mét bủa vây ruộng đồng của nông dân

Thái Mạnh |

Núi rác cao gần 2 mét kèm theo kênh dẫn nước bị ô nhiễm trầm trọng khiến các hộ nông dân tại huyện Thanh Oai (Hà Nội) không khỏi bức xúc vì gây ảnh hưởng đến môi trường sống và sản xuất nông nghiệp của người dân.

Sầu riêng ở Đắk Lắk bất ngờ rụng trái non, nông dân lỗ nặng

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Nhiều gốc sầu riêng trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk bất ngờ rụng trái non, chưa chín, khiến người nông dân đứng ngồi không yên vì đã mất nhiều tiền bạc đầu tư, công chăm sóc.

Đắk Lắk ra khuyến cáo việc nông dân chuyển đổi vườn cà phê sang sầu riêng

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Lắk khuyến cáo người nông dân phải cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng trước khi triển khai trồng sầu riêng để tránh khỏi những hệ lụy không đáng có vừa đảm bảo nguồn thu nhập lâu dài.