Giá như, Bộ trưởng Nhạ...

Anh Đào |

Không viết, vẽ vào sách giáo khoa (SGK) để sử dụng lâu bền. Xử lý nghiêm những cá nhân khiến học sinh phải mua quá nhiều sách tham khảo nhưng sử dụng không hiệu quả. Rà soát, đánh giá việc in ấn, phát hành SGK nhằm hạn chế tối đa việc học sinh ghi vào sách. 3 chỉ đạo “nóng” vừa được Bộ trưởng Bộ GDĐT ký ban hành.

Có thể nói, câu chuyện độc quyền, lãng phí trong in ấn và sử dụng SGK chưa khi nào nóng như năm nay. Nóng, đến mức Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cầm SGK lớp 1 lên nghị trường, đặt thẳng những câu hỏi về lợi ích nhóm, về độc quyền, về sự phí phạm chi phí xã hội cả ngàn tỉ mỗi năm cho cả trăm triệu bản SGK chỉ dùng được một lần. Và những câu hỏi ấy được gửi đích danh tới Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ. 

Vừa hôm trước, NXB Giáo dục phân trần với báo giới, rằng kết quả kinh doanh mảng SGK liên tục lỗ hàng chục tỷ đồng. Cụ thể, 2015 lỗ 43,8 tỉ đồng; 2016 lỗ 43,3 tỉ và năm ngoái lỗ 38,14 tỉ. Riêng chuyện học sinh viết, vẽ vào sách, NXB này chỉ giải thích, rằng SGK về cơ bản được thiết kế không để học sinh viết vào sách. 

Cách giải thích tương tự quan điểm của một Thứ trưởng Bộ Giáo dục, rằng: Bộ Giáo dục khẳng định không yêu cầu học sinh làm bài hay viết trực tiếp vào SGK mà cần làm vào vở viết hoặc vở bài tập, nhưng nếu giáo viên không hướng dẫn từ đầu năm học và nhắc nhở thường xuyên, học sinh sẽ có thói quen viết trực tiếp vào SGK, gây lãng phí.

Lỗ , dẫu là vài chục tỉ mỗi năm, cho thấy hiệu quả của kinh doanh, chứ đó hoàn toàn không phải là lý do biện minh cho độc  quyền. Cũng tương tự, việc học sinh viết, vẽ vào SGK cũng chỉ là một trong những  lý do gây ra lãng phí quá lớn, quá không cần thiết. Lỗi tại 15,4 triệu học sinh thì ai mà không nhìn thấy, ai mà không biết đó là cách né trách nhiệm dễ dàng nhất. 

Cho nên, chỉ thị của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, với ba chỉ đạo nóng, trúng vấn đề vẫn là đáng hoan nghênh. 

Nhưng giá như tinh thần tiết kiệm cho dân ấy là một trong những tiêu chí để làm SGK. Giá như ngay từ đầu sách được thiết kế vẫn có cách cho học sinh sáng tạo nhưng không giống như là khuyến khích viết thẳng vào sách với những khoảng trống rất... hồn nhiên. Giá như chỉ thị, với yêu cầu rà soát, đánh giá cụ thể SGK hiện hành theo hướng hạn chế tối đa việc học sinh ghi vào sách được đưa ra sớm hơn, như một nhận thức chứ không phải là một cách chữa cháy, một cái phao uy tín. 

Và giá như không có cái gốc là việc độc quyền làm sách thì cũng chẳng cần có chỉ thị, chẳng mất ngàn tỉ mỗi năm, chẳng cần phải viết ra đây những chữ giá như.

Anh Đào
TIN LIÊN QUAN

TPHCM sẽ có bộ sách giáo khoa riêng: Giảm tải lý thuyết, tăng trải nghiệm thực tế

ANH NHÀN |

Sau khi Bộ GD-ĐT công bố chương trình khung, TPHCM sẽ thực hiện bộ sách giáo khoa (SGK) riêng, được xây dựng, thiết kế sinh động, không đặt nặng tính hàn lâm, xa rời thực tế. Sở GD-ĐT TPHCM đang cùng các đơn vị phối hợp các bước chuẩn bị về đội ngũ, cách thức thực hiện. Việc biên soạn một bộ SGK cho TPHCM được khá nhiều người đồng thuận và cho là phù hợp tình hình giáo dục tại TPHCM hiện nay.

Loay hoay bài toán xoá độc quyền sách giáo khoa

huyên nguyễn - cao nguyên |

Câu chuyện thiếu sách giáo khoa (SGK) cục bộ vào dịp đầu năm học vừa qua một phần nguyên nhân từ việc NXB Giáo dục Việt Nam đang được độc quyền in ấn và phát hành SGK cùng với những tranh luận về tài liệu Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục, mỗi địa phương quy định vở bài tập riêng... đang đặt ra những bất cập trong việc xoá độc quyền SGK.

Sách giáo khoa sẽ được thiết kế để không phải sử dụng một lần

Đặng Chung |

Đại diện Bộ GDĐT chia sẻ đang cho kiểm tra, đánh giá cụ thể việc in ấn, phát hành sách giáo khoa để có đề xuất chỉnh sửa thiết kế, hạn chế tối đa việc học sinh ghi vào sách, gây lãng phí.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

TPHCM sẽ có bộ sách giáo khoa riêng: Giảm tải lý thuyết, tăng trải nghiệm thực tế

ANH NHÀN |

Sau khi Bộ GD-ĐT công bố chương trình khung, TPHCM sẽ thực hiện bộ sách giáo khoa (SGK) riêng, được xây dựng, thiết kế sinh động, không đặt nặng tính hàn lâm, xa rời thực tế. Sở GD-ĐT TPHCM đang cùng các đơn vị phối hợp các bước chuẩn bị về đội ngũ, cách thức thực hiện. Việc biên soạn một bộ SGK cho TPHCM được khá nhiều người đồng thuận và cho là phù hợp tình hình giáo dục tại TPHCM hiện nay.

Loay hoay bài toán xoá độc quyền sách giáo khoa

huyên nguyễn - cao nguyên |

Câu chuyện thiếu sách giáo khoa (SGK) cục bộ vào dịp đầu năm học vừa qua một phần nguyên nhân từ việc NXB Giáo dục Việt Nam đang được độc quyền in ấn và phát hành SGK cùng với những tranh luận về tài liệu Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục, mỗi địa phương quy định vở bài tập riêng... đang đặt ra những bất cập trong việc xoá độc quyền SGK.

Sách giáo khoa sẽ được thiết kế để không phải sử dụng một lần

Đặng Chung |

Đại diện Bộ GDĐT chia sẻ đang cho kiểm tra, đánh giá cụ thể việc in ấn, phát hành sách giáo khoa để có đề xuất chỉnh sửa thiết kế, hạn chế tối đa việc học sinh ghi vào sách, gây lãng phí.