Đặt tiền tại ngoại là văn minh

Lê Thanh Phong |

Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, VKSND Tối cao và TAND Tối cao vừa xây dựng Dự thảo Thông tư liên tịch quy định chi tiết trình tự, thủ tục, mức tiền đặt, việc tạm giữ, hoàn trả, tịch thu, nộp ngân sách Nhà nước số tiền đã đặt để bảo đảm theo quy định tại Điều 122 của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.

Theo nội dung dự thảo, cơ quan điều tra, VKSND, tòa án sẽ quyết định mức tiền mà các bị can, bị cáo hoặc người thân phải đặt để bảo đảm họ được tại ngoại tùy vào tính chất, mức phạm tội của từng người.

Đây là một chế định văn minh, là cách thức nhằm bảo đảm quyền con người. Tại ngoại sẽ hạn chế tối đa thiệt hại cho công dân, đó là điều rõ nhất. Và tất nhiên, cái gì đem đến lợi ích cho con người thì nên triển khai thực hiện.

Một nghi can dĩ nhiên chưa phải là phạm nhân, vậy thì hãy để cho họ được tự do trong giới hạn nhất định để họ có điều kiện lao động, học tập, kinh doanh, chăm sóc gia đình. Điều đó có lợi cho cá nhân và gia đình họ cũng như cho xã hội.

Một người bị tạm giam không chỉ mất quyền tự do, không còn điều kiện làm việc mà có nguy cơ bị tổn hại đến sức khoẻ thể xác và tinh thần. Trong điều kiện nhà giam, con người có thể bị lây nhiễm bệnh tật, chấn thương tinh thần. Chưa kể có nhiều nhà giam vẫn còn tình trạng "đại bàng", chúng đánh đập, hành hạ người bị giam cùng phòng, có trường hợp nạn nhân bị đánh chết trong trại tạm giam.

Một thực tế khác là nhiều bị cáo ra toà từng khai rằng bị mớm cung, bị bức cung, nhục hình trong quá trình điều tra. Nếu thay đổi biện pháp ngăn chặn bằng tại ngoại, sẽ hạn chế được tình trạng này. Và khi hạn chế được bức cung, nhục hình, thì sẽ hạn chế được án oan sai.

Đừng lo để nghi can tại ngoại thì họ sẽ tìm cách chạy án. Nếu đã chạy thì cho dù ở trong trại giam hay ngoài trại giam cũng có thể chạy như nhau. Vấn đề cốt lõi là xây dựng một đội ngũ cán bộ của các cơ quan tố tụng liêm khiết, là những "thanh thiên đại nhân", không phải là ngăn chặn bị can, bị cáo chạy án.

Và cũng đừng lo bị can tại ngoại sẽ tìm chứng cứ để chạy tội, mà nên khuyến khích về điều này. Quyền con người được thể hiện cao nhất khi pháp luật tạo điều kiện tối đa cho bị can, bị cáo tự bảo vệ mình, tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa, bằng mọi cách để chứng minh mình vô tội hoặc phạm tội ở mức nhẹ hơn. 

Cuối cùng, nguyên tắc suy đoán vô tội được thể hiện từ chế định này. Có tội thì giam tù cũng chưa muộn, còn nếu không thì tôn trọng tối đa quyền lợi của công dân.

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Những đối tượng nào sẽ được nộp tiền để tại ngoại?

Bảo Thắng |

Việc dự thảo thông tư cho phép dùng tiền để được thay đổi biện pháp ngăn chặn đã nhận được sự đồng tình của dư luận. Theo các chuyên gia pháp lý, đây là chế định nhân văn, chống tiêu cực và hợp thông lệ quốc tế cũng như chủ trương cải cách tư pháp.

Bác sĩ Hoàng Công Lương có được đi làm trở lại sau khi tại ngoại?

Bảo Thắng |

Lãnh đạo bệnh viện nói sẵn sàng chào đón bác sĩ Hoàng Công Lương trở lại làm việc nếu cơ quan điều tra cho phép. Các chuyên gia pháp lý cho rằng, chưa ai được cho là có tội khi chưa có bản án, quyết định có hiệu lực của cơ quan toà án, tuy vậy, cũng tuỳ tình huống...

Ai đã bảo lãnh cho bác sĩ Hoàng Công Lương được tại ngoại?

Bảo Thắng |

Việc bác sĩ Hoàng Công Lương (Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình) được thay đổi biện pháp ngăn chặn – tại ngoại, đã thật sự gây ấn tượng với dư luận. Nhưng ai là người đứng đơn bảo lãnh cho bác sĩ này, và lý do gì đã nhận được “cái gật đầu” từ cơ quan tố tụng thì không phải nhiều người đã biết.

Giờ thứ 9: Ác mộng ADN - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Trong câu chuyện ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng lắng nghe tâm sự của một cô gái trẻ vừa đi hưởng tuần trăng mật trở về đã vấp phải một sự việc mà có lẽ, chỉ một vài giờ đồng hồ trước đó, cô không bao giờ có thể tưởng tượng ra được: Người chồng mới cưới của cô có con riêng.

Nhiều ôtô chạy trên cao tốc Dầu Giây-Phan Thiết dù chưa được phép lưu thông

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Tuyến cao tốc Dầu Giây-Phan Thiết mới đang thông xe kỹ thuật, chưa lắp đặt biển báo cũng như chưa đảm bảo an toàn kỹ thuật để lưu thông nhưng nhiều ôtô đã chạy vào, bất chấp những vị trí có tấm bêtông chắn ngang.

Hàng trăm thanh niên xô đẩy trước cửa đền tranh cướp sợi chiếu

Hải Nguyễn |

Sau phần lễ tế, chiếc nồi đất bị đập vỡ tại sân đền Đức Bà là lúc tích trò đúc bụt náo nhiệt nhất. Hàng trăm thanh niên tranh nhau tiến sát cửa đền để mong giành được sợi chiếu sớm nhất tại lễ hội đúc bụt.

Câu lạc bộ Hà Nội giành Siêu cúp Quốc gia 2022

NHÓM PV |

Thắng CLB Hải Phòng 2-0, Hà Nội có lần thứ 5 vô địch Siêu cúp Quốc gia.

Đưa du khách Châu Âu trải nghiệm trên du thuyền từ Cần Thơ đi Campuchia

TẠ QUANG |

Hơn 60 du khách Châu Âu được khởi hành từ Cần Thơ đi Campuchia trên du thuyền triệu đô Victoria Mekong, vừa tham quan vừa trải nghiệm cuộc sống, văn hóa của người dân sinh sống dọc sông Mê Kông.

Những đối tượng nào sẽ được nộp tiền để tại ngoại?

Bảo Thắng |

Việc dự thảo thông tư cho phép dùng tiền để được thay đổi biện pháp ngăn chặn đã nhận được sự đồng tình của dư luận. Theo các chuyên gia pháp lý, đây là chế định nhân văn, chống tiêu cực và hợp thông lệ quốc tế cũng như chủ trương cải cách tư pháp.

Bác sĩ Hoàng Công Lương có được đi làm trở lại sau khi tại ngoại?

Bảo Thắng |

Lãnh đạo bệnh viện nói sẵn sàng chào đón bác sĩ Hoàng Công Lương trở lại làm việc nếu cơ quan điều tra cho phép. Các chuyên gia pháp lý cho rằng, chưa ai được cho là có tội khi chưa có bản án, quyết định có hiệu lực của cơ quan toà án, tuy vậy, cũng tuỳ tình huống...

Ai đã bảo lãnh cho bác sĩ Hoàng Công Lương được tại ngoại?

Bảo Thắng |

Việc bác sĩ Hoàng Công Lương (Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình) được thay đổi biện pháp ngăn chặn – tại ngoại, đã thật sự gây ấn tượng với dư luận. Nhưng ai là người đứng đơn bảo lãnh cho bác sĩ này, và lý do gì đã nhận được “cái gật đầu” từ cơ quan tố tụng thì không phải nhiều người đã biết.