Cán bộ mặc áo dài ngũ thân đi làm có gì là sai?

Lê Thanh Phong |

Cán bộ Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế mặc áo dài truyền thống đi làm là quá hay, đặc biệt khi có sáng kiến đàn ông mặc áo dài ngũ thân, đội khăn đóng đến công sở.

Chuyện hay như vậy nhưng có nhiều người "ném đá". Góp ý xây dựng, khen chê là quyền của mỗi người, nhưng mắng chửi là chuyện không nên.

Tỉnh Thừa Thiên - Huế triển khai đề án "Huế - Kinh đô áo dài", trong đó "sưu tập" nhiều loại áo dài sinh ra từ vùng đất cố đô, trong đó có áo dài ngũ thân truyền thống. Vậy thì, ngành văn hóa địa phương phục hồi hình ảnh của chiếc áo dài này là quá đúng.

Đàn ông mặc áo dài có gì sai nhỉ, và mặc áo dài ngũ thân, vấn khăn đóng đến công sở có gì xấu. Mặc áo dài ngũ thân có trái với thuần phong mỹ tục không, có làm ảnh hưởng bản sắc văn hóa dân tộc không?

Xin thưa là không, mà là làm giàu thêm cái đẹp truyền thống, làm đậm thêm bản sắc văn hóa dân tộc.

Có nhiều người chê mặc áo dài ngũ thân quá xấu, không hiện đại. Hoặc cho rằng bất tiện, đi lại, làm việc khó khăn.

Trước tiên, xấu hay đẹp là cảm tính, là cảm nhận mang tính chủ quan cá nhân, người này thấy xấu, người khác khen đẹp. Cán bộ ngành văn hóa tỉnh Thừa Thiên - Huế đã được lấy ý kiến và đồng tình về mặc áo dài ngũ thân, thì lựa chọn đó là quyền của họ.

Về ý kiến cho rằng bất tiện, thiết nghĩ mỗi tháng chỉ mặc một lần chào cờ sáng thứ hai đầu tháng thì không có gì ghê gớm. Những người mặc chỉ là cán bộ văn phòng, không phải người làm việc ngoài hiện trường, thế thì chẳng có gì ảnh hưởng đến công việc.

Lại có ý kiến "xỉa xói" phí tiền của nhà nước. Lạ quá, người mặc áo dài tự bỏ tiền may áo cho mình, họ yêu thích khi mặc trang phục đó, thế thì ảnh hưởng gì đến "hòa bình thế giới" nhỉ!

"Huế - Kinh đô áo dài" là một đề án văn hóa của địa phương. Trong đó, vận động phụ nữ đi làm mặc áo dài, nữ sinh mặc áo dài đi học. Ngày xưa ở Huế, những người gánh bún, gánh chè đi bán rong thường mặc áo dài. Đó là nét văn hóa riêng biệt đã bị phai mờ, nay khôi phục lại để "giữ chút gì rất Huế".

Huế muốn xây dựng bảo tàng áo dài, quá tốt. Nhưng không chỉ là một bảo tàng lưu giữ các loại áo dài qua các thời kỳ, mà cần xây dựng một bảo tàng áo dài "sống".

Đó là nữ sinh áo dài tím, áo dài trắng đến trường, cô giáo mặc áo dài lên lớp. Đó là những phụ nữ mặc áo dài đi lễ chùa, đi nhà thờ. Đó là nữ công chức, viên chức mặc áo dài đến công sở. Và đã là bảo tàng sao có thể thiếu được chiếc áo dài ngũ thân đặc sắc của xứ Huế.

Cho nên, việc phục hồi hình ảnh của chiếc áo dài ngũ thân bằng cách công chức mặc chào cờ mỗi tháng một lần của ngành văn hóa địa phương là một sáng kiến độc đáo đáng được ủng hộ.

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Cán bộ mặc áo dài ngũ thân: Là lễ phục trang nghiêm, đúng truyền thống

PHÚC ĐẠT |

Theo Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa - nguyên Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, mặc chiếc áo dài ngũ thân là mang trên mình đạo làm người, không được làm những điều trái luân thường đạo lý.

Huế - Kinh đô áo dài Việt Nam

Hoàng Văn Minh |

Áo dài xứ Huế đã đi qua một chặng đường dài phát triển trong dòng chảy văn hóa - lịch sử Huế. Đặc biệt trong suốt 20 năm qua, Huế được biết đến là cái nôi về tổ chức các hoạt động trình diễn áo dài tại các kỳ lễ hội Festival và đã trở thành nét văn hóa đặc sắc, riêng của miền núi Ngự, sông Hương. Để nhân rộng, bảo tồn và phát huy giá trị đặc biệt của chiếc áo dài, tỉnh Thừa Thiên - Huế kêu gọi và yêu cầu nữ cán bộ, công chức, viên chức và nữ học sinh trung học, sinh viên đại học mặc áo dài sáng thứ hai đầu tuần, góp phần đưa Huế thật sự trở thành là “Kinh đô” áo dài Việt Nam.

Độc đáo ý tưởng kết hợp áo dài và nhảy Dancesport

Linh Chi |

Là người yêu áo dài, NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam đã cùng Kiện tướng Dancesport (khiêu vũ thể thao) Chí Anh tạo nên điệu nhảy kết hợp giữa áo dài và Dancesport.

Sẽ đệ trình áo dài Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể nhân loại

Hương Giang |

Việc nhận diện chính xác những giá trị và nội hàm di sản văn hóa phi vật thể này, một mặt sẽ giúp cho việc xây dựng thành công hồ sơ trang phục áo dài Việt Nam đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và tiến tới đệ trình ghi danh tại Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại theo tiêu chí của UNESCO...

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Cán bộ mặc áo dài ngũ thân: Là lễ phục trang nghiêm, đúng truyền thống

PHÚC ĐẠT |

Theo Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa - nguyên Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, mặc chiếc áo dài ngũ thân là mang trên mình đạo làm người, không được làm những điều trái luân thường đạo lý.

Huế - Kinh đô áo dài Việt Nam

Hoàng Văn Minh |

Áo dài xứ Huế đã đi qua một chặng đường dài phát triển trong dòng chảy văn hóa - lịch sử Huế. Đặc biệt trong suốt 20 năm qua, Huế được biết đến là cái nôi về tổ chức các hoạt động trình diễn áo dài tại các kỳ lễ hội Festival và đã trở thành nét văn hóa đặc sắc, riêng của miền núi Ngự, sông Hương. Để nhân rộng, bảo tồn và phát huy giá trị đặc biệt của chiếc áo dài, tỉnh Thừa Thiên - Huế kêu gọi và yêu cầu nữ cán bộ, công chức, viên chức và nữ học sinh trung học, sinh viên đại học mặc áo dài sáng thứ hai đầu tuần, góp phần đưa Huế thật sự trở thành là “Kinh đô” áo dài Việt Nam.

Độc đáo ý tưởng kết hợp áo dài và nhảy Dancesport

Linh Chi |

Là người yêu áo dài, NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam đã cùng Kiện tướng Dancesport (khiêu vũ thể thao) Chí Anh tạo nên điệu nhảy kết hợp giữa áo dài và Dancesport.

Sẽ đệ trình áo dài Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể nhân loại

Hương Giang |

Việc nhận diện chính xác những giá trị và nội hàm di sản văn hóa phi vật thể này, một mặt sẽ giúp cho việc xây dựng thành công hồ sơ trang phục áo dài Việt Nam đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và tiến tới đệ trình ghi danh tại Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại theo tiêu chí của UNESCO...