Cán bộ mặc áo dài ngũ thân: Là lễ phục trang nghiêm, đúng truyền thống

PHÚC ĐẠT |

Theo Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa - nguyên Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, mặc chiếc áo dài ngũ thân là mang trên mình đạo làm người, không được làm những điều trái luân thường đạo lý.

Mới đây, Sở Văn hóa Thể thao Thừa Thiên Huế cho toàn thể cán bộ công chức mặc áo dài truyền thống khi đến công sở. Ông Phan Thanh Hải - Giám đốc Sở này cho biết, đây mới chỉ là thí điểm triển khai việc tái hiện trang phục truyền thống theo đúng nét văn hóa trước đây, cụ thể dưới thời Nguyễn. Việc này là chủ trương của địa phương với mục tiêu xây dựng hình ảnh Huế trở thành “Kinh đô áo dài Việt Nam”, đồng thời giúp khôi phục lại phần nào nét văn hóa Việt Nam qua y phục truyền thống trong cuộc sống người dân Huế.
Đối với bộ áo dài ngũ thân mà nam công chức Sở Văn hóa Thể thao vừa ra mắt, ông Nguyễn Xuân Hoa khẳng định đã có phong cách truyền thống, mặc kết hợp với quần ống màu trắng xuất hiện từ thời vua Minh Mạng, khăn đóng từ thời vua Thành Thái. “Không thể so sánh bộ áo dài của Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ra mắt với áo dài của các diễn viên hát chèo, tuồng trên sân khấu được. Đây là bộ lễ phục rất đẹp, rất trang nghiêm, đúng truyền thống. Áo dài các diễn viên đã biến tướng, bị sân khấu hóa nên 2 cách khác nhau hoàn toàn“, ông Hoa nhận xét.
Đối với bộ áo dài ngũ thân mà nam công chức Sở Văn hóa Thể thao vừa ra mắt, ông Nguyễn Xuân Hoa khẳng định đã có phong cách truyền thống, mặc kết hợp với quần ống màu trắng xuất hiện từ thời vua Minh Mạng, khăn đóng từ thời vua Thành Thái. “Không thể so sánh bộ áo dài của Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ra mắt với áo dài của các diễn viên hát chèo, tuồng trên sân khấu được. Đây là bộ lễ phục rất đẹp, rất trang nghiêm, đúng truyền thống. Áo dài các diễn viên đã biến tướng, bị sân khấu hóa nên 2 cách khác nhau hoàn toàn“, ông Hoa nhận xét.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa nói rằng: “Áo dài là tên gọi chung cho trang phục của đàn ông và đàn bà. Áo dài là áo năm thân. Người Huế gọi áo năm thân là áo ngũ thân hay ngũ thể, với ý nghĩa tương truyền rằng năm thân áo tượng trưng cho đạo lý cao đẹp của con người: bốn thân áo của vạt trước, vạt sau tượng trưng cho “tứ thân phụ mẫu” (cha mẹ mình và cha mẹ người hôn phối), thân trong tượng trưng cho người con. Áo dài có năm nút, tượng trưng cho ngũ thường (Nhân - Nghĩa - Lễ - Trí - Tín), ngũ luân (quân thần: vua - tôi, phụ tử: cha - con, phu phụ: chồng - vợ, huynh đệ: anh - em, bằng hữu: bạn bè). Mặc chiếc áo dài ngũ thân là mang trên mình đạo làm người, không được làm những điều trái luân thường đạo lý”.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa nói rằng: “Áo dài là tên gọi chung cho trang phục của đàn ông và đàn bà. Áo dài là áo năm thân. Người Huế gọi áo năm thân là áo ngũ thân hay ngũ thể, với ý nghĩa tương truyền rằng năm thân áo tượng trưng cho đạo lý cao đẹp của con người: bốn thân áo của vạt trước, vạt sau tượng trưng cho “tứ thân phụ mẫu” (cha mẹ mình và cha mẹ người hôn phối), thân trong tượng trưng cho người con. Áo dài có năm nút, tượng trưng cho ngũ thường (Nhân - Nghĩa - Lễ - Trí - Tín), ngũ luân (quân thần: vua - tôi, phụ tử: cha - con, phu phụ: chồng - vợ, huynh đệ: anh - em, bằng hữu: bạn bè). Mặc chiếc áo dài ngũ thân là mang trên mình đạo làm người, không được làm những điều trái luân thường đạo lý”.
Ông Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chia sẻ: “Trải qua quá trình hình thành và phát triển của vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế, chiếc Áo dài xứ Huế đã đi qua chặng đường dài phát triển với nhiều thăng trầm lịch sử. Một thời kì dài đi khắp nẻo đường từ thành thị đến nông thôn, chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh chiếc áo dài của các mệ, các cô, các chị và các em học sinh… Nó làm tôn lên tính cách đức độ, kín đáo, thùy mị, toát lên được thần thái của người phụ nữ Huế trong cách đi đứng, ứng xử. Hay hình ảnh của các cụ ông, các bác, các chú trong dịp lễ hội văn hóa truyền thống, việc làng, việc họ cùng chiếc áo dài khăn đóng thể hiện phong thái của người chính nhân quân tử với Nhân - Nghĩa - Lễ - Trí - Tín”.
Từ thập niên 1990 trở lại đây, áo dài dần dần được hồi sinh với diện mạo mới. Ở mảnh đất sinh ra chiếc áo dài này, những lễ hội Áo dài gắn liền với Festival Huế và Festival Nghề truyền thống Huế bắt đầu từ năm 2000 đến nay. Nhờ những dịp này đã giúp hình ảnh chiếc áo dài lan tỏa khắp nơi, trở thành nét văn hóa đặc sắc, riêng có của miền sông Hương, núi Ngự.
Từ thập niên 1990 trở lại đây, áo dài dần dần được hồi sinh với diện mạo mới. Ở mảnh đất sinh ra chiếc áo dài này, những lễ hội Áo dài gắn liền với Festival Huế và Festival Nghề truyền thống Huế bắt đầu từ năm 2000 đến nay.
Một số hình ảnh tại “Lễ hội áo dài” năm 2019.
Một số hình ảnh tại “Lễ hội áo dài” năm 2019.
Một số hình ảnh tại “Lễ hội áo dài” năm 2019.
Một số hình ảnh tại “Lễ hội áo dài” năm 2019. Ảnh: Phúc Đạt.
Không chỉ giúp chiếc áo dài đến với nhiều người qua các dịp Festival cố định, khoảng 2 năm trước, tỉnh Thừa Thiên Huế quy định nữ cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập mặc áo dài truyền thống vào ngày thứ hai hằng tuần; khuyến khích nữ cán bộ, giảng viên, giáo viên, học sinh, sinh viên mang áo dài tối thiểu hai đến ba ngày trong tuần (trong đó có ngày thứ hai). Trong dịp 8.3 hay 20.10, phụ nữ mặc áo dài truyền thống khi tham quan di tích Huế được miễn vé.
Không chỉ giúp chiếc áo dài đến với nhiều người qua các dịp Festival cố định, khoảng 2 năm trước, tỉnh Thừa Thiên Huế quy định nữ cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập mặc áo dài truyền thống vào ngày thứ hai hằng tuần; khuyến khích nữ cán bộ, giảng viên, giáo viên, học sinh, sinh viên mang áo dài tối thiểu hai đến ba ngày trong tuần (trong đó có ngày thứ hai). Trong dịp 8.3 hay 20.10, phụ nữ mặc áo dài truyền thống khi tham quan di tích Huế được miễn vé. Ảnh: Phúc Đạt.
Trong khi các nhân sĩ, trí thức… đầu tư nghiên cứu để khôi phục lại vị thế và thương hiệu “Kinh đô áo dài” của Việt Nam, ngày nay, nhắc đến tà áo dài người ta nghĩ ngay đến vùng đất Cố đô Huế cổ kính với hình ảnh tà áo dài bay phất phới trên cây cầu Trường Tiền lịch sử.
Ngày nay, nhắc đến tà áo dài người ta nghĩ ngay đến vùng đất Cố đô Huế cổ kính với hình ảnh tà áo dài bay phấp phới trên cây cầu Trường Tiền lịch sử. Ảnh: Phúc Đạt.
Toàn cảnh “Lễ hội áo dài” năm 2019. Ảnh: Phúc Đạt.
Toàn cảnh “Lễ hội áo dài” năm 2019. Ảnh: Phúc Đạt.
PHÚC ĐẠT
TIN LIÊN QUAN

Hương Giang tung ảnh dịu dàng với áo dài sau hẹn hò Matt Liu

ĐÔNG DU |

Hương Giang vừa tung bộ ảnh diện áo dài trắng, nữ tính, dịu dàng sau khi công khai hẹn hò với CEO Matt Liu.

Sẽ đệ trình áo dài Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể nhân loại

Hương Giang |

Việc nhận diện chính xác những giá trị và nội hàm di sản văn hóa phi vật thể này, một mặt sẽ giúp cho việc xây dựng thành công hồ sơ trang phục áo dài Việt Nam đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và tiến tới đệ trình ghi danh tại Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại theo tiêu chí của UNESCO...

Phát động nữ công nhân viên chức lao động mặc áo dài

L.Nguyên |

Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Trần Văn Thuật đã ký văn bản gửi các LĐLĐ tỉnh, thành phố; các công đoàn ngành Trung ương và tương đương; công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn về việc phối hợp tổ chức hoạt động “Áo dài – Di sản văn hóa Việt Nam” đồng loạt ngày 6.3.2020.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Hương Giang tung ảnh dịu dàng với áo dài sau hẹn hò Matt Liu

ĐÔNG DU |

Hương Giang vừa tung bộ ảnh diện áo dài trắng, nữ tính, dịu dàng sau khi công khai hẹn hò với CEO Matt Liu.

Sẽ đệ trình áo dài Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể nhân loại

Hương Giang |

Việc nhận diện chính xác những giá trị và nội hàm di sản văn hóa phi vật thể này, một mặt sẽ giúp cho việc xây dựng thành công hồ sơ trang phục áo dài Việt Nam đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và tiến tới đệ trình ghi danh tại Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại theo tiêu chí của UNESCO...

Phát động nữ công nhân viên chức lao động mặc áo dài

L.Nguyên |

Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Trần Văn Thuật đã ký văn bản gửi các LĐLĐ tỉnh, thành phố; các công đoàn ngành Trung ương và tương đương; công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn về việc phối hợp tổ chức hoạt động “Áo dài – Di sản văn hóa Việt Nam” đồng loạt ngày 6.3.2020.