Nghề rèn của người Mông ở Điện Biên - Di sản văn hóa Quốc gia

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Nghề rèn của người MôngĐiện Biên vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, vậy nghề truyền thống này có gì đặc biệt?

Tại huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên - nơi có trên 70% diện tích tự nhiên là núi đá và cũng có trên 70% là đồng bào dân tộc Mông, chúng tôi đã tìm đến gia đình ông Cứ A Khua - một nghệ nhân về nghề rèn thủ công.
Tại huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên - nơi có trên 70% diện tích tự nhiên là núi đá và cũng có trên 70% là đồng bào dân tộc Mông, chúng tôi đã tìm đến gia đình ông Cứ A Khua - một nghệ nhân về nghề rèn thủ công truyền thống tại xã Sính Phình. Ảnh: Văn Thành Chương
Mặc dù nghề rèn thủ công truyền thống không phải nghề nuôi sống gia đình vì giờ đây các sản phẩm tiện lợi với công nghệ tiên tiên đã chiếm ưu thế, tuy vậy ông Khua vẫn giữ nguyên 1 góc cho nghề rèn và sẵn sàng nổi lửa bất cứ lúc nào khách đạt hàng.
Mặc dù nghề rèn thủ công truyền thống không phải nghề nuôi sống gia đình vì giờ đây các sản phẩm tiện lợi với công nghệ tiên tiên đã chiếm ưu thế, tuy vậy ông Khua vẫn giữ nguyên 1 góc cho nghề rèn và sẵn sàng nổi lửa bất cứ lúc nào khách đặt hàng. Ảnh: Văn Thành Chương
Ông Khua với nghề rèn thủ công truyền thống của người Mông.
Theo ông Cứ A Khua, để rèn được 1 sản phẩm tốt, trước hết phải chọn được nguyên liệu tốt. Do vậy, nguyên liệu để rèn dao và chủ yếu được lấy từ nhíp ô tô, lưỡi máy cưa hoặc vòng bi ô tô.
Theo ông Cứ A Khua, để rèn được 1 sản phẩm tốt, trước hết phải chọn được nguyên liệu tốt. Do vậy, nguyên liệu để rèn dao chủ yếu được lấy từ nhíp ô tô, lưỡi máy cưa hoặc vòng bi ô tô. Ảnh: Văn Thành Chương
Điều đặc biệt là tất cả các công đoạn đều được làm thủ công từ bộ thổi gió được khoét bằng cây rừng, đến than củi của gỗ tự nhiên (không dùng than đá)...
Điều đặc biệt là tất cả các công đoạn đều được làm thủ công, từ bộ thổi gió được khoét bằng cây rừng, đến than củi của gỗ tự nhiên (không dùng than đá)... Ảnh: Văn Thành Chương
Theo ông Khua, khi nung thép không để bị quá già lửa cũng không được non quá. “Khi thấy thép đỏ đến một mức độ nhất định thì lấy ra tán, phải tán đều và nhanh tay, dùng lực hợp lý để đạt được mục đích” - ông Khua nói.
Theo ông Khua, khi nung thép không để bị quá già lửa cũng không được non quá. “Khi thấy thép đỏ đến một mức độ nhất định thì lấy ra tán, phải tán đều và nhanh tay, dùng lực hợp lý để đạt được mục đích” - ông Khua nói. Ảnh: Văn Thành Chương
Để nhận biết thanh thép đã được nung nóng đủ già hay chưa, người thợ rèn phải nhận biết màu đỏ của thép nung bằng mắt thường một cách tinh tế và chính xác, điều này đòi hỏi nhiều kinh nghiệm.
Để nhận biết thanh thép đã được nung nóng đủ già hay chưa, người thợ rèn phải nhận biết màu đỏ của thép nung bằng mắt thường một cách tinh tế và chính xác, điều này đòi hỏi nhiều kinh nghiệm. Ảnh: Văn Thành Chương
Kỹ thuật “tôi” của người Mông cũng rất đặc biệt, họ không dùng nước hóa chất mà sử dụng thân cây chuối, nhựa chuối giúp cho lưỡi dao vừa đảm bảo độ cúng lại vừa bền và sắc hơn.
Kỹ thuật “tôi” của người Mông cũng rất đặc biệt, họ không dùng nước hóa chất mà sử dụng thân cây chuối, nhựa chuối giúp cho lưỡi dao vừa đảm bảo độ cúng lại vừa bền và sắc hơn. Ảnh: Văn Thành Chương
Ông
Đây là một chiếc khuôn đúc lưỡi cày để chuyên cày trên núi đá. ông Cứ A Khua cho biết, để nung cho thép nóng chảy ông vẫn dùng than củi, tuy nhiên phải là củi từ cây gỗ nghiến. Tuy nhiên nhiều năm nay ông không đúc lưỡi cày nữa vì than gỗ nghiến rất hiếm và nhu cầu dùng lưỡi cày của người dân cũng rất ít. Ảnh: Văn Thành Chương
Theo ông Nguyễn Công Trứ - Bí thư Đảng ủy xã Sính Phình, huyện Tủa Chùa, trước đây riêng trong xã Sính Phình có khoảng gần chục gia đình làm nghề rèn. Tuy nhiên, giờ đây chỉ còn một số gia đình duy trì và cũng chỉ làm khi có người đặt hàng.
Theo ông Nguyễn Công Trứ - Bí thư Đảng ủy xã Sính Phình, huyện Tủa Chùa, trước đây riêng trong xã Sính Phình có khoảng gần chục gia đình làm nghề rèn. Tuy nhiên, giờ đây chỉ còn một số gia đình duy trì và cũng chỉ làm khi có người đặt hàng. Ảnh: Văn Thành Chương
Như vậy, sau khi nghề rèn của người Mông được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia thì đến nay, tỉnh Điện Biên đã có tổng số 18 di sản văn hóa phi vật thể được ghi danh ở cấp Quốc gia. Ảnh: Văn Thành Chương
Như vậy, sau khi nghề rèn của người Mông được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia thì đến nay, tỉnh Điện Biên đã có tổng số 18 di sản văn hóa phi vật thể được ghi danh ở cấp Quốc gia. Ảnh: Văn Thành Chương
VĂN THÀNH CHƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Bản du lịch cộng đồng đầu tiên ở Điện Biên sau 1 năm hoạt động

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Sau tròn 1 năm hoạt động, bản du lịch cộng đồng Nà Sự thuộc xã Chà Nưa thuộc huyện, Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên đã thu hút trên 5.000 du khách.

Đặc sắc văn hóa dân tộc Cống ở miền núi Lai Châu

ĐỨC DUẨN - THÀNH CHƯƠNG |

Dân tộc Cống tại Lai Châu còn có tên gọi khác là dân tộc Xá. Đây là một trong số ít những dân tộc có dân số dưới 10 nghìn người ở nước ta.

Đứng dậy sau bão lũ, người Mông ở Mù Cang Chải rộn ràng đón Tết Độc lập

Bảo Nguyên |

Yên Bái - Trong ngày Tết Độc lập 2.9, bà con người Mông ở Mù Cang Chải sẽ chưng diện những bộ quần áo đẹp nhất, nô nức xuống núi cùng nhau vui hội.

Cư dân tố mua giá nước quá cao, chủ đầu tư ở Nha Trang thẳng tay cắt nước

Hữu Long |

Khánh Hòa - Cư dân sinh sống ở dự án Scenia Bay Residences (Scenia Bay Nha Trang) bức xúc vì không được hưởng giá nước sinh hoạt. Để gây sức ép, người dân quyết định không đóng tiền nếu chủ đầu tư không làm rõ ràng giá nước. Đáp lại, chủ đầu tư cắt nước cung cấp cho cư dân.

Chỉ đạo nóng rà soát nhân viên hợp đồng trường học tại Phúc Thọ, Hà Nội

NHÓM PV |

UBND huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội đã có Công văn số 162 ngày 20.10.2023 yêu cầu báo cáo, rà soát nhân viên hợp đồng lao động theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP (cũ).

Tỷ giá USD áp sát mốc 25.000 đồng và kịch bản cho kinh tế cuối năm

LAN HƯƠNG |

Bất chấp nỗ lực liên tục hút ròng tín phiếu của Ngân hàng Nhà nước thời gian gần đây, tỷ giá bán USD tại ngân hàng có thời điểm vọt lên gần 24.800 đồng/USD. Giới phân tích cho rằng, nếu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục mạnh tay, câu chuyện tỷ giá vẫn sẽ căng thẳng. Phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện với ông Huỳnh Minh Tuấn - Nhà sáng lập và là Tổng giám đốc Công ty Đầu tư FIDT - về vấn đề này.

Lịch sử có nên là môn bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025?

Trang Hà |

Theo nhiều giáo viên và chuyên gia, phương án 4+2 (4 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Ngoại ngữ và 2 môn lựa chọn) trong dự thảo kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 có nhiều nhược điểm, không công bằng cho các thí sinh.

5 vấn đề Bộ Công an đề nghị ở dự án luật bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Việt Dũng |

Dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở nhận được nhiều sự quan tâm, cho ý kiến của các đại biểu Quốc hội, cơ quan, tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học, đối tượng bị tác động.

Bản du lịch cộng đồng đầu tiên ở Điện Biên sau 1 năm hoạt động

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Sau tròn 1 năm hoạt động, bản du lịch cộng đồng Nà Sự thuộc xã Chà Nưa thuộc huyện, Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên đã thu hút trên 5.000 du khách.

Đặc sắc văn hóa dân tộc Cống ở miền núi Lai Châu

ĐỨC DUẨN - THÀNH CHƯƠNG |

Dân tộc Cống tại Lai Châu còn có tên gọi khác là dân tộc Xá. Đây là một trong số ít những dân tộc có dân số dưới 10 nghìn người ở nước ta.

Đứng dậy sau bão lũ, người Mông ở Mù Cang Chải rộn ràng đón Tết Độc lập

Bảo Nguyên |

Yên Bái - Trong ngày Tết Độc lập 2.9, bà con người Mông ở Mù Cang Chải sẽ chưng diện những bộ quần áo đẹp nhất, nô nức xuống núi cùng nhau vui hội.