Loài cỏ dại trở thành đặc sản giúp nông dân Sóc Trăng hốt bạc

PHƯƠNG ANH |

Tại một số vùng đất lúa hay đất nuôi tôm sản xuất không hiệu quả ở huyện Mỹ Tú (tỉnh Sóc Trăng), người dân chuyển sang trồng bồn bồn mang lại nguồn thu nhập ổn định, nhiều hộ còn thoát nghèo nhờ mô hình này.

Từ lâu tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau được biết đến là thủ phủ của cây bồn bồn, nhưng ở huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) lại là địa phương mạnh dạn thử nghiệm việc cải tạo đất ruộng để trồng. Nếu trước đây, lúa lấn bồn bồn thì giờ đây nhiều nơi thay lúa bằng bồn bồn - một quy trình thuận với môi trường sinh thái.
Ở huyện Mỹ Tú (tỉnh Sóc Trăng) nhiều nông dân mạnh dạn cải tạo đất ruộng lúa hay đất nuôi tôm kém hiệu quả để trồng bồn bồn. Nếu trước đây, bồn bồn được xem là cỏ dại, thì giờ đây nhiều nơi bồn bồn lại thế chỗ cho cây lúa.
Canh tác 5000m2 đất lúa kém hiệu quả, hơn chục năm nay chị Huỳnh Thị Ngọc Hạnh ở xã Mỹ Thuận (Mỹ Tú, Sóc Trăng) chuyển sang trồng bồn bồn mang về nguồn thu nhập khá ổn định. Chị Hạnh cho biết: “Lúc đầu, ruộng này trồng lúa, nhưng năng suất thấp, làm không có lời, lại còn bị thâm hụt tiền vốn. Nghe nói vùng Cà Mau bà con trồng bồn bồn nhẹ công chăm sóc mà hiệu quả kinh tế cao nên mạnh dạn mua giống về trồng.  Với 5000m2, hiện nay cứ  1 tháng là thu hoạch khoảng 700 - 800kg, thu nhập khoảng 8-10 triệu đồng sau khi trừ chi phí, tính ra nếu so sánh thì trồng bồn bồn có thu nhập cao gấp 2,3 lần so với trồng lúa.
Chuyển sang trồng bồn bồn hơn chục năm nay đã mang về nguồn thu nhập khá ổn định cho gia đình chị Huỳnh Thị Ngọc Hạnh ở xã Mỹ Thuận, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng. Chị Hạnh cho biết: Lúc đầu, ruộng nhà chị trồng lúa, nhưng năng suất thấp, làm không có lời, lại còn bị thâm hụt tiền vốn. Nghe nói trồng bồn bồn nhẹ công chăm sóc mà hiệu quả kinh tế cao nên mạnh dạn mua giống về trồng. Với 5.000m2, hiện nay mỗi tháng chị thu hoạch khoảng 700 - 800kg, thu nhập khoảng 8-10 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, tính ra thu nhập cao gấp 2 - 3 lần so với trồng lúa.
Đến nay, toàn huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) có khoảng 80ha đất chuyên canh bồn bồn. Hộ trồng ít nhất thì 4,5 công, hộ nhiều có thể lên đến cả chục công. Cây trồng này nhanh chóng trở thành cây xóa đói giảm nghèo trên vùng quê này.
Đến nay, toàn huyện Mỹ Tú có khoảng 80ha đất chuyên canh bồn bồn. Hộ trồng ít thì 4 - 5 công (1 công - 1.000m2), hộ nhiều có thể lên đến cả chục công. Cây trồng này nhanh chóng trở thành cây xóa đói giảm nghèo trên vùng quê Mỹ Tú.
Trước đây gia đình làm công nhân, thu nhập bấp bênh, nhờ tích góp được một số vốn tôi thuê 6000m2 đất để trồng bồn bồn. Hiện nay cứ 1 tháng gia đình thu hoạch  từ 700kg đến 1,2 tấn, giá bán giao động từ 20.000 - 30.000 đồng/kg, trừ chi phí còn lãi phải 10 - 15 triệu đồng. Nhờ trồng bồn bồn mà đời sống kinh tế gia đình từng bước được cải thiện. Anh Nguyễn Văn Vĩnh ở xã Mỹ Thuận (Mỹ Tú, Sóc Trăng) phấn khởi cho biết.
"Trước đây gia đình làm công nhân thu nhập bấp bênh. Nhờ tích góp được một số vốn, tôi thuê 6.000m2 đất để trồng bồn bồn. Hiện nay mỗi tháng gia đình thu hoạch từ 700kg đến 1,2 tấn, giá bán dao động từ 20.000 - 30.000 đồng/kg, trừ chi phí còn lãi phải 10 - 15 triệu đồng", anh Nguyễn Văn Vĩnh (xã Mỹ Thuận, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng) phấn khởi cho biết.
Bồn bồn ngập sâu trong nước nên muốn thu hoạch người dân phải trầm mình trong nước nhổ
Bồn bồn ngập sâu trong nước nên muốn thu hoạch người dân phải trầm mình trong nước nhổ
Bồn bồn ngập sâu trong nước nên muốn thu hoạch người dân phải trầm mình nhiều giờ để nhổ.
Bồn bồn vừa nhổ lên đem chặt bỏ phần lá, giữ lại phần gốc, sau đó tách bỏ bẹ lá bên ngoài để lấy phần lõi non bên trong.
Bồn bồn vừa nhổ lên mang chặt bỏ phần lá, giữ lại phần gốc, sau đó tách bỏ bẹ lá bên ngoài để lấy phần lõi non bên trong.
Bồn bồn vào vụ còn giúp cho một bộ phận lao động nhàn rỗi ở địa phương có thêm nghề nhổ bồn bồn thuê. Bình quân mỗi ngày, một lao động có thể nhổ được từ 20 - 30 kg, thu nhập từ 140.000 - 280.000 đồng.
Bồn bồn là loại cây có sức sống mãnh liệt, không chịu được khô hạn nhưng lại thích nghi ở những vùng ngập nước. Nước càng sâu bồn bồn càng vươn cao và phần lõi non càng dài. Thêm nữa đây là cây ít dùng phân thuộc nên được xếp vào hàng rau sạch.
Bồn bồn là loại cây có sức sống mãnh liệt, không chịu được khô hạn nhưng lại thích nghi ở những vùng ngập nước. Nước càng sâu bồn bồn càng vươn cao và phần lõi non càng dài.
Bồn bồn có hình dáng giống với cây cói, chiều cao thân cây từ 100 – 200cm. Lá cây nhỏ, dài có nét giống với lá sả. Khi bồn bồn to, lá xanh tốt, người dân bắt đầu thu hoạch.  Việc canh tác loại cây này cũng hoàn toàn không sử dụng phân bón hay thuốc trừ sâu. Điều này giúp cho môi trường sống tự nhiên của các loài cá được đảm bảo, góp phần làm tăng thu nhập cho bà con nông dân.
Bồn bồn có hình dáng giống với cây cói. Lá cây nhỏ, dài có nét giống với lá sả. Khi bồn bồn to, lá xanh tốt, người dân bắt đầu thu hoạch. Việc canh tác loại cây này cũng hoàn toàn không sử dụng phân bón hay thuốc trừ sâu. Điều này giúp cho môi trường sống tự nhiên của các loài cá được đảm bảo, góp phần làm tăng thu nhập cho bà con nông dân.
Nếu như bồn bồn ngoài tự nhiên chỉ cho thu hoạch 1 vụ trong năm từ tháng 6 – 11 âm lịch, thì nay với việc trồng chuyên canh bồn bồn như ở Mỹ Tú, cây đã cho thu hoạch khoảng 6 tháng trong năm. Vì vậy đời sống của bà con cũng nhộn nhịp hẵn lên.
Nếu như bồn bồn ngoài tự nhiên chỉ cho thu hoạch 1 vụ trong năm từ tháng 6 – 11 âm lịch, thì nay với việc trồng chuyên canh bồn bồn như ở Mỹ Tú, cây đã cho thu hoạch khoảng 6 tháng trong năm.
Bồn bồn sau khi làm sạch sẽ được thương lái trực tiếp đến mua rồi phân phối đi các chợ, nhà hàng hoặc quán ăn… Tất cả bồn bồn thu hoạch trong ngày sẽ được tiêu thụ hết để đảm bảo luôn giữ được độ tươi ngon.
Bồn bồn sau khi làm sạch sẽ được thương lái trực tiếp đến mua mang đi phân phối ở các chợ, nhà hàng hoặc quán ăn…
Ngoài bán bồn bồn tươi, nhiều hộ còn chế biến món dưa chua bồn bồn, đây cũng là sản phẩm tiềm năng trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm của huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng).
Ngoài bán bồn bồn tươi, nhiều hộ còn chế biến món dưa chua bồn bồn. Đây cũng là sản phẩm tiềm năng trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của huyện Mỹ Tú (tỉnh Sóc Trăng).
Cây bồn bồn dân dã ngày nào bây giờ đã trở thành đặc sản, làm nên câu chuyện về sức sống của một loài cây trước tác động của con người vào những quy luật của tự nhiên…Phía sau những cánh đồng bồn bồn, là hình ảnh những người nông dân Mỹ Tú (Sóc Trăng) cần cù lao động, quyết lòng làm nên câu chuyện mới trên vùng đất khó.
Cây bồn bồn dân dã ngày nào bây giờ đã trở thành đặc sản, làm nên câu chuyện về sức sống của một loài cây trước tác động của con người vào những quy luật của tự nhiên…
PHƯƠNG ANH
TIN LIÊN QUAN

Đặc sản bánh pía Sóc Trăng vào mùa

PHƯƠNG ANH |

Chỉ còn nửa tháng nữa là đến Tết Trung thu, hiện nay, các cơ sở sản xuất bánh pía trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng luôn đỏ lửa để kịp thời cung ứng ra thị trường những chiếc bánh thơm ngon và chất lượng. Tuy nhiên, theo nhiều chủ cơ sở, thị trường năm nay có phần trầm lắng hơn so với mọi năm.

Thủ phủ đặc sản “bánh lột da” ở Sóc Trăng vào mùa sôi động nhất trong năm

PHƯƠNG ANH |

Chỉ còn nửa tháng nữa là đến Tết Trung thu, hiện nay các cơ sở sản xuất bánh pía trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng luôn đỏ lửa để kịp thời cung ứng ra thị trường những chiếc bánh thơm ngon và chất lượng.

Tạo sinh kế cho người dân từ loài cỏ dại mọc hoang

PHƯƠNG ANH |

Từ một loài cỏ dại mọc hoang, sinh trưởng ở cả vùng sinh thái mặn, lợ, ngọt, vài năm trở lại đây, năn tượng đã trở thành nguyên liệu đan đát hàng thủ công mỹ nghệ, tạo sinh kế cho nhiều người dân ở thị xã Ngã Năm (tỉnh Sóc Trăng).

Khấm khá từ loài cỏ mọc hoang

PHƯƠNG ANH |

Từ một loài cỏ dại mọc hoang, cây năn bộp giờ đã thành đặc sản giúp nhiều bà con ở thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng) có thu nhập khá.

Một loại cỏ dại khó diệt trừ lại là vị thuốc quý

Thùy Linh |

Cỏ tranh có tên gọi khác là Cỏ tranh săng, Nhả cà, Bạch mao căn... Tên khoa học: Imperata cylindrica (L.) Beauv. Đây là một trong số các vị thuốc có tác dụng thay thế sừng tê giác.

Loay hoay tìm phương án sạc xe điện sau vụ cháy chung cư mini

ANH HUY |

Sau vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ (Thanh Xuân, Hà Nội), tại nhiều chung cư thương mại đang lên kế hoạch, tìm biện pháp để cho cư dân sạc xe máy điện, xe đạp điện ở dưới tầng hầm.

Cổ phần trôi nổi tự do, Hải Phát gặp thế khó khi tổ chức Đại hội cổ đông

Đức Mạnh |

Hơn 85% cổ phần của CTCP Đầu tư Hải Phát đang được nắm giữ bởi hàng chục nghìn cổ đông tự do. Trong khi đó Chủ tịch Đỗ Quý Hải lại liên tục bị bán giải chấp cổ phiếu suốt nhiều tháng.

Chật vật chi tiêu, lợi nhuận bị "bào mòn" vì giá xăng dầu tăng liên tiếp

Anh Tuấn |

Giá xăng dầu liên tục được điều chỉnh tăng trong thời gian gần đây đang tạo áp lực lên chi phí sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp. Do đó, các chuyên gia cho rằng, giải pháp ổn định giá xăng dầu trong thời gian tới là điều cần thiết.

Đặc sản bánh pía Sóc Trăng vào mùa

PHƯƠNG ANH |

Chỉ còn nửa tháng nữa là đến Tết Trung thu, hiện nay, các cơ sở sản xuất bánh pía trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng luôn đỏ lửa để kịp thời cung ứng ra thị trường những chiếc bánh thơm ngon và chất lượng. Tuy nhiên, theo nhiều chủ cơ sở, thị trường năm nay có phần trầm lắng hơn so với mọi năm.

Thủ phủ đặc sản “bánh lột da” ở Sóc Trăng vào mùa sôi động nhất trong năm

PHƯƠNG ANH |

Chỉ còn nửa tháng nữa là đến Tết Trung thu, hiện nay các cơ sở sản xuất bánh pía trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng luôn đỏ lửa để kịp thời cung ứng ra thị trường những chiếc bánh thơm ngon và chất lượng.

Tạo sinh kế cho người dân từ loài cỏ dại mọc hoang

PHƯƠNG ANH |

Từ một loài cỏ dại mọc hoang, sinh trưởng ở cả vùng sinh thái mặn, lợ, ngọt, vài năm trở lại đây, năn tượng đã trở thành nguyên liệu đan đát hàng thủ công mỹ nghệ, tạo sinh kế cho nhiều người dân ở thị xã Ngã Năm (tỉnh Sóc Trăng).

Khấm khá từ loài cỏ mọc hoang

PHƯƠNG ANH |

Từ một loài cỏ dại mọc hoang, cây năn bộp giờ đã thành đặc sản giúp nhiều bà con ở thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng) có thu nhập khá.

Một loại cỏ dại khó diệt trừ lại là vị thuốc quý

Thùy Linh |

Cỏ tranh có tên gọi khác là Cỏ tranh săng, Nhả cà, Bạch mao căn... Tên khoa học: Imperata cylindrica (L.) Beauv. Đây là một trong số các vị thuốc có tác dụng thay thế sừng tê giác.