Di tích cấp quốc gia có nguy cơ đổ sập

NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Được xây dựng khoảng đầu thế kỷ XIX, sau thời điểm vua Gia Long lấy đất xây dựng Kinh thành Huế, đình làng Thế Lại Thượng là một di tích lịch sử và văn hóa cấp quốc gia; đáng buồn, ngôi đình này hiện đang trong tình trạng xuống cấp cực kỳ nghiêm trọng, nhiều hạng mục đã biến dạng, nguy cơ đổ sập rất cao.

Tọa lạc tại đường Bạch Đằng (P. Gia Hội, TP. Huế), ngôi đình Thế Lại Thượng được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ XIX, sau thời điểm vua Gia Long lấy đất xây dựng Kinh thành Huế.
Tọa lạc tại đường Bạch Đằng (Phường Gia Hội, TP Huế), ngôi đình Thế Lại Thượng được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ XIX, sau thời điểm vua Gia Long lấy đất xây dựng Kinh thành Huế.
Trải qua nhiều biến thiên của lịch sử, ngôi đình vẫn lưu giữ nhiều tư liệu Hán Nôm có giá trị đặc biệt quý hiếm, phản ánh lịch sử, văn hóa xã hội thế kỉ XIX, như phong trào Tây Sơn, cuộc xây dựng Kinh thành Huế, chính sách điền thổ triều Nguyễn, phong tục tập quán cổ truyền...
Trải qua nhiều biến thiên của lịch sử, ngôi đình vẫn lưu giữ nhiều tư liệu Hán Nôm có giá trị đặc biệt quý hiếm, phản ánh lịch sử, văn hóa xã hội thế kỉ XIX, như phong trào Tây Sơn, cuộc xây dựng Kinh thành Huế, chính sách điền thổ triều Nguyễn, phong tục tập quán cổ truyền.
Theo tìm hiểu, khuôn viên ngôi đình có diện tích rộng 1.200m; được thiết kế theo kiểu nhà rường 3 gian 2 chái, kết cấu kèo cột gỗ với 26 cột chính và 4 cột hiên.
Theo tìm hiểu, khuôn viên ngôi đình có diện tích rộng 1.200m; được thiết kế theo kiểu nhà rường 3 gian 2 chái, kết cấu kèo cột gỗ với 26 cột chính và 4 cột hiên.
Đây là nơi thờ vọng vị Khai canh và cũng là Thành hoàng của làng Thế Lại - Hồ Đại tướng quân, một danh nhân của xứ Châu Hóa vào đầu thế kỷ XIV dưới triều vua Trần Nghị Tông. Về sau được các vua triều Nguyễn sắc phong là Dực Bảo Trung Hưng Thượng đẳng thần.
Đây là nơi thờ vọng vị khai canh và cũng là Thành hoàng của làng Thế Lại - Hồ Đại tướng quân, một danh nhân của xứ Châu Hóa vào đầu thế kỷ XIV dưới triều vua Trần Nghị Tông. Về sau được các vua triều Nguyễn sắc phong là Dực Bảo Trung Hưng Thượng đẳng thần.
Nội thất của đình gồm hai phần: phần hậu điện với 7 án thờ được khảm sành sứ, trang trí “Lưỡng long chầu nguyệt” cách điệu; phần tiền đường với hai bái đường, có treo hai bức đại tự. Hiện nay toàn bộ đình để trống, tất cả bài vị đã chuyển về miếu Thành Hoàng.
Nội thất của đình gồm hai phần: Phần hậu điện với 7 án thờ được khảm sành sứ, trang trí “Lưỡng long chầu nguyệt” cách điệu; phần tiền đường với hai bái đường, có treo hai bức đại tự. Hiện nay toàn bộ đình để trống, tất cả bài vị đã chuyển về miếu Thành Hoàng.
 Đây là một công trình kiến trúc tiêu biểu, hài hòa, được xây dựng, trùng tu, bảo quản qua hơn hai trăm năm thăng trầm của lịch sử, có giá trị về mặt kiến trúc gỗ truyền thống.
Đây là một công trình kiến trúc tiêu biểu, hài hòa, được xây dựng, trùng tu, bảo quản qua hơn hai trăm năm thăng trầm của lịch sử, có giá trị về mặt kiến trúc gỗ truyền thống.
Trước đó, đình - miếu Thế Lại Thượng đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia tại Quyết định số 05/1999/QĐ/BVHTT ngày 12.01.1999.
Trước đó, đình - miếu Thế Lại Thượng đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia tại Quyết định số 05/1999/QĐ/BVHTT ngày 12.01.1999.
Tuy nhiên, hiện tại ngôi đình này đã xuống cấp cực kỳ nghiêm trọng và đang trong hiện trạng đóng cửa không tiếp đón khách tham quan để tránh nguy hiểm cho người.
Tuy nhiên, hiện tại ngôi đình này đã xuống cấp cực kỳ nghiêm trọng và đang trong hiện trạng đóng cửa không tiếp đón khách tham quan để tránh nguy hiểm cho người dân.
 Nhìn từ bên ngoài, đình Thế Lại Thượng ngập trong cỏ dại, rác thải nhựa vương vãi khắp nơi.
Nhìn từ bên ngoài, đình Thế Lại Thượng ngập trong cỏ dại, rác thải nhựa vương vãi khắp nơi.
Các cột trụ, xà gồ (đòn tay) đã bị mối mọt rất nặng. Đặc biệt là phần tường nhà rêu mốc bị biến dạng, cấu trúc tường không còn được kết nối vào nhau, rạn nứt nghiêm trọng, rất dễ đổ sập.
Các cột trụ, xà gồ (đòn tay) đã bị mối mọt rất nặng. Đặc biệt là phần tường nhà rêu mốc bị biến dạng, cấu trúc tường không còn được kết nối vào nhau, rạn nứt nghiêm trọng, rất dễ đổ sập.
Cửa chính, cửa 2 bên hong ngôi đình đã  rụng rời, được cố định bằng thép tạm bợ.
Cửa chính, cửa 2 bên hông ngôi đình đã rụng rời, được cố định bằng thép tạm bợ.
Phần mái cũng lụp xụp, đen xì, rơi rớt khắp nơi.
Phần mái lụp xụp, rơi rớt khắp nơi.
Không khó để nhận ra dụng cụ hút hít của một số đối tượng ngay trong ngôi đình.
Không khó để nhận ra dụng cụ hút hít của một số đối tượng ngay trong ngôi đình.
Thành xà gồ này sắp gãy làm đôi nhưng chỉ được cố định bằng một thành gỗ đơn giản, tạm bợ.
Thành xà gồ này sắp gãy làm đôi nhưng chỉ được cố định bằng một thành gỗ đơn giản, tạm bợ.
Theo ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hoá thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế, ngôi đình Thế Lại Thượng hiện nay đã được phân cấp cho UBND TP. Huế quản lý trực tiếp. Vừa rồi, cử tri có hỏi về thực trạng này nhưng vẫn chưa có thể đầu tư, trùng tu ngay. Có nhiều di tích, di vật hiện nay vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
Theo ông Phan Thanh Hải - Giám đốc Sở Văn hoá thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế, ngôi đình Thế Lại Thượng hiện nay đã được phân cấp cho UBND TP Huế quản lý trực tiếp. Vừa rồi, cử tri có hỏi về thực trạng này nhưng vẫn chưa có thể đầu tư, trùng tu ngay. Có nhiều di tích, di vật hiện nay vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
NGUYỄN LUÂN
TIN LIÊN QUAN

Chùa Ba Vàng cùng hơn 50 di tích và sự đòi hỏi minh bạch đồng tiền công đức

Lê Thanh Phong |

Còn có trên 50 di tích không có số liệu báo cáo về tiền công đức, trong đó có chùa Ba Vàng ở TP Uông Bí (Quảng Ninh).

Kỳ đài Kinh thành Huế vẫn còn bị “xâm hại”

NGUYỄN LUÂN - THẢO VY |

HUẾ - Gần một tháng sau khi Báo Lao Động phản ánh về tình trạng Kỳ đài Kinh thành Huế bị “xâm hại” gây tổn hại di tích và ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch Huế. Mặc dù đã có những biện pháp ngăn chặn và khắc phục, tuy nhiên vấn nạn viết vẽ bậy lên di tích vẫn tiếp tục diễn ra.

Kỳ đài Kinh thành Huế bị “xâm hại”

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Kỳ đài Kinh thành Huế xuất hiện hàng loạt nét vẽ, chữ viết với những nội dung thô tục, tỏ tình, chúc tụng… làm xấu xí, tổn hại đến hình ảnh của kỳ quan quốc gia.

Cán bộ công đoàn, người lao động kỳ vọng vào Diễn đàn Người lao động năm 2023

Quế Chi - Hà Anh |

Ngày 28.7, tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội sẽ diễn ra Diễn đàn Người lao động năm 2023 (Diễn đàn) với chủ đề "Hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến người lao động và tổ chức công đoàn". Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ trực tiếp chủ trì diễn đàn.

Chubb Life thu lãi càng cao, nợ thuế càng lớn

Quang Dân - Quý An |

Trong nhiều năm trở lại đây, Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Chubb Việt Nam (Chubb Life) đã ghi nhận sự tăng trưởng về tổng tài sản, doanh thu và lợi nhuận sau thuế. Tuy nhiên, đi kèm với đó là nợ thuế tăng dần.

Liên tiếp bị lừa tiền vì tin vào chuyên gia an ninh mạng “rởm”

Khánh An |

Sau khi bị lừa tiền, nhiều nạn nhân tìm đến các “chuyên gia” với mong muốn lấy lại số tiền đã mất. Song một lần nữa, họ lại rơi vào bẫy lừa.

Căn cứ toà buộc tội cựu Cục phó Trần Hùng nhận hối lộ 300 triệu đồng

Việt Dũng |

Hà Nội - Tuyên phạt bị cáo Trần Hùng - cựu Cục phó Cục Quản lý thị trường Hà Nội, cựu Tổ trưởng Tổ 304, Tổng cục Quản lý thị trường - 9 năm tù vì "nhận hối lộ" 300 triệu đồng, Hội đồng xét xử (HĐXX) Tòa án nhân dân Hà Nội đã đưa ra các căn cứ.

Người dân Hà Nội dậy từ 2 giờ sáng để canh bơm từng giọt nước sạch vào bể

VĨNH HOÀNG - KHÁNH AN |

Hà Nội - Mất nước sạch sinh hoạt liên tục trong 3 tháng trở lại đây, nhiều người dân tại Hoài Đức, Hà Nội phải đặt báo thức lúc 2-3h sáng để canh bơm nước vào bể. Song song với đó, họ phải quay trở lại dùng nước giếng khoan.

Chùa Ba Vàng cùng hơn 50 di tích và sự đòi hỏi minh bạch đồng tiền công đức

Lê Thanh Phong |

Còn có trên 50 di tích không có số liệu báo cáo về tiền công đức, trong đó có chùa Ba Vàng ở TP Uông Bí (Quảng Ninh).

Kỳ đài Kinh thành Huế vẫn còn bị “xâm hại”

NGUYỄN LUÂN - THẢO VY |

HUẾ - Gần một tháng sau khi Báo Lao Động phản ánh về tình trạng Kỳ đài Kinh thành Huế bị “xâm hại” gây tổn hại di tích và ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch Huế. Mặc dù đã có những biện pháp ngăn chặn và khắc phục, tuy nhiên vấn nạn viết vẽ bậy lên di tích vẫn tiếp tục diễn ra.

Kỳ đài Kinh thành Huế bị “xâm hại”

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Kỳ đài Kinh thành Huế xuất hiện hàng loạt nét vẽ, chữ viết với những nội dung thô tục, tỏ tình, chúc tụng… làm xấu xí, tổn hại đến hình ảnh của kỳ quan quốc gia.