Huế đi lên thành phố trực thuộc Trung ương: Kinh tế song hành cùng văn hóa

PHÚC ĐẠT (THỰC HIỆN) |

Thừa Thiên Huế xác định xây dựng và phát triển tỉnh phải trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của tỉnh, của vùng, nhất là sự kết hợp hài hòa giữa di sản văn hóa, lịch sử đặc sắc, phong phú với cảnh quan tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú, vị trí cửa ngõ của hành lang kinh tế Đông - Tây.

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương đã khẳng định như thế với Báo Lao Động khi chia sẻ về mục tiêu của tỉnh khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Ông Phương nói thêm: “Phải bảo tồn và tôn tạo các giá trị di sản, văn hóa. Trong đó xác định di sản và văn hóa là những lợi thế đặc thù của Thừa Thiên Huế trong phát triển. Phát triển kinh tế phải gắn liền với phát triển văn hóa”.

 
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương. Ảnh: Phúc Đạt.

Thưa ông, khi Huế lên thành phố trực thuộc trung ương, người dân sẽ được hưởng lợi gì?

- Là người dân của tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi cũng như các thế hệ lãnh đạo tiền nhiệm trước của tỉnh đã luôn đặt câu hỏi này trước khi đề ra mục tiêu chính trị phấn đấu xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương. Sau khi đã có thể tự tin trả lời câu hỏi đó, chúng tôi mới có thêm động lực để hành động.

Thừa Thiên Huế được Bộ Chính trị định hướng xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế.

Chính vì vậy, Thừa Thiên Huế có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các trung tâm du lịch văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học công nghệ; thu hút khách du lịch và phát triển kinh tế gắn liền với hoạt động dịch vụ, giúp người dân nhanh chóng nâng cao thu nhập.

Bên cạnh đó, với vị thế của thành phố trực thuộc Trung ương, Thừa Thiên Huế thuận lợi trong thu hút nhà đầu tư lớn, tiềm lực mạnh đến nghiên cứu đầu tư, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như lấp đầy các Khu công nghiệp, Khu kinh tế Chân Mây Lăng Cô,... từ đó kích thích phát triển và tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế đầu tư, sản xuất kinh doanh; giúp giải quyết việc làm, ổn định và cải thiện đời sống của người dân.

Sự khác biệt của Thừa Thiên Huế hiện tại và Thành phố Huế trực thuộc Trung ương trong tương lai, thưa ông?

- Như chúng ta đã biết, hiện tại đối với đơn vị hành chính là tỉnh trực thuộc Trung ương, cơ chế chính sách sẽ khác nhiều so với thành phố trực thuộc Trung ương.

TP. Huế rợp bóng cây xanh.
TP Huế rợp bóng cây xanh. Ảnh: Phúc Đạt

Sự khác biệt lớn giữa tỉnh Thừa Thiên Huế hiện tại và thành phố trực thuộc Trung ương trong tương lai đó là chuyển từ đơn vị hành chính nông thôn sang đơn vị hành chính đô thị. Theo đó sẽ có sự khác biệt rất lớn từ mô hình đơn vị hành chính trực thuộc (hình thành các quận), mô hình quản lý, nhân sự quản lý đô thị, đầu tư xây dựng phát triển hạ tầng theo các tiêu chí đô thị.

Ngoài ra, việc lên đô thị trực thuộc Trung ương sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế, đầu tư phát triển đô thị, thay đổi cơ cấu lao động dịch chuyển dần từ nông nghiệp sang dịch vụ, xây dựng, du lịch. Cùng với đó, tạo điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, thu hút được nguồn vốn đầu tư phát triển đô thị và bảo tồn các di tích, di sản.

Do đó, trong tương lai, khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương đạt các mục tiêu nêu trên, tôi tin chắc rằng vị thế của Huế sẽ khác xa so với hiện tại.

Có rất nhiều tiêu chí để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, ở Huế, những tiêu chí này hiện ra sao? Tiêu chí nào đang là thách thức trong tiến trình đưa Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương?

- Tại Nghị quyết số 26 và Nghị quyết số 27 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quy định rất cụ thể về các tiêu chuẩn, tiêu chí của đô thị trực thuộc Trung ương. Hiện nay, tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan liên quan thống kê, rà soát các tiêu chuẩn, tiêu chí này và xây dựng các chương trình, kế hoạch hoàn thiện, khắc phục các tiêu chí.

Trong đó, một trong những thách thức đối với tỉnh Thừa Thiên Huế đó là tiêu chuẩn về mật độ dân số và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị đáp ứng tiêu chuẩn thành lập phường, quận.

 
Kinh thành Huế nhìn từ trên cao. Ảnh: Lê Đình Hoàng

Tại Nghị quyết số 26 cũng đã xem xét đến yếu tố đặc thù có thể áp dụng cho tỉnh Thừa Thiên Huế “Khu vực dự kiến hình thành đô thị và các đô thị trực thuộc để bảo tồn, phát huy giá trị đặc sắc cố đô và di sản văn hóa vật thể đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO) công nhận thì không xem xét tiêu chí mật độ dân số; các tiêu chuẩn về kiến trúc, cảnh quan đô thị của tiêu chí trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị thực hiện theo quy định đối với loại đô thị tương ứng; mức tối thiểu của các tiêu chuẩn khác bằng 50% mức quy định của loại đô thị tương ứng”.

Hiện nay, địa phương cũng đang tập trung hoàn thiện công tác quy hoạch, và triển khai đầu tư xây dựng để đáp ứng các yêu cầu theo quy định đề ra.

Khác với các thành phố trực thuộc Trung ương, Huế sẽ là thành phố trực thuộc trung ương theo “hướng đi riêng” trên nền tảng văn hóa, di sản. Định hình một đô thị như thế, chắc sẽ có rất nhiều trăn trở? 

- Trăn trở lớn nhất và bài toán đặt ra cho riêng Huế là đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội đồng thời với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa - lịch sử độc đáo mang tầm quốc gia và quốc tế.

 
Sông Hương thơ mộng đoạn qua trung tâm TP Huế. Ảnh: Lê Đình Hoàng

Việc phát triển thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng văn hóa và bảo tồn di tích di sản Cố đô là một mô hình mới tại Việt Nam. Do đó, trong quá trình triển khai cũng còn gặp nhiều khó khăn.

Cụ thể, nhiệm vụ bảo tồn di sản là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh. Tuy nhiên, việc cân đối giữa bảo tồn và phát triển là một bài toán khó không chỉ đối với đô thị Việt Nam mà còn đối với các đô thị thế giới. Việc phát triển đô thị, công nghiệp, du lịch quá mức sẽ ảnh hưởng đến không gian, kiến trúc cảnh quan của di sản, yếu tố văn hóa, tập quán của người dân cũng sẽ dần biến đổi cùng với quá trình phát triển kinh tế.

Các không gian di sản xen lẫn trong đô thị là một lợi thế, tuy nhiên cũng sẽ hạn chế không gian phát triển cho các cơ sở sản xuất. Việc phát triển lên đô thị trực thuộc Trung ương sẽ cần nguồn lực đầu tư rất lớn, trong khi nguồn thu ngân sách cũng còn hạn chế. Việc đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ quản lý đô thị các cấp cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện.

 
Người dân, du khách xem bắn pháo hoa ở Festival Huế. Ảnh: Lê Đình Hoàng

Ngoài ra, đô thị Thừa Thiên Huế cũng cần triển khai phát triển theo các xu hướng phát triển đô thị trong nước và trên thế giới: phát triển đô thị thông minh, đô thị xanh, bền vững, ứng phó, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Bài toán đặt ra cho riêng Huế, trong việc bảo tồn và phát triển kinh tế, khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương được tính toán ra sao, có cân nhắc kỹ càng như thế nào?

- Thừa Thiên Huế từng là Thủ phủ của 9 đời chúa Nguyễn ở Đàng Trong, là Kinh đô của triều đại Tây Sơn, rồi đến Kinh đô của nước Việt Nam thống nhất dưới 13 triều vua Nguyễn, Huế được biết đến là một thành phố di sản của thế giới, thành phố Festival của Việt Nam, là tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng.

Suốt hàng thế kỷ, Huế lưu giữ nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của thế giới, cùng với gần 1.000 di tích lịch sử đặc thù của cả nước. Đặc biệt đã có không gian đô thị di sản mang tầm thế giới. Nơi đây hội tụ đầy đủ các loại hình thiên nhiên phong phú đa dạng, với những cảnh quan thiên nhiên hùng vỹ như sông Hương, núi Ngự, đầm phá Tam Giang, vườn quốc gia Bạch Mã, Lăng Cô vịnh đẹp thế giới.

Chính vì vậy, phát triển thành phố trực thuộc Trung ương phải bảo đảm điều kiện thuận lợi cho bảo tồn và phát triển đô thị có đặc thù về di sản. Ngoài ra, cần tập trung khai thác các giá trị di sản, văn hóa để phát triển các cụm ngành kinh tế chiến lược như du lịch, công nghiệp văn hóa.

Một góc đô thị Huế. Ảnh: Phúc Đạt.
Một góc đô thị Huế. Ảnh: Phúc Đạt

Đồng thời, phải bảo vệ và gìn giữ môi trường tự nhiên, các giá trị cảnh quan thiên nhiên và môi trường sống. Phát triển có chọn lọc một số ngành công nghiệp mũi nhọn đáp ứng tốt các tiêu chí về môi trường, không chấp nhận đánh đổi môi trường vì lợi ích kinh tế. Đây là kim chỉ nam trong hoạt động xúc tiến đầu tư của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Bên cạnh đó, trong thời đại cách mạng Công nghiệp 4.0 tỉnh sẽ tiếp tục ưu tiên tập trung nghiên cứu và ứng dụng mạnh mẽ các công nghệ tiên tiến, hiện đại, hướng đến xây dựng đô thị thông minh, giúp nâng cao, cải thiện chất lượng đời sống người dân.

Xin cảm ơn ông!

PHÚC ĐẠT (THỰC HIỆN)
TIN LIÊN QUAN

Tên gọi Thừa Thiên Huế có từ khi nào?

PHÚC ĐẠT |

THỪA THIÊN HUẾ - Từ trước đến nay, chúng ta đã quen với danh xưng chính thức của tỉnh Thừa Thiên Huế, gắn kết từ thành phố Thừa Thiên thời Nguyễn và Huế trong quá trình đô thị hóa cuối thế kỷ XIX.

Khảo sát ý kiến việc gọi là "Thành phố Huế" hay "Thành phố Thừa Thiên Huế"

PHÚC ĐẠT |

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã lấy khảo sát của người dân và các chuyên gia về việc tên gọi sau khi lên thành phố trực thuộc Trung ương sẽ là "Thành phố Huế" hay "Thành phố Thừa Thiên Huế".

Thừa Thiên - Huế, cả tỉnh “lên”... thành phố

Hoàng Văn Minh |

Còn nhớ giữa năm 2009, sau khi có kết luận của Bộ Chính trị về việc đồng ý để tỉnh xây dựng và phát triển thành thành phố trực thuộc Trung ương trong một vài năm tới, ông Nguyễn Ngọc Thiện - nguyên Bộ trưởng Bộ VHTTDL, thời điểm ấy là Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, khi được hỏi về hình hài của thành phố trực thuộc Trung ương đã trả lời: Cả tỉnh "lên" thành phố! Và giờ sau hơn 10 năm, Thừa Thiên - Huế đang đứng trước cơ hội cả tỉnh “lên” thành phố thật!

Nhiều dự án du lịch hoang phế, nhếch nhác trên đất “vàng” Măng Đen

THANH TUẤN |

Nhiều dự án khu du lịch ngay trung tâm thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum nhiều năm nay đình trệ, vắng khách, nhếch nhác gây mất mỹ quan. Chính quyền địa phương đang có đợt kiểm tra, rà soát lại các dự án chậm trễ, để có quyết định đình chỉ hoặc thu hồi đất, giấy phép của dự án.

Hồng Đăng chưa thể trở lại màn ảnh và lệnh cấm sóng được thực thi

Mi Lan |

Gần một năm sau khi bị một cô gái 17 tuổi người Anh tố cưỡng hiếp ở Tây Ban Nha, diễn viên Hồng Đăng vẫn chưa thể trở lại màn ảnh, dù tòa án chưa có kết luận chính thức.

Chung cư trung, cao cấp vào tầm ngắm của nhà đầu tư nước ngoài

Thu Giang |

Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam cho hay, một lượng lớn nhà đầu tư nước ngoài đang quan tâm đến việc mua và thuê chung cư trung, cao cấp tại Việt Nam.

Y án tử hình kẻ đóng 10 chiếc đinh vào đầu bé gái 3 tuổi

Việt Dũng |

Hà Nội - Nguyễn Trung Huyên - kẻ đóng 10 chiếc đinh vào đầu bé gái 3 tuổi - con riêng của vợ bất ngờ kêu oan, song bị toà phúc thẩm bác đơn.

Các hoạt động chính của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2023

NHÓM PV |

Theo thông tin từ Hội Xuất bản Việt Nam, Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2023 sẽ lần đầu tiên diễn ra tại Quốc Tử Giám (Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế, số 1 đường 23 tháng 8, thành phố Huế).

Tên gọi Thừa Thiên Huế có từ khi nào?

PHÚC ĐẠT |

THỪA THIÊN HUẾ - Từ trước đến nay, chúng ta đã quen với danh xưng chính thức của tỉnh Thừa Thiên Huế, gắn kết từ thành phố Thừa Thiên thời Nguyễn và Huế trong quá trình đô thị hóa cuối thế kỷ XIX.

Khảo sát ý kiến việc gọi là "Thành phố Huế" hay "Thành phố Thừa Thiên Huế"

PHÚC ĐẠT |

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã lấy khảo sát của người dân và các chuyên gia về việc tên gọi sau khi lên thành phố trực thuộc Trung ương sẽ là "Thành phố Huế" hay "Thành phố Thừa Thiên Huế".

Thừa Thiên - Huế, cả tỉnh “lên”... thành phố

Hoàng Văn Minh |

Còn nhớ giữa năm 2009, sau khi có kết luận của Bộ Chính trị về việc đồng ý để tỉnh xây dựng và phát triển thành thành phố trực thuộc Trung ương trong một vài năm tới, ông Nguyễn Ngọc Thiện - nguyên Bộ trưởng Bộ VHTTDL, thời điểm ấy là Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, khi được hỏi về hình hài của thành phố trực thuộc Trung ương đã trả lời: Cả tỉnh "lên" thành phố! Và giờ sau hơn 10 năm, Thừa Thiên - Huế đang đứng trước cơ hội cả tỉnh “lên” thành phố thật!