Phóng sự

Ngôi nhà Mái ấm rộn niềm vui

CÔNG SÁNG - CHÂU CẨM |

Những năm qua, đã có hàng nghìn ngôi nhà Mái ấm Công đoàn được Công đoàn Hà Tĩnh hỗ trợ xây dựng cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn. Nhờ đó mà nhiều gia đình đoàn viên có được mái ấm hạnh phúc, có nơi an cư lạc nghiệp, thêm tin yêu, trân trọng tổ chức Công đoàn.

Cuộc sống thương hồ của người lao động nhập cư ở TPHCM những ngày nắng nóng

Minh Tâm - Như Quỳnh |

TPHCM - Lấy ghe làm nhà, nhiều năm nay, tuyến đường Trần Xuân Soạn dọc Kênh Tẻ (Quận 7, TPHCM) là nơi tập trung của hàng chục lao động nhập cư từ miền Tây lên sống và mưu sinh.

Thí sinh tố cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân Đất Việt có dấu hiệu mua bán giải

Nhóm PV |

Nhiều thí sinh dự thi Hoa hậu doanh nhân Đất Việt do Công ty TNHH Hãng truyền thông Topstar tổ chức đã lên tiếng tố cuộc thi này có dấu hiệu mua bán giải lên đến cả tỉ đồng.

Nỗi niềm của người thợ sửa chữa tàu cá giỏi bậc nhất Hà Tĩnh

Quỳnh Trang |

“Thầy lang thuyền” là biệt danh thân thương mà ngư dân vùng biển Cửa Nhượng, xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) gọi ông Nguyễn Kim Tài - một thợ sửa tàu có tiếng trong vùng với hơn 40 năm gắn bó với nghề.

Những buổi tuyên truyền đặc biệt ở vùng cao biên giới

ĐỨC DUẨN - THÀNH CHƯƠNG |

Từ nhiều năm qua, để đưa pháp luật đến với người dân vùng cao biên giới, Bộ đội Biên phòng Lai Châu đã áp dụng những phương pháp tuyên truyền đặc biệt.

Đường dây cầm cố thẻ lương công nhân: Phận người mang lương đi cầm

LÊ TUYẾT - TRUNG THÀNH |

"Thẻ chủ nợ giữ, mã pin chủ nợ nắm, tiền trong tài khoản chủ nợ biết, mình chỉ biết đi làm và đi làm. Tới tháng thấy chị em hớn hở rút tiền, mình giả như không thấy để đỡ tủi thân” - chị Hương (công nhân Cty điện tử F, KCN VSIP, tỉnh Bình Dương) vội giấu những giọt nước mắt, quay đi khi thấy bạn bè ý ới rủ nhau đi rút tiền khi kỳ lương vừa tới.

Thoát Y Vũ - Kỳ cuối: Từ chuyện giải cứu “đám trai làng hư hỏng” đến sự huyền bí chưa thể lý giải

Khắc Dũng |

Câu chuyện về hang Thoát Y Vũ của già làng K’Bá kể hết đêm đến sáng mai thì... không phải kết thúc mà lại là bắt đầu một điều mới khác vô cùng hấp dẫn. Nó na ná chuyện “Ngàn lẻ một đêm”.

Thổi thủy tinh - nghề mưu sinh bên “chảo lửa”

DƯƠNG BÌNH |

Đồ thủy tinh xuất hiện tại Ba Tư từ hơn 2.000 năm trước và trở thành xa xỉ phẩm tại châu Âu cách đây vài trăm năm. Như trong câu chuyện “Người thợ thổi thuỷ tinh xứ Murano” từng viết: “Đây là nghề sống còn của thành phố này, thuỷ tinh còn đắt hơn vàng. Được những kẻ giết người từ Hội đồng thành phố canh cẩn mật, nhiều người thợ thủy tinh xứ Murano gần như bị cầm tù trên đảo của họ. Nhưng một bậc thầy của nghề là Corradino Manin đã bán các phương thức và linh hồn của thổi thuỷ tinh mình cho vua Louis XIV (Pháp), nhằm bảo vệ cô con gái bí mật của ông…”

Lớp học trong đêm ở La Pán Tẩn

Giang Thùy Linh |

Những con đường bêtông nhỏ hẹp chạy dài lên tận đỉnh núi dẫn tôi đến những bản làng của người Mông quanh năm chìm khuất trong sương núi. Xã La Pán Tẩn (huyện Mù Cang Chải - tỉnh Yên Bái) sau thảm họa lở núi kinh hoàng cách đây mấy năm đã bình yên trở lại.

Học phí với con công nhân: Nỗi lo mùa khai trường

Kim Anh - Lê Tuyết |

“Dù có vất vả bao nhiêu chăng nữa, tôi cũng chịu được hết, miễn là các con được đến trường. Cuộc đời làm công nhân của mình, có cái gì đáng giá ngoài con cái”. Tâm sự của chị Nguyễn T.N (33 tuổi, công nhân KCN Bắc Thăng Long, Hà Nội) cũng là tâm trạng chung của những ông bố, bà mẹ là công nhân mà chúng tôi đã tiếp xúc ở Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh. Họ phải vượt qua bao nỗi lo toan, gắng gượng đóng đủ các khoản phí học đường để con cái cắp sách đến trường cho bằng bạn, bằng bè.

Kết vải vụn, gửi tình thương nơi biển đảo

Trần Lưu |

Từ những mảnh vải vụn tưởng chừng bỏ đi, cô đã tận dụng để mang đến sự “ấm áp” cho người nghèo. Rồi những ngày Biển Đông “dậy sóng”, tình yêu quê hương đã thôi thúc cô nảy ra ý tưởng may những chiếc mền hoa từ hàng ngàn mảnh vải vụn, bên trong thể hiện rõ hình bản đồ Việt Nam với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - như tấm lòng của người dân quê hương Đồng Khởi gửi các chiến sĩ nơi đầu sóng ngọn gió, đang ngày đêm canh giữ vùng biển thiêng liêng của tổ quốc…

Kỳ 3: Hang Thoát Y Vũ - Sự thách đố con người ta trước những cám dỗ vật chất tầm thường

Khắc Dũng |

Cả già làng K’Bá và già làng Điểu K’Khen luôn nhắc đi nhắc lại với tôi rằng: Muốn vào hang Thoát Y Vũ và trở ra an toàn phải cởi bỏ tất tần tật mọi thứ có trên người và đặc biệt là gột rửa mọi thứ tham lam, thù hận, bẩn thỉu ở ngay trong đầu nữa!

Gà trống nuôi em

Nhật Hồ |

Cha mẹ đặt cho 5 anh em mỗi người một cái tên theo ước mơ rằng “Hồng - Đức - Thịnh - Vượng - Lợi”. Nhưng theo anh Thịnh, thịnh vượng đâu chẳng thấy, mà cái nghèo, cái khó cứ bám víu mấy anh em. Cha mẹ mất, anh Thịnh ở vậy làm “gà trống” nuôi đứa em tàn tật, 54 tuổi chưa dám mơ một bóng hồng...

Năm học mới của những học sinh “trọc đầu”

Nguyễn Văn Quang |

Một lớp học đặc biệt, với hơn 40 học sinh là các bệnh nhi mắc bệnh ung thư vừa được khai giảng tại Bệnh viện Ung bướu TP.Hồ Chí Minh. Phần lớn các em bị “trọc đầu” do hóa trị kéo dài. Lớp học được mở từ năm 2009, học vào chiều thứ sáu và sáng thứ bảy hằng tuần, nhằm giúp các bệnh nhi điều trị bệnh lâu dài được học chữ. Cô Đinh Thị Kim Phấn - người phụ trách lớp học này - cho biết, trong 5 năm qua, lớp có khoảng 400 em đăng ký học. Nhiều học sinh sau khi học đã biết chữ, biết làm tính, trong đó có khoảng 30% số học sinh đã được điều trị khỏi bệnh, trở về địa phương tiếp tục đến trường. Nhiều bệnh nhi cũng đã đạt được thành tích xuất sắc khi hòa nhập với cộng đồng

Thung lũng những người sống trên trăm tuổi

GHI CHÉP CỦA NGUYỄN HUY MINH |

Tây Bắc có - thiên - đường, tôi biết điều ấy khoảng 15 năm về trước, đó là một vùng thung lũng cẩm tú ẩn mật lửng lơ lưng chừng trời bốn mùa sương phủ. Cư dân người Thái, người Mông nơi này vạm vỡ, gieo ngô trên những sườn đồi dốc thót ruột, đi săn trong các vạt rừng ken dày cổ thụ ăn về tận thang gác nhà sàn. Và sống hàng thế kỷ. Có người đã sống qua tuổi 120.

“Chuyển” tim bên phải sang... bên trái

QUANG DUY |

Lần đầu tiên ở Việt Nam, đã có một ca ghép tim cho người bị tim bẩm sinh. Và đặc biệt hơn nữa ở em Phan Thị Tuyến (27 tuổi, ở TP.Yên Bái) - người được ghép tim thứ 11 này - là quả tim nằm bên phải. Kíp phẫu thuật Bệnh viện Việt - Đức đã thực hiện thành công ca ghép tim kỳ lạ, thậm chí chưa từng được ghi nhận trên y văn thế giới này.

Hang Thoát Y Vũ: Huyền thoại xưa và huyền thoại... nay

Khắc Dũng |

Trước khi 3 người chúng tôi (tôi, nhà báo Gia Bình của Báo Thanh Niên và chuyên viên Phòng Văn hóa - Thể thao huyện Cát Tiên Vũ Văn Tự) lên đường, Bí thư Huyện ủy Cát Tiên Huỳnh Văn Đẩu dặn đi dặn lại: “Cố gắng đi về trong ngày nhé! Nếu chiều muộn mới trở ra, gặp trời mưa, nước suối dâng cao thì coi như... đứt bóng giữa rừng!”.

“Nóng”, “lạnh” ở Vũng Áng: Formosa - cánh cổng đang dần khép lại

ĐĂNG KHOA - TRẦN TUẤN |

Kể từ sau sự kiện “nóng” vào ngày 14.5 và bây giờ trước thông tin sắp tới có khoảng gần 1 vạn lao động nước ngoài, chủ yếu từ Trung Quốc sẽ “đổ bộ” vào làm việc tại đại công trường Formosa, nhiều lao động địa phương khi tiếp xúc với phóng viên Báo Lao Động khẳng định một điều chắc chắn rằng, cánh cửa để công nhân Việt vào làm việc chính thức tại nhà máy này đang đóng lại...

Mại dâm, cặp bồ và những cuộc hôn nhân ngoại đầy may rủi

Đăng Khoa - Trần Tuấn |

Từ khi những công nhân ngoại, đặc biệt là công nhân Trung Quốc, “đổ bộ” Formosa làm việc, cuộc sống của người dân các xã Kỳ Liên, Kỳ Phương, Kỳ Long (huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) xáo trộn đến chóng mặt. Người người đua nhau xây nhà trọ, khách sạn cho thuê; hàng quán trương biển chữ tiếng Trung to tướng, để mời mọc những “thượng đế” người Trung Quốc. Rồi quán massage, tẩm quất mọc lên như nấm sau mưa và những cô gái quê giờ đây đã biết cặp bồ và lấy chồng ngoại…

Dũng “sóng thần”

A Hoa |

Nhiều đồng nghiệp đi công tác Thanh Hóa, lúc trở ra Hà Nội cứ bàn tán xì xầm với tôi: Anh có biết anh Dũng ở Na Mèo không? Dũng “sóng thần” ấy? Tôi lấy làm lạ, hỏi: Dũng làm sao à? Mọi người bảo, anh cứ làm một chuyến “công du” sẽ biết ngay thôi. Tôi “phi” một mạch vào Thanh Hóa với Dũng, xem “ông” này mồm ngang, mũi dọc ra sao mà được mệnh danh là khắc tinh của tội phạm ma túy cỡ... sóng thần.