Hết trợ cấp, học trò nghèo kêu cứu: Đành phải “làm liều”

Phước Bình |

Nguy cơ bỏ học hàng loạt của học sinh miền núi (Nam Giang, Quảng Nam) là điều đã hiển hiện trước mắt. Trả lời câu hỏi "Nghị định 74 đã hết hiệu lực, giờ phải làm thế nào để học sinh có sách vở và dụng cụ học tập?", thầy Phan Hùng Lực - Hiệu trưởng Trường THCS LaÊ (Nam Giang, Quảng Nam) trả lời: “Chúng tôi đã làm liều đăng ký mua dụng cụ học tập, sách vở cho các em học rồi sau đó tới đâu thì tới”.

Chưa thể rời “bầu sữa” hỗ trợ

Đắc Pre, Đắc Pring, La Ê… thuộc huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam là những xã thuộc khu vực biên giới Việt - Lào. Sự hỗ trợ kịp thời từ nhiều chính sách ưu đãi của Chính phủ bao năm qua tạo động lực phát triển kinh tế, xoá đói nghèo, lạc hậu cho đồng bào các dân tộc.

Biểu hiện đổi đời rõ nhất ở đây là giáo dục qua hệ thống trường học được đầu tư xây dựng cơ bản kiên cố và rộng khắp, nhờ giao thông đi lại đã thông thoáng hơn trước. Cuộc sống đỡ vất vả, đồng bào Cơ Tu khuyến khích, động viên con em đến trường ngày càng nhiều.

Trường THCS La Ê có 114 học sinh, tất cả đều là con em đồng bào dân tộc thiểu số. Những năm qua, số lượng học sinh đến trường ngày càng tăng, dù mức độ tư duy còn hạn chế nhưng đa phần các em rất chăm chỉ trong học tập.

Thầy Phan Hùng Lực - Hiệu trưởng trường THCS La Ê, huyện Nam Giang - cho biết: “Những năm qua số lượng các em đến trường học tập ngày càng nhiều. Những năm gần đây, việc học của các em chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ của Nhà nước, và đặc biệt là từ những nghị định quyết sách giáo dục của Chính phủ là sự chia sẻ gánh nặng chi tiêu cho học tập của các gia đình tại đây rất nhiều.

Nếu không có sự quan tâm hỗ trợ kịp thời này, theo tôi sẽ rất khó để các em được bố mẹ cho đến trường, kể cả trong hiện tại, vì thực tế đời sống của đại bộ phận người dân nơi này còn rất nghèo. Kiếm sống qua ngày đã khó, chứ nói gì đến việc đầu tư cho con em đến trường học tập”.

Một điểm học của Trường phổ thông Nam Giang, nơi có 450 học sinh, trong đó gần 80% là con em dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo 

Thầy Bùi Quốc Công - Phó hiệu trưởng trường phổ thông Nam Giang, nơi có 450 học sinh, trong đó gần 80% là con em dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, cận nghèo đến từ các xã trên địa bàn huyện tâm tư: “Dù có nhiều chính sách ưu đãi học sinh nơi đây, tuy nhiên con số học sinh bỏ học giữa chừng trong mỗi năm vẫn còn cao, tại trường cứ 1 năm lại có khoảng 20 em bỏ học vì nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu đến từ cái nghèo. Bởi vậy, việc duy trì “bầu sữa” Nghị định 74 đối với học sinh ở đây vẫn rất cần thiết”.

Cơm trắng chấm… muối sống và ớt xanh

Đa phần các trường học tại xã Đắc Pre, Đắc Pring… đều có khu ở nội trú cho cả thầy và trò theo dạy và học tại trường. Tuy nhiên, vì thuộc huyện miền núi, điều kiện sản xuất khó khăn, đường sá trắc trở, việc thiếu hụt thực phẩm, rau, củ, quả khiến cho nhiều trường học nơi đây phải trông chờ vào những chuyến hàng của thương lái ở miền xuôi chở lên cung ứng với giá cao ngất ngưởng.

Tại trường tiểu học liên xã Đắc Pre - Đắc Pring, nhiều học sinh không ở nội trú thì buổi sáng sẽ được bố mẹ chuẩn bị cơm nước để mang theo đến trường ăn vào giờ nghỉ trưa. Trong khi đó, tại điểm trường khác cạnh đó không xa, thầy cô phải nuôi heo, trồng thêm rau xanh để bổ sung cho mỗi bữa ăn của học trò.

Nhắc đến chuyện bữa ăn của học trò, thầy Công kể một câu chuyện ám ảnh: “Có lần, tôi vô tình thầy nhìn thấy vài học trò mang cơm đến trường để ăn và học tiếp buổi chiều. Tuy nhiên, tôi không tin vào mắt mình khi thức ăn của các em là muối sống giã với ớt xanh”.

Nhiều thầy cô tại đây cho biết, điều kiện hạ tầng như điện nước tại đây còn nhiều khó khăn. Trong khi đó, những căn nhà ở bán trú thì xuống cấp, mục nát, dột nước nhưng các em cũng phải ráng ở vì không còn cách nào khác.

Chưa hết, dụng cụ học tập, đồng phục học sinh thì có em có em không, lên lớp phải mượn qua lại nhau để dùng tạm. Thậm chí, có em chỉ có mỗi một bộ đồng phục với lý do từ phụ huynh: “Đồng phục này ít dùng bên ngoài nên chúng tôi thấy không cần thiết phải mua nhiều. Để tiền dành dụm mua gạo, phòng khi ốm đau nữa…”.

 Đường vào Trường THCS LaÊ (Nam Giang, Quảng Nam) cũng là một trong những khó khăn.

Thầy Công kể thêm: "Tại trường hiện có một em học sinh không thuộc diện được hỗ trợ của Chính phủ là em Nguyễn Đình Hoàng, học lớp 10C3. Em này có bố là người Kinh, mẹ là người Cơ tu, hiện đang sống tại xã Tà Bhing.

Theo quy định thì học sinh có bố mẹ là người dân tộc thiểu số hoặc người Kinh thuộc diện nghèo mới được nhận vào ở nội trú. Em này gia đình rất nghèo, nhưng lại không được công nhận là hộ nghèo bởi đã hết suất do còn có quá nhiều hộ nghèo hơn, trong khi dân tộc thiểu số thì Hoàng mới chỉ… một nửa!

Tuy nhiên do bố mẹ Hoàng thương con, quyết tâm cho con đi học đến cùng để kiếm cái chữ mong đổi đời nên nhiều lần đến trường khóc xin cho con vào nội trú, chúng tôi không đành lòng nên đành phải lách luật cho em ở nội trú, theo học tại trường”.

Nhiều cô thầy đang giảng dạy tại một số trường phổ thông tại huyện Nam Giang còn than rằng, họ đang rất lúng túng và lo lắng khi học trò đang thiếu thốn trăm bề.

Đơn cử, máy tính Casio là cần thiết, nhưng trong một lớp trung bình cứ 30 em thì chỉ khoảng chừng 5 em có máy. Đây cũng là một trở ngại khi giảng dạy theo hệ thống sách giáo khoa ở cấp phổ thông, đặc biệt những phương pháp tính toán cần thiết có máy tính Casio.

Ngơ ngác, lo lắng khi nguồn “ viện trợ” bị cắt

Năm học 2015-2016 bắt đầu, cũng là lúc nghị định 49/2010/NĐ- CP và nghị định bổ sung sửa đổi sau đó là 74/2013/ NĐ- CP quy định về việc miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí cho nhiều đối tượng học sinh, sinh viên hết hiệu lực thi hành, trong đó có học trò vùng sâu vùng xa, vùng biên giới.

Tuy nhiên, nhiều học sinh vẫn chưa biết đến điều này, nếu biết vẫn còn rất ngơ ngác về thông tin. Trong khi đó, nhiều thầy cô thì lo lắng, sợ khi nghị định hết hiệu lực thì các em sẽ lại rơi vào vòng xoáy của khó khăn, thiếu thốn.

Trở lại với chuyện “làm liều” của thầy Phan Hùng Lực, Hiệu trưởng trường THCS LaÊ (Nam Giang). Tôi hỏi “Trường làm liều rồi trường lấy đâu ra tiền để trả?”. Thầy Lực gãi đầu: “Chúng tôi tính sẽ phải vận động phụ huynh, đoàn thể hỗ trợ tiền để trả lại chi phí này. Tuy vậy đối với điều kiện kinh tế của đồng bào tại đây thì điều đó gần như bất khả thi”…

 Nguy cơ bỏ học của những học sinh này là rất cao nếu bị cắt "bầu sữa" hỗ trợ

Trong khi đó, thầy Bùi Quốc Công cho biết: “Hiện ở trường đã vào năm học mới, các em đã được trường cho mượn sách để học. Tuy nhiên, về dụng cụ học tập, sách vở, đồng phục thì chúng tôi cũng rất lo lắng vì đa số các em đang bí thế phải xoay tiền sắm sửa.

Những năm trước, nhờ Nghị định này, các em không phải đóng học phí, thay vào đó là được hỗ trợ thêm tiền chi phí học tập. Nhưng năm nay thì nghị định này hết hiệu lực thi hành rồi...”.

Nhiều em học sinh tại trường cho biết, các em hiện mới vào học, dụng cụ học tập tận dụng từ năm trước, nhiều em được gia đình dùng tiền trợ cấp từ năm ngoái để mua thêm dụng cụ học tập.

Một giáo viên xã La Ê huyện Nam Giang (Quảng Nam) trăn trở: “Chẳng biết nghị định này sắp tới sẽ như thế nào. Tuy nhiên, tại đây, nhiều trò có hoàn cảnh rất khó khăn, thậm chí là thiếu thốn trăm bề. Nhiều em đến nay chỉ có mỗi một bộ đồng phục cũ kỹ, chưa nói sách vở rất thiếu thốn. Không còn mấy ngày nữa là khai giảng chính thức, nhưng chưa thấy chính sách gì hỗ trợ…

Giả sử sau ngày 5.9 (ngày khai giảng) có chăng nữa thì phải giữa học kỳ 1 các em mới được trang bị sách vở, đồ dùng học tập. Thế thì thiệt thòi cho các em quá!".

Nghị định 49/2010/ NĐ- CP và 74/ 2013/ NĐ- CP hết hiệu lực, đồng nghĩa với việc các em phải tự đóng học phí cũng như tự trang trải cho chi phí đồng phục, sách vở, vật dụng… với một số tiền không hề nhỏ.

“Đây không còn là nỗi lo lắng mà là sự hoang mang không chỉ với phụ huynh học sinh mà còn cả với chúng tôi, những người đứng lớp bởi nguy cơ bỏ học hàng loạt của học sinh miền núi là điều đã hiển hiện trước mắt...”, thầy Công tâm sự.

Phước Bình
TIN LIÊN QUAN

Khai giảng năm học mới: Hàng vạn học trò nghèo kêu cứu vì hết trợ cấp

Đăng Khoa - Hưng Thơ |

Chính sách hỗ trợ cho học trò vùng cao, vùng dân tộc, vùng đặc biệt khó khăn theo chương trình 135 và Nghị quyết 30A của Chính phủ - phao cứu sinh cho học trò nghèo vùng cao vừa hết hiệu lực khiến hàng vạn học sinh khắp cả nước như "ngồi trên lửa" và không biết cầu cứu ai khi bước vào năm học mới. Các em đang cần lắm những tấm lòng của các nhà hảo tâm cũng như sự “nối mạch” được chính sách để thầy cô yên tâm đứng lớp, học sinh không phải “chân không, tay không” đến trường…

Phú Quốc biến thành “chợ đất” vì tin đồn sắp “lên” thành phố

Lục Tùng |

Phú Quốc bây giờ như “chợ đất” sau thông tin sắp "lên" thành phố. Ngành chức năng Kiên Giang thì cho là đã qua cơn “sốt” đất đai, nhưng thực tế cho thấy việc mua bán đất trên Đảo Ngọc vẫn hầm hập. Điều đáng lo hơn là giá đất tăng, mặt trái của đồng tiền đã giằng xé, làm thay đổi và thậm chí làm biến dạng hào lũy cuối cùng của “tình làng nghĩa xóm” trên Đảo Ngọc...

Sách Giáo khoa Hòa Phát: Chuỗi công ty con ngập trong nợ trái phiếu

Quang Dân |

Tháng 8.2021, Hưng Vượng Developer (Công ty con của Sách Giáo khoa Hòa Phát) đã huy động thành công lô trái phiếu trị giá 600 tỉ đồng. Song cũng trong tháng 8.2021, công ty này lại cho một cá nhân vay tín chấp 310 tỉ đồng với lãi vay lên đến 20%/năm.

Dân Hà Nội chọn đi tàu trên cao, tránh cảnh mưa lạnh, tắc đường

Kim Sơn |

Hà Nội - Thời tiết nồm ẩm kèm mưa phùn khiến việc tham gia giao thông đường bộ khó khăn, nhiều người dân Thủ đô đã chọn đi tàu trên cao Cát Linh - Hà Đông.

Đám cháy trên tàu chở hàng nghìn ô tô đã được dập tắt hoàn toàn

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Ngày 10.2, thông tin từ Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH) Công an tỉnh cho biết, đám cháy trên tàu Ah Shin đã được khống chế, dập tắt hoàn toàn.

Trả hồ sơ vụ nguyên Chủ tịch quận ở Đà Nẵng nhận hối lộ

THÙY TRANG |

Đà Nẵng - Chiều 10.2, xét thấy chứng cứ trong hồ sơ vụ án liên quan đến nguyên Chủ tịch quận Liên Chiểu ông Đàm Quang Hưng nhận hối lộ cần phải điều tra làm rõ thêm một số nội dung, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân TP Đà Nẵng đã quyết định trả hồ sơ vụ án cho Viện Kiểm sát nhân dân thành phố để điều tra.

Quốc Cơ - Quốc Nghiệp từng đi diễn đám cưới mưu sinh vì ngành xiếc thất thế

Hải Minh |

Nhiều nghệ sĩ xiếc cùng chung một mối bận tâm khi ngành xiếc đang không nhận lại được nhiều sự quan tâm.

Khám xét khẩn cấp Trung tâm đăng kiểm Hải Dương, điều tra việc nhận hối lộ

Mai Dung |

Chiều 10.2, Công an tỉnh Hải Dương thông tin, đơn vị đang điều tra vụ án “đưa và nhận hối lộ” tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 34-05D.

Khai giảng năm học mới: Hàng vạn học trò nghèo kêu cứu vì hết trợ cấp

Đăng Khoa - Hưng Thơ |

Chính sách hỗ trợ cho học trò vùng cao, vùng dân tộc, vùng đặc biệt khó khăn theo chương trình 135 và Nghị quyết 30A của Chính phủ - phao cứu sinh cho học trò nghèo vùng cao vừa hết hiệu lực khiến hàng vạn học sinh khắp cả nước như "ngồi trên lửa" và không biết cầu cứu ai khi bước vào năm học mới. Các em đang cần lắm những tấm lòng của các nhà hảo tâm cũng như sự “nối mạch” được chính sách để thầy cô yên tâm đứng lớp, học sinh không phải “chân không, tay không” đến trường…

Phú Quốc biến thành “chợ đất” vì tin đồn sắp “lên” thành phố

Lục Tùng |

Phú Quốc bây giờ như “chợ đất” sau thông tin sắp "lên" thành phố. Ngành chức năng Kiên Giang thì cho là đã qua cơn “sốt” đất đai, nhưng thực tế cho thấy việc mua bán đất trên Đảo Ngọc vẫn hầm hập. Điều đáng lo hơn là giá đất tăng, mặt trái của đồng tiền đã giằng xé, làm thay đổi và thậm chí làm biến dạng hào lũy cuối cùng của “tình làng nghĩa xóm” trên Đảo Ngọc...